Hôm nay “Đặc khu, 99 năm”, ngày mai “Toàn Việt Nam, 1.000 năm”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ nhiều năm qua, rất đông dư luận thắc mắc về mật ước Thành Đô xảy ra vào năm 1990, qua đó các lãnh đạo CSVN là Đỗ Mười – Nguyễn Văn Linh – Phạm Văn Đồng đã đồng ý với lãnh đạo Bắc Kinh vào lúc đó là Giang Trạch Dân – Lý Bằng để Việt Nam trở thành một quận huyện của Trung Cộng vào năm 2020.

Dù sự hiện hữu của mật ước nói trên không được xác nhận, nhưng theo dõi cuộc thảo luận của Quốc Hội hiện nay, ai cũng thấy rằng dường như lãnh đạo CSVN đang lật lá bài tẩy mật ước, từng bước trắng trợn công khai hoá việc “giao hàng”, giao đất, giao biển và cuối cùng là giao toàn bộ nước Việt Nam cho Trung Cộng.

Khởi đi từ cái gọi là Công Hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, theo đó Phạm Văn Đồng, ở cương vị Thủ Tướng Chính Phủ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, đã công nhận Quần Đảo Hoàng Sa (lúc đó thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hoà) thuộc chủ quyền của Trung Cộng. Đây là văn kiện đầu tiên, lãnh đạo CSVN từ đó đã có những bước đi vững chãi trong tiến trình thực hiện Hiệp Định Thành Đô, biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Cộng.

Thực tế là đến năm 1974, khi Trung Cộng tấn công bằng vũ lực và trắng trợn chiếm Quần Đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì CSVN lặng thinh không một lời phản đối, đúng theo tinh thần bán nước của Công Hàm Phạm Văn Đồng năm 1958.

Và 14 năm sau, năm 1988, tức là 13 năm sau khi CSVN nắm trọn quyền trên đất nước, Đảng và Nhà Nước CSVN đã nhẫn tâm ra lệnh cho Quân Đội không được bắn trả và để cho 64 binh sĩ Việt Nam bị tàn sát thảm thương trước họng súng của Trung Cộng ở Đảo Gạc Ma và để Quần Đảo Trường Sa mất vào tay chúng. Hai năm sau đó, năm 1990, cái gọi là Hội Nghị Thành Đô như đề cập bên trên diễn ra mặc dù các lãnh tụ chóp bu của Đảng và Nhà Nước CSVN cố tình giấu nhẹm. Và kể từ đó nhiều sự kiện đã lần lượt xẩy ra, phù hợp với những chi tiết được rò rỉ liên quan đến nội dung của mật ước. Đó là:

  • Năm 1995, theo báo cáo của Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư Võ Hồng Phúc thì Việt Nam đã cho Trung Cộng thuê rừng. Diện tích rừng đã cho Trung Cộng thuê để khai thác được ước lượng đã lên tới 340.000 hecta, là một diện tích khổng lồ và nằm ở những địa điểm có tích cách chiến lược quân sự nên là một mối nguy cho an ninh, chính trị và quốc phòng Việt Nam.
  • Tình trạng người Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam mà không có sự kiểm soát hay giới hạn của Nhà Nước CSVN để sinh sống, mua đất, mua nhà, lấy vợ người Việt sinh con đẻ cái, được tin là nằm trong kế hoạch tằm ăn dâu của Trung Cộng. Ở Đà Nẵng và nhiều địa phương khác, tình trạng “Tàu hoá” đã trở thành phổ biến và quá đà khiến người dân Việt tại địa phương bực tức và lo ngại. Những khu phố Tàu với khách sạn, khu nghỉ mát, nhà cao tầng và chữ Tàu hiện diện khắp nơi. Một tình thế được đánh giá là tiến thoái lưỡng nan.
  • Năm 1999, với Hiệp Ước về Biên Giới và Hiệp Ước về Lãnh Hải năm 2000, CSVN đã giao cho Trung Cộng Ải Nam Quan 800 cây số vuông đất ở vùng biên giới Việt Hoa và 11.000 cây số vuông lãnh hải ở Vịnh Bắc Bộ.
  • Năm 2002 cho công ty Formosa của Đài Loan với sự cố vấn của Trung Cộng vào xây dựng nhà máy luyện Thép tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, đưa hàng ngàn công nhân Trung Quốc vào sống và làm việc. Đến tháng 4 năm 2016, nhà máy thép này đã gây ra thảm trạng ô nhiễm trầm trọng biển miền Trung Việt Nam. Cho đến nay công ty Formosa qua kỹ thuật lạc hậu của Trung Quốc chưa hề được cải thiện mà một trong những hậu quả cực kỳ tai hại song song với sự hủy hoại môi trường biển là tình trạng ngư dân Việt bị “quét sạch” khỏi những vùng biển liên hệ vì không còn cá họ không thể hành nghề và phải bỏ đi địa phương khác. Phải chăng đây là một bước chiến thuật quân sự thâm độc của Trung Cộng trong kế hoạch chiếm Việt Nam?
  • Song song với những kế hoạch thâm độc kể trên, chiếm đất, chiếm biển, biển người,… Trung Cộng, với sự hỗ trợ tích cực và miệt mài của các Thái Thú gốc Việt CSVN, song hành hủy hoại con người Việt Nam về nhiều phương diện biến người dân thành vô cảm về chính trị, mất gốc về văn hoá, bạc nhược về tinh thần và thể chất, suy đồi bại hoại về đạo đức, mất hẳn niềm tin và niềm tự hào dân tộc.

Và hôm nay, cụ thể hơn, Đảng và Nhà Nước CSVN đang chính thức và cụ thể giao từng phần lãnh thổ Việt Nam cho Trung Cộng, được trá hình dưới hình thức “cho thuê các đặc khu với thời hạn 99 năm”.

Lãnh đạo CSVN viện dẫn rằng cần cho thuê dài hạn như vậy để các nhà tư bản an tâm bỏ tiền ra đầu tư và từ đó giúp phát triển các đặc khu. Trong thực tế, ba đặc khu mà CSVN cho thành lập chỉ nhằm tổ chức ăn chơi, đánh bạc không hề xây dựng khu công nghiệp để phát triển kinh tế. Điều này cho thấy là kế hoạch xây dựng đặc khu của CSVN chỉ là nhằm bán đất nước với giá rẻ mạt để có tiền nuôi sống chế độ trong tình hình cạn kiệt ngân sách ngày hôm nay.

Từ khi mạng xã hội và toàn cầu hoá bùng nổ, sự lớn mạnh của một công ty hay sự phát triển của một khu vực không còn kéo dài quá 20 hay 30 năm mà chỉ từ 3 đến 7 năm. Một đặc khu có tiềm năng phát triển và mang lại lợi ích lớn hay không cũng chỉ nên nhìn trong tầm từ 10 đến 20 năm là cùng và không thể xa hơn.

Thứ nhất, khung thời gian vừa đủ để thành phần lãnh đạo ngày nay nhìn thấy trách nhiệm chứ không phó mặc cho thế hệ con cháu đến 99 năm.

Thứ hai, không cho bất cứ tư bản của quốc gia nào sở hữu đất đai quá dài vì có nguy cơ biến thành xâm thực lên tình hình chính trị.

Với tầm nhìn nói trên trong bối cảnh của thế giới ngày nay, sự kiện lãnh đạo CSVN cho Trung Cộng thuê đất 99 năm chỉ là gian kế che giấu tiến trình bán nước, mà thực chất là mỗi ngày Đảng CSVN lại dâng thêm một “đặc khu” mới cho Trung Cộng cho đến khi quỳ cả 2 gối dâng trọn “đặc khu Việt Nam” cho Trung Cộng và… vĩnh viễn?

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.