Hỏi nhanh – Đáp gọn: Về dự án sân golf của FLC tại rừng thông ở Đak Đoa, Gia Lai

Phối cảnh quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Gia Lai. Ảnh: FLC
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những gì bạn cần biết về một dự án khiến dư luận liên tục phản đối.

Ngày 14/6/2021 vừa qua, một nhóm các nhà hoạt động, các chuyên gia về chính sách, kinh tế, môi trường và trí thức thuộc nhiều lĩnh vực đã soạn thảo kiến nghị kêu gọi chính phủ hủy bỏ dự án xây dựng sân golf và khu phức hợp Đak Đoa, Gia Lai.

Bản kiến nghị đang thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều người.

Vì sao dư luận vẫn tiếp tục có ý kiến phản đối dự án này?

Bài viết dưới đây tổng hợp các vấn đề bạn cần biết về dự án.

Dự án được phê duyệt khi nào?

Ngày 1/4/2021, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sân golf Đak Đoa tại tỉnh Gia Lai, do tập đoàn FLC làm chủ đầu tư, có quy mô 174,01 ha. [1]

Dư luận phản đối vấn đề gì?

Theo kế hoạch đã phê duyệt, 155,93 ha rừng sản xuất sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng để thực hiện dự án. Dư luận phản đối việc biến đất rừng thành sân golf.

Nhưng ở đây là “rừng sản xuất,” đâu phải rừng tự nhiên?

Thông tin trên báo chí cho biết gần 156 ha này là rừng thông được trồng từ năm 1976. Sau 45 năm, khu rừng này đã phát triển thành một hệ sinh thái riêng biệt.

Trong một bài viết trên báo Người Đô Thị vào tháng 5/2021, các cư dân địa phương sống ở khu vực này đã dẫn phóng viên đến quan sát những mạch nước ngầm chảy ra từ đất ven rừng. [2] Người địa phương gọi đây là “nước giọt.” Đây là nguồn nước uống của họ.

Một gia đình người Bahnar đang lấy nước từ một “giọt” nước cạnh rừng thông. Ảnh: Thùy Linh/ Người Đô Thị.
Một gia đình người Bahnar đang lấy nước từ một “giọt” nước cạnh rừng thông. Ảnh: Thùy Linh/ Người Đô Thị

Cũng trong tháng 5/2021, tạp chí Kinh tế Sài Gòn đăng tải bài viết trích dẫn ý kiến Tiến sĩ Trương Văn Vinh, một chuyên gia lâm nghiệp, rằng rừng thông tuy là rừng trồng nhưng có vai trò quan trọng như rừng phòng hộ, giúp bảo vật đất, chống xói mòn rửa trôi, giữ nước và tạo sinh thái cảnh quan trong khu vực. [3]

Chuyển đất rừng thành sân golf có hậu quả gì?

Hậu quả trước mắt là thiếu nước. Dân địa phương sẽ mất đi nguồn cung cấp nước tự nhiên.

Bài viết trên tạp chí Kinh tế Sài Gòn dẫn thông tin về kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Gia Lai vào năm 2017, trong đó có kết luận “nguồn nước ngầm tỉnh đang suy giảm do diện tích rừng bị suy giảm.” [4]

Bài báo còn dẫn ý kiến của N.Q.Đ, một chuyên gia lâm nghiệp sống ở khu vực trên, cho biết trước đây giếng đào sâu khoảng 20-25 mét, nay có nơi phải đào sâu xuống 30-40 mét mới có nước.

Ô nhiễm nguồn nước đến từ hoạt động của sân golf là một mối lo khác.

Bài viết trên Tuổi Trẻ vào cuối tháng 4/2021 đăng tải ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP. HCM, cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm môi trường từ phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng để dưỡng cỏ trong sân golf. [5] Ngoài ra, sân golf khi đi vào vận hành sẽ phải khai thác nước ngầm để phục vụ tưới cỏ, càng làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu hụt nguồn nước trong khu vực.

Còn có hậu quả gì khác?

Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn ngày càng nghiêm trọng hơn là “nhờ” vào việc phá rừng.

Báo Lao Động trong bài viết vào tháng 7/2020 dẫn số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp cho thấy diện tích rừng của Việt Nam không ngừng suy giảm, mỗi năm hàng ngàn hecta rừng bị mất đi. [6] Trong đó, theo nhận định của Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng, một phần lớn nguyên nhân đến từ việc “chuyển đổi mục đích sử dụng.”

Các vấn đề kinh tế – xã hội cũng được cảnh báo, khi những dự án như làm sân golf chỉ phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ người giàu có, còn đa số người dân địa phương không được hưởng lợi gì.

Lợi ích từ dự án này là gì?

Chưa rõ những lợi ích kinh tế mà nó sẽ đem lại, nhưng theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khoảng 30 dự án sân golf được thực hiện đến nay, “nhiều trong số này doanh thu, lợi nhuận không như kỳ vọng.” [7]

Trước mắt, nhà đầu tư FLC đề xuất nộp ngân sách nhà nước 13,228 tỷ đồng cho 50 năm hoạt động của dự án. [8] Nghĩa là, mỗi tháng nhà nước thu được 22 triệu từ dự án này.

Dự án này chỉ làm sân golf thôi đúng không?

Không. Sân golf chỉ là giai đoạn một. Thông tin trên trang web của FLC cho biết tổng diện tích đất sử dụng của dự án là 500 ha, với mục tiêu xây dựng “quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái.” [9] Các hạng mục công trình bao gồm sân golf, trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, khu nhà ở biệt thự và liền kề, khu vui chơi – thể thao ngoài trời, v.v.

Nghĩa là, nếu dự án được triển khai đầy đủ, sẽ không chỉ có gần 156 ha rừng thông bị biến mất.

Rừng thông Đak Đoa, nơi sẽ được chuyển thành sân golf kết hợp khu du lịch nghỉ dưỡng. Ảnh: Quyết Hồ/ The Saigon Times
Rừng thông Đak Đoa, nơi sẽ được chuyển thành sân golf kết hợp khu du lịch nghỉ dưỡng. Ảnh: Quyết Hồ/ The Saigon Times

Người dân địa phương nói gì?

Phần lớn thông tin được báo chí nêu đều cho thấy người dân địa phương phản đối việc thực hiện dự án. [10]

Báo chí nói gì?

Từ khi có thông tin về dự án vào năm 2017, các báo đều có nhiều bài viết chất vấn về tính hợp lý của dự án.

Ngày 23/4/2021, báo Thanh Niên còn có bài viết với tiêu đề “Số dự án được phê duyệt tăng vọt cuối nhiệm kỳ.” Bài báo chỉ ra rằng trong tổng số dự án được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký phê duyệt suốt nhiệm kỳ, có đến 1/3 là được ký trong 65 ngày cuối cùng khi ông tại nhiệm. Dự án sân golf Đak Đoa nằm trong số này.

Bài báo bị gỡ bỏ ngay sau đó, bản sao được lưu trữ tại đây. [11]

Chính quyền nói gì?

Ngày 19/4/2021, Báo Chính phủ đăng bài viết phản hồi các “thông tin không đúng sự thật” về dự án sân golf Đak Đoa. [12] Trang Facebook “Thông tin Chính phủ” cũng đăng tải bài này như ý kiến chính thức của chính phủ. [13]

Nội dung của phản hồi khẳng định quy trình phê duyệt dự án được thực hiện đúng tinh thần trách nhiệm, dự án đã được rà soát, kiểm tra nhiều lần và được các bộ, ngành ủng hộ triển khai.

Theo bài viết, dự án sẽ giúp tỉnh Gia Lai không những “không mất rừng mà còn nhân đôi số rừng trồng lên.”

Chính quyền đã nói vậy rồi thì có gì để phản đối nữa?

Những cam kết của nhà đầu tư về việc bảo vệ hiện trạng rừng thông, di thực cây (đưa cây đến trồng ở một vùng khác) thay vì chặt bỏ, hay trồng thêm rừng đều không có căn cứ pháp luật nào hiệu quả để giám sát và bắt buộc thực hiện.

Chưa kể tập đoàn FLC đã có nhiều sai phạm phá rừng trong các dự án trước đó. [14]

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án sân golf Đak Đoa cũng chưa được công khai cho dư luận giám sát.

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Dự án đã được bật đèn xanh để triển khai, dù chính quyền và nhà đầu tư chưa có câu trả lời hợp lý nào trước những chất vấn của dư luận.

Như đã nói ở phần đầu, một đơn kiến nghị do các chuyên gia, trí thức và nhà hoạt động đứng tên đang kêu gọi chính phủ hủy bỏ dự án này.

Kiến nghị nêu ra 10 lý do, đồng thời cũng là 10 vấn đề lớn chưa được giải quyết của dự án.

Bạn có thể xem các nội dung đó tại đây. [15]

Nếu đồng ý với những vấn đề được nêu ra trong kiến nghị, bạn có thể cùng ký tên vào kiến nghị để yêu cầu chính quyền phải xem xét lại dự án này.

Yên Khắc Chính

Nguồn: Luật Khoa tạp chí

Tài liệu tham khảo:

[1]  Hiển T. (2021, April 23). Dự án sân golf Đak Đoa có làm mất rừng hay không? BAO DIEN TU VTV. https://vtv.vn/chinh-tri/du-an-san-golf-dak-doa-co-lam-mat-rung-hay-khong-20210423171319774.htm

[2]  Linh, N. T. (2021). Dự án sân golf Đak Đoa: phập phồng nỗi lo! Người Đô Thị. https://nguoidothi.net.vn/du-an-san-golf-dak-doa-phap-phong-noi-lo-28613.html

[3]  Từ sân golf Đak Đoa – phải chăng muốn phát triển thì phải hy sinh rừng? (2021). Kinh tế Sài Gòn. https://www.thesaigontimes.vn/td/316651/tu-san-golf-dak-doa–phai-chang-muon-phat-trien-thi-phai-hy-sinh-rung.html

[4]  Xem [3]

[5]  Hà, B. N. –. D. (2021, May 5). Nguồn cơn bùng nổ sân golf và những chuyện cần lo. Tuổi Trẻ Cuối Tuần – TTO. https://cuoituan.tuoitre.vn/van-de-su-kien/nguon-con-bung-no-san-golf-va-nhung-chuyen-can-lo-1581343.html

[6]  Long-Hữu Long V. (2020, July 6). Những hệ lụy từ mất rừng ngày càng nghiêm trọng. Laodong.vn. https://laodong.vn/xa-hoi/nhung-he-luy-tu-mat-rung-ngay-cang-nghiem-trong-817416.ldo

[7]  VnExpress. (2021, April 5). Gia Lai sắp có sân golf hơn 1.140 tỷ đồng. vnexpress.net. https://vnexpress.net/gia-lai-sap-co-san-golf-hon-1-140-ty-dong-4258461.html

[8]  Chính phủ cho phép sử dụng 155,93ha rừng sản xuất để làm sân golf. (2021). Tạp Chí Doanhnghiephoinhap.Vn. https://doanhnghiephoinhap.vn/thu-tuong-cho-phep-su-dung-155-93ha-rung-san-xuat-de-lam-san-golf.html

[9]  QUẦN THỂ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG SINH THÁI FLC GIA LAI. (2021). FLC. https://www.flc.vn/du-an/quan-the-du-lich-nghi-duong-sinh-thai-flc-gia-lai

[10]  Anh T. (2020, December 18). Người dân không đồng tình chuyển đổi 174 ha rừng thông thành khu thể thao. Báo Nông Nghiệp Việt Nam. https://nongnghiep.vn/nguoi-dan-khong-dong-tinh-chuyen-doi-174-ha-rung-thong-de-xay-san-golf-d279890.html

[11]  Hiệp, L. V. H. (2021, April 23). Số dự án được phê duyệt tăng vọt cuối nhiệm kỳ. Báo Thanh Niên. https://web.archive.org/web/20210423061006/https://thanhnien.vn/thoi-su/so-du-an-duoc-phe-duyet-tang-vot-cuoi-nhiem-ky-1372866.html

[12]  Xung quanh việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án sân golf Đak Đoa, Gia Lai. (2021). Baodientu.Chinhphu.Vn. http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Xung-quanh-viec-phe-duyet-chu-truong-dau-tu-Du-an-san-golf-Dak-Doa-Gia-Lai/428819.vgp

[13]  Facebook Thông tin Chính phủ (2021). https://www.facebook.com/thongtinchinhphu/posts/3900446256699199

[14]  Hiệp, T. (2021, April 27). Rừng ngày càng ít, sân golf ngày càng nhiều: Ai được lợi? Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2021/04/rung-ngay-cang-it-san-golf-ngay-cang-nhieu-ai-duoc-loi

[15]  KIẾN NGHỊ HỦY BỎ XÂY DỰNG SÂN GOLF VÀ KHÔNG XÂY DỰNG KHU PHỨC HỢP ĐAK ĐOA – GIA LAI. (2021). Avaaz.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.