Hội Nghị Vietnam Cyber Dialogue 3: Đối phó với Luật An Ninh Mạng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 31/3/2019 sắp tới đây, một lần nữa sự kiện Vietnam Cyber Dialogue (VCD, https://internetfreedomfestival.org/vietnam-cyber-dialogue) sẽ quy tụ nhiều thành phần quốc tế và Việt Nam gồm các chuyên gia an ninh mạng, đại diện bộ ngoại giao, XHDS và các phóng viên để thảo luận thách đố và giải pháp để nâng cao quyền tự do internet tại Việt Nam. Sự kiện được tổ chức cùng với Hội Nghị Tự Do Internet (Internet Freedom Festival – IFF) toàn cầu được diễn ra hàng năm tại thành phố Valencia, Tây Ban Nha trong tuần lễ 1-5 tháng Tư, 2019.

Đặc biệt, sau 3 tháng Luật An Ninh Mạng đã được thi thành, VCD lần này sẽ tập trung tìm giải pháp đối phó từ nhiều khía cạnh như: luật pháp, áp lực quốc tế, công ty internet và giải pháp kỹ thuật. Ngoài ra, những vấn đề như lan truyền mã độc để theo dõi người dân, dư luận viên, kiểm duyệt websites, bắt bớ cư dân mạng chỉ vì biểu đạt online tiếp tục là những mối đe dọa lớn cho nền tự do internet tại Việt Nam.

VCD được diễn ra hàng năm từ năm 2017 do Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Article 19 và Việt Tân đồng tổ chức. Mang hình thức bàn tròn và diễn ra nguyên ngày trong Hội Nghị IFF, VCD đặt Việt Nam ở hàng ưu tiên của Hội Nghị IFF và gia tăng sự hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác cổ vũ cho tự do internet tại Việt Nam. Qua VCD đã có những hợp tác như đo lường mức độ kiểm duyệt mạng; hỗ trợ kỹ thuật cho giới hoạt động qua No Firewall Helpdesk; và chuyển dịch công cụ an toàn mạng và vượt tường lửa.

Năm nay Hội Nghị IFF kỷ niệm 5 năm và tiếp tục là một trong những hội nghị Internet lớn nhất thế giới, có khả năng quy tụ hơn 1.000 chuyên gia, chức trách từ nhiều quốc gia, ký giả, XHDS, các nhà tài trợ từ hơn 100 quốc gia.

Trong hơn 15 năm qua mạng internet là tố chất quan trọng phá vỡ bưng bít thông tin tại Việt Nam. Với 60 triệu người dùng mạng, cộng với sự sáng tạo của giới trẻ và XHDS, internet đã giúp thúc đẩy không gian biểu đạt chính kiến và hoạt động cho XHDS. Trong bối cảnh này, quyền tự do internet là một trong những lãnh vực hoạt động ưu tiên của Việt Tân.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?