Hỏi Trư

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phạm Văn Đồng ký công hàm dâng biển đảo năm 1958, lúc đó chế độ này còn hay mất?

Hoàng Sa bị giặc chiếm năm 1974 mà cả Hà Nội vẫn ngửa tay nhận thêm súng đạn từ giặc, thì lúc đó chế độ này còn hay mất?

Trường Sa bị giặc chiếm năm 1988, khi bộ đội ta được lệnh không nổ súng để lấy thân làm bia sống, thì lúc đó chế độ này còn hay mất?

Một nửa thác Bản Giốc, cả ải Nam Quan, hàng trăm cây số vuông đất đai dọc biên giới, hàng chục ngàn cây số vuông biển trên vịnh Bắc Bộ… bị đánh đổi bằng những đêm Nhất Dạ Đế Vương của lãnh đạo trong suốt thập niên cuối của thế kỷ 20, thì lúc đó chế độ này còn hay mất?

JPEG - 57.8 kb
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu tại phiên họp tổ các đại biểu Quốc hội chiều ngày 22/10: “Như vậy nội bộ mất ổn định, bên ngoài sẽ thừa cơ lật đổ chế độ. Mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất.” (Ảnh: Nguyễn Hưng)

Giặc liên tục công khai ra lệnh cấm biển hàng năm, năm này qua năm khác, và tha hồ bắn giết/ cướp tàu/cướp cá của ngư dân ta hàng chục năm nay, thì lúc đó chế độ này còn hay mất?

Giặc Tàu tùy tiện cắm dàn khoan HD-981 vào lãnh hải nước ta như ao nhà của nó, xong việc nhổ cọc bỏ đi, mà lãnh đạo ta chỉ dám phản đối bằng nước bọt suốt thời gian nó tha hồ “ngang ngược”, thì lúc đó chế độ này còn hay mất?

Chế độ này chưa từng dám nổ một viên đạn nào để giữ biển đảo, thậm chí, chưa từng dám điều tàu ra khơi bảo vệ ngư dân của ta, thì không thể đem chuyện mất đảo ra hù dọa nhân dân để bảo vệ chế độ.

Chính chế độ này hiến dâng biển đảo cho giặc Tàu, thì mọi người đều rõ như nhau là: Không cần chờ mất chế độ VN mới mất đảo.

Chỉ bọn giặc Tàu hoặc tay sai của chúng mới coi nhẹ chuyện VN mất biển đảo hoặc cương thổ nước nhà hơn là mọi thứ mất quyền mất lợi khác, trong mọi cách so sánh.

Chỉ bọn giặc Tàu hoặc tay sai của chúng mới khơi gợi và đặt nền móng ngu xuẩn/hèn hạ/nhục nhã cho nguyên tắc thần phục là: Thà mất biển đảo hơn mất chế độ.

Chỉ bọn giặc Tàu hoặc tay sai của chúng mới phun ra thứ lý luận đe nẹt nhân dân là: “Mất chế độ thì mất luôn biển đảo”.

Chỉ riêng bọn tay sai giặc Tàu mới nuốt trọng thứ lý luận đó như một đòn phản biện làn sóng phản đối chế độ sắp trải thảm đỏ rước giặc vào nhà trong tháng tới.

Lô gích thuận, như tấm gương phản ánh lòng dân, phải là và sắp thấy:

ĐỂ MẤT BIỂN ĐẢO THIÊNG LIÊNG THÌ SẼ KHÓ CÒN CÁI CHẾ ĐỘ ƯƠN HÈN Ô NHỤC NÀY! Nhớ lấy!

23/10/2015 – Tròn 147 năm Nhật Hoàng thay niên hiệu thành Minh Trị (Meiji – 明治時代).

Blogger Đinh Tấn Lực

Nguồn: Blog Đinh Tấn Lực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.