Hơn 80 Tổ Chức, Đoàn Thể gởi thư chung kêu gọi 3 quốc gia Anh, Nhật, Ấn bác bỏ yêu sách của Trung Cộng tại Biển Đông

Bác bỏ yêu sách chủ quyền tùy tiện, vô căn cứ của Trung Cộng tại Biển Đông. Ảnh: FB Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hơn 80 Tổ Chức, Đoàn Thể cùng đứng tên Lá Thư Chung kêu gọi Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ bác bỏ các yêu sách chủ quyền vô căn cứ của Trung Cộng tại Biển Đông.

Lá Thư Chung đã được gởi đến các bộ trưởng hôm nay, 24 tháng Tám 2020, để kêu gọi các nước này cùng lên tiếng như Hoa Kỳ và Úc Châu đã làm.

***

THÔNG BÁO

Ngày 24 tháng Tám, 2020

Kính gửi Quý Vị đại diện các cơ quan Truyền Thông và các Đoàn Thể, Tổ Chức

V/v Hơn 80 Cộng Đồng, Đoàn Thể Đứng Tên Trong Lá Thư Chung Gửi Ngoại Trưởng Anh Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ về tình hình Biển Đông

Kính thưa quý vị,

Ngày 13 tháng Bảy, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã công bố bản Tuyên Bố coi các yêu sách của Trung Cộng trên Biển Đông là hoàn toàn phi pháp. Mười ngày sau, chính phủ Úc Châu cũng đã gửi Công hàm đến Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng qua phán quyết Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) vào năm 2016, Trung Quốc không có “quyền lịch sử” ở Biển Đông và chủ trương “đường chín đoạn” là không có cơ sở pháp lý.

Hoa Kỳ và Úc Châu là hai quốc gia cùng với Nhật Bản, Ấn Độ nằm trong Bộ Tứ (Quadrilateral Alliance) đang liên kết trong chiến lược bảo vệ sự ổn định và hòa bình khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Nước Anh tuy nằm ở Âu Châu nhưng là quốc gia có nhiều gắn bó với Á Châu, nhất là với Hong Kong, đồng thời dự tính đưa Hàng Không Mẫu Hạm của Anh về tuần tra tại Biển Đông.

Nếu Nhật Bản, Ấn Độ và Anh kết hợp với Hoa Kỳ và Úc Châu lên tiếng mạnh mẽ về Biển Đông, chắc chắn sẽ không chỉ tác động lên nhiều quốc gia khác quan tâm vào việc chống lại sự hung hăng và xâm lấn của Trung Quốc, mà còn hỗ trợ trực tiếp lên các quốc gia như Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân có tư thế mạnh hơn để đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong tinh thần đó, một cuộc vận động giữa một số Cộng Đồng, Đoàn Thể tại hải ngoại nhằm thực hiện một Lá Thư Chung để gửi đến Bộ Ngoại Giao Anh Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ kêu gọi các quốc gia này cùng lên tiếng như Hoa Kỳ và Úc Châu đã làm.

Lá Thư Chung đã có hơn 80 Đoàn Thể, Cộng Đồng tại Âu Châu, Úc Châu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản ký tên chung, và đã gửi trực tiếp đến Bộ Ngoại Giao Anh Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản vào ngày 24 tháng Tám, 2020. Đồng thời, một số đoàn thể ký tên ở Nhật Bản đã hẹn gặp Bộ Ngoại Giao Nhật vào lúc 1 giờ 30 chiều ngày 24 tháng 8, giờ Tokyo, để trao Lá Thư Chung và vận động chính phủ Nhật Bản chính thức bác bỏ những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.

Chúng tôi mong mỏi quý vị cùng tiếp tay phổ biến Lá Thư Chung này một cách rộng rãi ở trong và ngoài Việt Nam, để góp phần tạo những thay đổi tốt đẹp tại Việt Nam và gia tăng bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Thay mặt các Đoàn Thể, Cộng Đồng ký tên vào Lá Thư Chung,

Đảng Việt Tân

Mọi chi tiết xin liên lạc Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951

(Đính kèm: Lá Thư Chung)

===
Lá Thư Chung của hơn 80 Cộng Đồng, Đoàn Thể gởi Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh, Nhật Bản và Ấn Độ

Ngày 24 tháng 8 năm 2020

Dân Biểu Dominic Raab
Bộ Trưởng Ngoại Giao và Khối Thịnh Vượng Chung Sự Vụ

King Charles Street
Whitehall, Westminster
London SW1A 2AH, United Kingdom

Ông Motegi Toshimitsu
Bộ Trưởng Ngoại Giao

2-2-1 Kasumigaseki, Chiyoda-ku,
Tokyo 100-8919, Japan

Tiến sĩ Subrahmanyam Jaishankar
Bộ Trưởng Ngoại Giao

E Block, Central Secretariat, New Delhi,
Delhi 110001, India

V/v: Bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông

Thưa Quý Bộ Trưởng,

Chúng tôi, những tổ chức ở khắp nơi trên thế giới ký tên dưới đây khẩn thiết kêu gọi Quý Vị, tiếp theo những tuyên bố của các chính phủ Hoa Kỳ và Úc Châu, hãy bác bỏ những yêu sách tùy tiện của Trung Quốc tại Biển Đông.

Là những quốc gia dân chủ vùng biển, Vương Quốc Anh, Nhật Bản, và Ấn Độ cùng có vai trò chủ chốt trong việc bảo vệ hòa bình và sự ổn định trong vùng qua việc củng cố sự tôn trọng những quy định luật pháp quốc tế. Yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc rõ ràng là bất hợp pháp, vi phạm Công Ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Điều này đã được tái xác định bởi phán quyết của Tòa Hòa Giải Thường Trực vào năm 2016 rằng yêu sách “đường chín đoạn” và “quyền lịch sử” của Trung Quốc không có giá trị.

Các cường quốc dân chủ cần phải cương quyết chống lại sự hung hăng và xâm lấn của Trung Quốc.

Chúng tôi kêu gọi các chính phủ của Quý Vị kết hợp với Hoa Kỳ và Úc Châu chính thức bác bỏ những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông để tái lập nền móng cho một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và an toàn.

Ký tên,

Âu Châu:

  • AfricaHongKongFrance (AHKF), Fabienne Engo và Alice Cheung, Đại diện
  • Câu Lạc Bộ người Đài Loan, Hsiang-Pin, Chủ tịch
  • Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Thụy Sĩ, Lm Giuse Phạm Minh Văn, Đại diện
  • Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan, Nguyễn Quang Kế, Chủ tịch
  • Cộng Đồng Việt Nam tại Liège, Lê Hữu Đào, Chủ tịch
  • Diễn Đàn Hoà Bình tại Na Uy, Nguyễn Đức Thiện, Đại diện
  • Gia đình Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa tại Hòa Lan, Trần Văn Thắng, Chủ tịch
  • Hội Ái Hữu Người Việt Miền Trung Tỵ Nạn Cộng Sản tại Âu Châu, Nguyễn Minh Chính, Chủ tịch
  • Hội Anh Em Dân Chủ, Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch
  • Hội Bảo Tồn Truyền Thống Moss Rygge, Trần Bửu Thọ, Đại diện
  • Hội Chuyên Gia Việt Nam tại Vương Quốc Bỉ, Ts Nguyễn Mộng Châu, Chủ tịch
  • Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Thụy Sĩ, Trần Hữu Kinh, Chủ tịch
  • Hội Người Việt Hjørring Đan Mạch, Phạm Cúc, Chủ tịch
  • Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne /Thụy Sĩ, Trần Xuân Sơn, Đại diện
  • Hội Người Việt Tự Do Đan Mạch, Nguyễn Thị Kim Hương, Chủ tịch
  • Hội Người Việt Tự Do tại Bỉ, Nguyễn Đức Hồ, Chủ tịch
  • Hội Người Việt Tự Do tại Liège, Nguyễn Xuân Thuấn, Chủ tịch
  • Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Stavanger, Minh Michael Nguyễn, Chủ tịch
  • Hội Sinh Viên Pháp cho một Tây Tạng Tự Do, Yangkey, Chủ tịch
  • Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức, Dr Phạm Duy Vũ, Chủ tịch
  • Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (đại diện 24 Hội Đoàn tại Đức), Bs Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ Tịch
  • Phong Trào Dân Quyền Anh Quốc, Phạm Văn Chính, Chủ tịch
  • Phong Trào Vovinam-Việt Võ Đạo Vương Quốc Bỉ, Võ Tân Tiến, Chủ tịch
  • Radio VNHN Âu Châu, Đinh Kim Tân, Chủ tịch

Canada:

  • Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Ottawa, Nguyễn Hà Quyên, Chủ tịch
  • Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu Toronto, Trần May, Chủ tịch
  • Hiệp Hội Đông Turkestan Canada, Tuyghun Abduweli, Chủ tịch
  • Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Ontario, Đồng Văn Minh, Chủ tịch
  • Hội Thanh Niên Tây Tạng khu vực Toronto, Sunny Sonam, Chủ tịch
  • Liên Đoàn Dân Chủ cho Trung Quốc, Sheng Xue, Chủ tịch
  • Liên Kết Canada-Hong Kong, Gloria Fung, Chủ tịch
  • Nhóm Hành Động Hong Kong Toronto, Mimi Lee, Chủ tịch
  • Tu Viện Trúc Lâm Canada, Thượng Tọa Thích Pháp Hoa, Viện Chủ
  • VOICE Canada, Đỗ Kỳ Anh, Chủ tịch

Hoa Kỳ:

  • Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, Nguyễn Văn Hải, Đại diện
  • Cộng Đồng Người Việt Nam Tại Massachusetts, Nguyễn H Khang, Phó Chủ tịch
  • Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận, Trần Quốc Anh, Chủ tịch
  • Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali, Phát Bùi, Chủ tịch
  • Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay, Nguyễn Tấn Lộc, Chủ tịch
  • Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Hạt Los Angeles, Nguyễn Thành Long, Chủ tịch
  • Cộng Đồng Việt Nam San Diego, Kim-Trang Đặng, Chủ tịch
  • Cộng Đồng Việt Nam Tự Do Hawaii, Paul Hạnh Nguyễn, Chủ tịch
  • Đài SBTN, Trúc Hồ, Tổng Giám đốc
  • Đảng Việt Tân, Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch
  • Đạo Cao Đài, Tuy Trinh, Phó Chủ tịch
  • Đền Thờ Đức Thánh Trần, Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch
  • Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu Nam California, Christy Đặng, Chủ tịch
  • Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo tại San-Leon, Huỳnh Công Tủ, Chủ tịch
  • Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Massachusetts, USA, Nguyễn Ngon, Chủ tịch
  • Hội Ái Hữu Không Quân tại Orlando, Nguyễn Văn Nhu, Chủ tịch
  • Hội Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa tại Orlando, Hồ Văn Tu, Chủ tịch
  • Hội Cao Niên Orlando, Huỳnh Thanh Nhơn, Chủ tịch
  • Hội Cựu Quân Nhân Orlando, Bùi Quang Dũng, Chủ tịch
  • Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam tại San Francisco, Phú Nguyễn, Chủ tịch
  • Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, Lê Sơn, Chủ tịch
  • Hội Đền Hùng San Diego, Hoach Tran, Chủ tịch
  • Hội Nghệ Thuật Tự Do tại Orlando, Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch
  • Hội Người Việt Quốc Gia Vùng Hoa Thịnh Đốn, Cường Đinh, Chủ tịch
  • Hội Phụ Nữ Cờ Vàng Vùng New England, Ngọc Thanh, Chủ tịch
  • Hội Phụ Nữ Massachusetts, Diane Huỳnh Thu Diệp, Chủ tịch
  • Hội Phụ Nữ tại Đông Vịnh, Loan Do, Chủ tịch
  • Hội Pine Hill Orlando, Phạm Ngọc Cữu, Chủ tịch
  • Hội Văn Hóa Giáo Dục Việt Mỹ Vùng Vịnh, Trần Thanh, Chủ tịch
  • Khu Hội Chính Trị Người Việt Vùng Đông Vịnh, Trần Thanh, Phó Chủ tịch
  • Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Stockton, Nguyễn Viết Quy, Chủ tịch
  • Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tại Houston, Nguyễn Thục, Chủ tịch
  • Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận, Đoàn Hữu Định, Chủ tịch
  • Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai, Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch
  • Thiền Viện Chân Nguyên – San Jose, Thượng Tọa Thích Pháp Đăng, Viện Chủ
  • Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam Hải Ngoại, Dương Đai Hải, Chủ tịch
  • Trung Tâm Cộng Đồng Người Việt Vùng Atlantic County, NJ, Nguyễn Tấn Anh Phi, Chủ tịch

Nhật Bản:

  • Hiệp Hội người Việt tại Nhật, Nguyễn Phương Khanh, Hội trưởng
  • Hội Nghiên Cứu các Vấn Đề về Biển Đông
  • Phong Trào Phản Đối Trung Cộng, Nguyễn Hà Kiến Quốc, Phát Ngôn Nhân

Úc:

  • Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch
  • Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Tiểu Bang Nam Úc, Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch
  • Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Tiểu Bang New South Wales, Paul Huy Nguyễn, Chủ tịch
  • Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Tiểu Bang Queensland, Bùi Trọng Cường, Chủ tịch
  • Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Tiểu Bang Tây Úc, Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch
  • Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Tiểu Bang Victoria, Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch
  • Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Vùng Lãnh Thổ Bắc Úc, Hoàng Văn Hữu, Chủ tịch
  • Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Vùng Lãnh Thổ Thủ Đô ACT, Lê Công, Chủ tịch
  • Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Tiểu Bang Queensland/Úc Châu, Nguyễn Thành Nhương, Hội trưởng
  • Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa/Liên Bang Úc Châu, Võ Minh Cương, Chủ tịch
  • Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa/Tiểu Bang Nam Úc, Ninh Duy Định, Chủ tịch
  • Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa/Tiểu Bang New South Wales, Võ Minh Cương, Chủ tịch
  • Hội Phụ Nữ Việt Nam Tiểu Bang Queensland/Úc Châu, Nguyễn Từ Hương Mai, Hội trưởng
  • Trường Việt Nam Canberra, Lữ Huyền, Hiệu trưởng
  • Vietnam Sydney Radio, Đoàn Kim, Giám đốc

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.