Khao khát tháng Tư

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đời sống xa quê có trăm niềm vui nhưng có vạn nỗi buồn.

Buồn cho những số phận ly hương, tìm kiếm hơi thở tự do trên đất khách. Buồn cho quê nhà vẫn còn bị loài sâu bọ cộng sản độc tài gậm nhấm, dày xéo từng ngày từng giờ.

Sự phẫn uất cũng đã lên đến tột cùng, khi nhìn thấy những con dân Việt đang phải sống lưu vong ngay chính trên quê cha đất Tổ của mình: bà con Dương Nội, giáo xứ Cồn Dầu, vườn rau Lộc Hưng v.v…

Tất cả đã xuất phát từ Ngày Định Mệnh Đau Thương: 30 tháng 4 năm 1975.

Đây là ngày mà chế độ CSVN đã vùi dập cả một thế hệ thanh niên đầy sức sống, phải gác lại tương lai lên đường “Bảo Quốc An Dân” để xây dựng một miền Nam tự do, thanh bình và trù phú, xứng đáng với danh hiệu “Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông”.

Hàng trăm ngàn người trong số họ bị lùa vào những trại tù cải tạo không biết ngày về. Không những thế, chế độ CSVN còn tổ chức trả thù, đánh tư sản gia đình Nguỵ quân – Nguỵ quyền: cướp sạch, đốt sạch, gom hết tài sản của dân lành miền Nam mang ra nuôi miền Bắc. Họ tịch thu nhà cửa, đày ải người thành thị về vùng kinh tế mới: trồng khoai mì, ăn bo bo sống tạm bợ qua ngày, để gọi là xây dựng khu kinh tế mới.

Với những hành xử “cạn tầu, ráo máng”, trả thù nhỏ nhen đầy hận thù như vậy, những con người ngạo mạn “đứng trên đỉnh cao trí tuệ loài người” dám mạnh miệng tự hào rằng họ đã giải phóng miền Nam nghèo đói.

44 năm nhìn lại Việt Nam ngày nay, xin hỏi: “ai đã giải phóng ai?”

Trớ trêu thay, Hiệp Định Paris 1973 được gọi là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhưng chữ ký trên Hiệp Định chưa ráo mực, lực lượng Cộng sản miền Bắc đã xé bỏ Hiệp Định, xua quân cưỡng chiếm Miền Nam.

Kể từ Tháng 4 đen tối đó, hơn 2 triệu người Việt đã trốn chạy cộng sản và ngày hôm nay sự trốn chạy vẫn tiếp tục dưới nhiều hình thức, không bao giờ dừng lại cho đến khi nào chế độ bạo tàn này sụp đổ. Cuộc bỏ phiếu bằng chân liên tục diễn ra hơn 4 thập niên qua đã cho thấy bản chất của chế độ cộng sản không bao giờ thay đổi: độc Đảng cai trị thì chỉ toàn là cướp bóc, tham nhũng có hệ thống, hành xử vô pháp, vô nhân, tàn bạo với người dân.

Một chế độ thối nát như vậy làm sao giành được sự ủng hộ của dân? Thực tế chỉ thấy sự bất mãn ngày càng gia tăng, ngay cả trong khối cán bộ, đảng viên.

Hơn 40 năm qua, CSVN đã phải đối diện với những làn sóng chống đối liên tục, từ công khai đến ngấm ngầm trên mọi lãnh vực. Những cuộc đấu tranh tự phát đã bộc phát khắp nơi từ sự đứng dậy của nông dân Thái Bình, của bà con tiểu thương Hà Nội, Sài Gòn, bà con Đồng Tâm, Thủ Thiêm, vườn rau Lộc Hưng, bà con nạn nhân của Formosa…

Nhìn cho kỹ, một chế độ luôn khoe khoang là “dân chủ gấp vạn lần tư bản” có khác gì Con Buôn Dân Chủ, luôn ra rả tuyên truyền và lợi dụng 2 chữ Dân chủ theo pháp luật nước CHXHCNVN để đổi lấy những đàm phán kinh tế, viện trợ quốc tế, để nuôi bộ máy cầm quyền, cai trị được lâu hơn.

“Thiên đàng chủ nghĩa” càng ngày càng nhiều tù nhân lương tâm, nhiều người di tản hoặc bị trục xuất khỏi quê hương một cách âm thầm trong sự xót xa, đầy tủi nhục vì bị CSVN xếp vào hàng “bè lũ phản động”.

Tháng 4 lại về, nỗi buồn thời cuộc tuy còn đó nhưng niềm vui chung, niềm khát khao về một nước Việt Nam Dân chủ – Tự do, chưa lúc nào lại hiển hiện mạnh mẽ như ngày nay. Đã xuất hiện hàng hàng lớp lớp những người con ưu tú, đầy nhiệt huyết, can trường, vượt qua nỗi sợ hãi, đứng lên đấu tranh chống độc tài, bất công, tham nhũng.

Họ là những thanh niên sinh viên, bà con nông dân, bà con ngư dân, những người lao động bị bóc lột… đang mạnh mẽ lên tiếng đòi lại Nhân phẩm và tất cả những Quyền cơ bản của con người đang bị đảng CSVN chà đạp một cách trắng trợn trên quê hương Việt Nam.

Tưởng niệm tháng 4 đen năm nay, chúng ta cần có một tinh thần khác. Đó là tinh thần chuẩn bị cho ngày quật khởi vào tháng 4 năm 2020, để toàn thể dân tộc không còn thảm kịch “triệu người vui lẫn triệu người buồn” mà sẽ cùng nắm tay nhau, đẩy lùi ngày 30 tháng 4 vào quá khứ.

Đánh dấu 45 năm cả nước chìm đắm trong ngục tù tối tăm của chủ nghĩa phi nhân và phi dân tộc, 30 tháng 4, 2020 sẽ khởi đầu một kỷ nguyên Dân chủ, Tự do, Hòa bình và Thịnh vượng để Việt Nam có một tương lai hoàn toàn tốt đẹp khi dân số đạt mức 100 triệu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.