Khắc phục sợ hãi bạo lực trong đấu tranh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản chất của sự sợ hãi

– Sợ hãi là điều tự nhiên đến từ nhu cầu sinh tồn của con người, không có gì phải xấu hổ hay phải chối bỏ cảm nhận sợ hãi.

– Biết sợ đôi khi là điều cần thiết để bảo vệ sinh mạng chính mình, như biết sợ lửa nóng, sợ làm hại sức khỏe, sợ thú dữ… để tìm các biện pháp bảo vệ mình. Đây là những sự sợ hãi “tích cực”.

– Nhưng sự sợ hãi cũng có thể làm tê liệt nhận thức và phản ứng, ngăn chặn việc thực hiện điều cần thiết để bảo vệ bản thân và tha nhân, hủy diệt hạnh phúc và giam cầm con người trong ngục tù của lo âu hoặc đói nghèo và bạo lực. Do đó, vượt qua sự sợ hãi “tiêu cực” là điều thiết yếu để đem lại sự bình an, hạnh phúc trong tâm hồn cũng như đời sống của con người.

Các loại sợ hãi tiêu cực

– Sợ hãi mang tính đặc thù của cá nhân: thí dụ sợ nước vì đã có lần suýt chết đuối, sợ mầu đỏ, sợ ăn trái cây có nhiều hột, sợ bóng tối, sợ chiều cao… thường do bẩm sinh hoặc kinh nghiệm xấu, hoặc xáo trộn tâm lý/tinh thần đưa đến.

– Sự sợ hãi mà nhiều người cùng chia sẻ: như sợ chết, sợ rắn, sợ rớt máy bay, sợ đau, sợ bị đánh đập… Hầu hết con người đều sợ cái đau thể chất, vì vậy mà việc sợ hãi bạo lực là điều rất tự nhiên.

Cách khắc phục sự sợ hãi “bạo lực”

Mục tiêu bài viết này chỉ đơn cử phương pháp khắc phục bạo lực từ các chế độ độc tài/độc ác, nhất là trong công cuộc đấu tranh để giải thể những chế độ hà khắc này. Tuy nhiên, có những điểm trong bài cũng có thể áp dụng để vượt qua các sự sợ hãi khác trong đời sống.

1. Tìm đến những người cùng chí hướng, cùng quan điểm đấu tranh; tham gia hay thành lập nhóm/tổ chức. Sức mạnh của tập thể sẽ giúp cá nhân vượt qua sự sợ hãi. Đặc biệt, những hành động chung của tập thể – có huấn luyện, có kỷ luật – sẽ giúp gia tăng lòng tự tin và vượt qua sợ hãi.

2. Nghiên cứu, lên kế hoạch kỹ càng trước khi hành động cũng giúp cho chúng ta khắc phục được sự sợ hãi khi thực hiện.

3. Tìm hiểu và thu thập kinh nghiệm của những người đã từng trải nghiệm việc bị bắt, bị cầm tù, cách đương đầu của họ (thí dụ nuôi dưỡng hình ảnh ngày đoàn tụ với gia đình hoặc ngày vinh quang của đất nước để vượt qua sợ hãi khi bị bắt hay bị hỏi cung). Lên kế hoạch ứng phó để vô hiệu hóa hay giảm thiểu bạo lực cũng là một cách để tăng tự tin và vượt qua sự sợ hãi.

4. Trực diện, đương đầu với những đe dọa của bạo lực – sau một lần bị bắt, bị tù hay bị đánh thì sẽ hết sợ.

5. Lòng can đảm có khi là một bản chất tự nhiên, nhưng đa phần là nhờ sự tôi luyện, tự nhủ và khi có cơ hội, được ứng dụng để vượt qua sự sợ hãi.

6. Biết rõ về đối thủ – thí dụ họ sử dụng bạo lực vì chính họ cũng sợ hãi, hoặc họ cũng có con cháu trong hàng ngũ biểu tình – giúp chúng ta bớt/hết sợ hãi, và tìm được những phương thức hóa giải phản ứng bạo lực của đối thủ.

7. Tìm đến nguồn tin tôn giáo – sự cầu nguyện và tin tưởng có Đấng Trên phù hộ sẽ giúp con người vượt qua cơn sợ hãi.

8. Tạo sự tự tin cá nhân qua những thành tựu nhỏ trong đời sống, như việc làm, việc học, mối giao hảo với những người xung quanh… Từ đó, ta sẽ tự tin hơn trong đời sống và cũng vững chãi hơn trước thách thức của bạo lực.

9. Tạo niềm lạc quan trong đời sống, tin tưởng những điều tốt sẽ xảy ra, chân lý sẽ chiến thắng, ngày mai sẽ tươi sáng, có nhiều người tốt hơn kẻ xấu trong đời sống…

10. Nung nấu ý chí, niềm tin mãnh liệt vào lý tưởng phục vụ và chính nghĩa đấu tranh, biết việc mình làm là lẽ phải, là ước nguyện của toàn dân. Hãy:

a/ nhìn vào những điểm tích cực và những gương sáng trong lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới – những chế độ độc tài thường mang tính tự hủy, đồng thời trước sau gì cũng bị sức mạnh của dân tộc/của chính nghĩa hủy diệt, đào thải.

b/nhìn vào những điểm tích cực, những thành quả và các gương sáng trong công cuộc đấu tranh hiện tại, thay vì xoáy rọi vào những thất bại hay khó khăn.

11. Chẻ nhỏ các việc làm và ăn mừng thành quả của từng bước nhỏ. Dùng những bước nhỏ này làm nấc thang để đi lên, để tiến tới thành quả sau cùng. Cách suy nghĩ và hành xử này sẽ giúp chúng ta thêm tự tin và lạc quan. Đồng thời, là cơ hội để từng bước thao dợt bản lãnh vượt qua sự sợ hãi và gia tăng lòng can đảm. (thí dụ, bước đầu đăng một bài viết ca tụng tự do báo chí. Việc này sẽ giúp tăng lòng can đảm cho bước kế tiếp là trao đổi về nhu cầu tự do báo chí tại Việt Nam trên Facebook, kế đến là tham dự/chia sẻ trong những buổi hội thảo tại quê nhà).

TS Trần Diệu Chân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.