Khai quật cổ thành Thăng Long

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 8.5 kb
Bát sứ trắng mỏng trang trí in nổi hình rồng có chân năm móng, lòng in chữ Quan, đồ ngự dụng thời Lê Sơ.

Cuối năm 2003, Ngành Khảo Cổ Học Việt Nam đã đánh dấu một khúc quanh quan trọng khi phát hiện được Cổ Thành Thăng Long với hơn 3 triệu cổ vật đã được thu thập, trên một vòng đai 16.000 mét vuông đã được khai quật trong số 50.000 mét vuông dự trù khai quật, nằm dưới Quảng Trường Ba Đình, nơi mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dự tính xây dựng trụ sở Quốc hội mới. Theo Giáo sư Phan Huy Lê (xem bài viết bên dưới) thì đây là di tích, quần thể di tích nằm phía Tây của Hoàng Thành Thăng Long. Thành Thăng Long có ba thời kỳ thành lập: 1/Tiền Thăng Long, từ đời Đường, lúc đó là thành Đại La (thế kỷ 7-9), đến thời Đinh và Tiền Lê; 2/Thời kỳ Thăng Long: các thời Lý, Trần rồi Lê trung Hưng. Di tích các thời Hồ, thời Bắc thuộc còn rất mờ nhạt, thời Mạc vẫn chưa sáng tỏ lắm. Thời Lê Trung Hưng có vẻ rõ ràng. 3/Hậu Thăng Long: thành Thăng Long thời nhà Nguyễn, không còn được coi là kinh đô, đóng vai trò một thành phố phía Bắc. Trong những di tích khai quật được hiện nay gồm bệ đá khắc hoa sen, hình rồng, đầu chim phượng hoàng, hình chim uyên ương, gạch vồ, gạch lát nền , gạch úp nóc, bình gốm, các đồ dùng sinh hoạt gia đình bằng gốm, tiền đúc… bước đầu được xác định là các thời Lý, Trần, Lê và một số đồ gồm Nhật Bản và Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là khi đào sâu xuống độ 2 mét so với bề mặt đường phố hiện nay, đã xuất hiện các tầng kiến trúc chống xếp lên nhau. Theo các nhà khảo cổ thì thuộc các thời Đại La (7-9), thời kỳ Tiền Lê (thế kỷ 10), thời Hậu Lê (15-18) cho đến thời nhà Nguyễn (19-20).

JPEG - 14.1 kb
Mảnh tháp sứ trắng trang trí rồng thời Lý.

Tại đây cũng phát hiện nhiều di vật như gạch, ngói, gốm, sứ, súng thần công, đồ kim loại, đầu rồng, phượng… Dấu vết của cung điện xưa hiện khá rõ qua các trụ sỏi, trong đó một số trụ bên trên còn nguyên chân đế bằng đá và có chạm khắc hình hoa sen tinh xảo. Cung điện này được xác định nằm ở phía Tây Hoàng Thành với diện tích 1000 mét vuông và dài khoảng 60 mét. Trong cung điện có 9 gian, 10 hàng cột, mỗi cột cách nhau 5,75 m. Trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam, có thể nói chưa bao giờ tìm được một nền móng cung điện to lớn như vậy. Nhờ phát hiện nói trên mà chúng ta có thể hình dung thành Thăng Long xưa tọa lạc trên một vùng đất thấp hơn so với nền đất ngày nay và cũng giúp chúng ta hiểu được đôi nét về đời sống của cư dân Thăng Long xưa. Người Hà Nội trước nay vẫn tự hào có lich sử 1000 năm văn hiến, nhưng có lẽ do sơ suất của các sử gia nên đến nay không có một văn bản nào ghi nhận chính xác tọa độ của thành Thăng Long. Sự kiện phát lộ một phần thành Thăng Long vì vậy đã thu hút sự chú ý của người dân và dấy lên niềm tự hào về cha ông chúng ta. Việc khai quật cổ thành Thăng Long có thể còn kéo dài cả năm với những thảo luận để xác định tính lịch sử và thời đại của các vật thu thập được. Nhưng dù sao đi nữa, sự khai quật cổ thành sẽ tạo ra một di tích cho Việt Nam, để thu hút đông đảo giới quan tâm đến thấy tận mắt những di tích của Tổ Tiên.


Thành cổ Thăng Long – Hà Nội một di sản văn hóa vô giá

GS Phan Huy Lê

Việc phát hiện dấu tích hoàng thành Thăng Long tại khu vực Ba Đình (Hà Nội) là một thành tựu lớn của đất nước trong năm 2003. Giáo sư Phan Huy Lê, với một góc nhìn chuyên môn qua bài viết sau đây đã cho biết vài nét về di sản văn hóa vô giá này.

Theo Luật Di sản văn hóa, trước khi thực hiện dự án xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) tại Ba Đình, trên khu vực nằm giữa các đường phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn, Chính phủ giao Viện khảo cổ học tiến hành khai quật trên diện rộng, đã khai quật trên diện tích hơn 16.000m2. Đây là quy mô khai quật khảo cổ học lớn nhất ở Việt Nam và cũng vào loại lớn ở Đông – Nam Á. Từ đó đã phát lộ một phức hệ di tích – di vật rất phong phú, đa dạng từ thành Đại La (thế kỷ 7 – 9) đến thành Thăng Long (thế kỷ 11 – 18) và thành Hà Nội (thế kỷ 19).

JPEG - 23.8 kb
Thạp gốm hoa nâu trang trí hoa sen thời Trần.

Trên cơ sở phát hiện khảo cổ học này, các nhà khảo cổ học còn phải dành nhiều thời gian để chỉnh lý hiện vật và hoàn chỉnh hồ sơ khoa học về các di tích, di vật. Về phương diện khoa học, các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành liên quan như khảo cổ học, sử học, kiến trúc, văn hóa, địa lý, địa chất, môi trường…, cũng cần có nhiều thời gian để nghiên cứu, thảo luận hàng loạt vấn đề như cảnh quan tự nhiên, cấu tạo của các sông, hồ, quan hệ giữa các lớp đất; tên gọi, chức năng, niên đại của các di tích kiến trúc; cấu trúc của khu di tích và sự biến đổi qua các thời kỳ lịch sử; phân loại và xác định nguồn gốc, niên đại các di vật…

Đây là di tích của một phần phía tây Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng thế kỷ 11-18, ngược lên thành Đại La thế kỷ 7-9 và kéo dài đến thành Hà Nội thế kỷ 19.

Khu di tích bộc lộ một bề dày lịch sử từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 19 gồm thời tiền Thăng Long, thời Thăng Long và Hà Nội. Các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau qua nhiều thời kỳ lịch sử một cách khá liên tục. Thật hiếm có một khu di tích lịch sử – văn hóa trải dài qua nhiều thời kỳ lịch sử như vậy giữa vùng đất trung tâm của thủ đô và cũng thật hiếm có thủ đô một nước có lịch sử lâu đời lại phát hiện một quần thể di tích chảy dài suốt bề dày lịch sử như vậy.

JPEG - 10.6 kb
Chậu gốm hoa nâu thời Trần.

Các di tích kiến trúc gồm nền móng, chân cột, từng đoạn tường gạch, từng đoạn đường và nền lát gạch hay móng sỏi cùng với hệ thống thoát nước, giếng nước, dấu vết “ngự hà”, hồ sen…, tất cả cho thấy quy mô hoành tráng và diện mạo cụ thể của bộ mặt một phần Hoàng thành Thăng Long xưa mà nguồn tư liệu chữ viết và bản đồ cổ không thể nào phản ánh hết. Có một di tích cung điện thời Lý – Trần, qua trụ móng chân cột cho thấy gồm 10 hàng chân cột, chín gian, rộng 27m, dài 62m, lớn hơn các cung điện ở cố đô Huế và những kiến trúc cổ còn được bảo tồn đến nay. Đã phát hiện những giếng nước của các thời từ Đại La đến Lý, Trần, Lê và Nguyễn. Bên bờ “ngự hà” tìm thấy trụ móng của một loại kiến trúc lạ gồm sáu chân cột hình tròn chung quanh và một chân cột hình vuông ở giữa, như một thứ “lầu lục giác” thưởng ngoạn bên sông.

JPEG - 24.8 kb
Nắp hộp men lục trang trí rồng thời Lý.

Các di vật với khối lượng rất lớn và loại hình rất đa dạng gồm vật liệu kiến trúc như gạch (gạch trơn, gạch hoa, gạch lát, gạch xây tường), ngói (ngói ống với đầu ngói, ngói yếm…), chân cột bằng đá, nhiều đoạn cột gỗ lim…; vật dụng cung đình, đồ trang sức, gốm sứ Việt Nam qua các thời, gốm sứ Trung Quốc, Nhật Bản (gốm Hizen), Trung Đông; tiền đồng với nhiều niên hiệu khác nhau; vũ khí (súng thần công, kiếm, đao, mũi tên…), trong đó có những di vật vào loại hiếm quý hay lần đầu tiên phát hiện. Chân cột đặt vững chãi trên những bệ đá chạm hình hoa sen đặc trưng của thời Lý, Trần, dưới là trụ móng sỏi và gạch vụn sâu trên dưới 1m. Đầu ngói ống và tượng đất nung trang trí trên diềm mái nhà với những hoa văn hình rồng, phượng, uyên ương, hoa lá… rất đẹp và tinh tế. Gốm sứ cung đình có in chữ “Quan” gồm nhiều loại hình, đạt trình độ cao. Đã tìm thấy khuôn đúc đồ gốm sứ và những phế phẩm kết dính thành chồng, chứng tỏ có những lò sản xuất sản phẩm gốm sứ cao cấp tại kinh thành Thăng Long. Gạch cũng mang chứng tích niên đại cụ thể với những chữ khắc như: “Giang Tây quân” (đời Đường), “Đại Việt quốc quân thành chuyên” (thời Đinh, Tiền Lê), “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” (1057), các phiên hiệu quân đội tham gia xây dựng kinh thành như “Tráng Phong quân”, “Vũ Kỵ quân”, “Hổ Uy quân”…, dân phu các châu huyện như “Thu Vật huyện, Thu Vật hương”, tên cung điện như “Trường Lạc khố” (Trường Lạc là Hoàng hậu của vua Lê Thánh Tông)… Các di vật này cho thấy trình độ kỹ thuật và nghệ thuật cao của nước Đại Việt và quan hệ giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài.

JPEG - 9.7 kb
Chậu sứ trắng thời Lý.

Về phương diện lịch sử, phát hiện khảo cổ học này cung cấp nhiều cứ liệu khoa học để xác định vị trí trung tâm của thành Thăng Long – Đông Đô – Đông Kinh, để hiểu thêm mối quan hệ giữa thành Đại La với thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội thời Nguyễn. Thành Đại La qua nhiều lần xây dựng, từ Tử Thành do Khâu Hòa xây năm 618 chỉ 900 bộ (khoảng 1,65 km), La thành do Trương Bá Nghi xây năm 767 rồi Triệu Xương đắp thêm năm 791, thành Đại La do Trương Chu xây năm 808 mà La thành bên ngoài dài 2.000 bộ (khoảng 3,70 km) rồi Cao Biền mở rộng thêm thành 1.980 trượng (khoảng 6,15 km), ngoài có đê dài 2.125 trượng (khoảng 6,50 km). Đó là tòa thành có quy mô lớn nhất trong thời Bắc thuộc. Tại khu vực khai quật, đã tìm thấy dấu tích thành Đại La trên cả bốn khu A, B, C, D, chứng tỏ vùng này nằm trong thành Đại La. Bên trên dấu tích Đại La là di tích kiến trúc và các di vật thời Lý. Điều đó chứng tỏ vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về “đô cũ của Cao Vương ở thành Đại La” đúng như Chiếu dời đô, đổi tên là thành Thăng Long và buổi đầu đã sử dụng tòa thành này cùng một số kiến trúc có sẵn rồi sửa sang, xây dựng thêm những cung điện mới. Phạm vi của Hoàng thành mà thời Lý, Trần gọi là Long Thành, Phượng Thành, Long Phượng Thành, từ thời Lý, Trần sang Lê sơ thay đổi như thế nào còn phải nghiên cứu thêm, nhưng qua phát hiện khảo cổ học ở Ba Đình thì rõ ràng vùng này nằm về phía tây của khu trung tâm hay nói cách khác là một bộ phận phía tây của Hoàng thành xưa. Thời Lê sơ, trung tâm điểm của Hoàng thành là điện Kính Thiên dựng năm 1428, xây lại năm 1465 với lan can bằng đá chạm rồng năm 1467 nay vẫn còn trong thành Hà Nội. Khu vực khai quật nằm về phía tây của điện Kính Thiên này. Sang thời Nguyễn, thành Hà Nội xây năm 1805 theo kiểu vô-băng (vauban).

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.