Khi những kẻ đốn mạt “trồng người”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Hồ, lúc sinh thời, có câu nói nổi tiếng về vai trò quan trọng của Giáo dục “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói này cũng như nhiều câu khác của ông, về sau, bị người ta phát hiện là của những bậc vĩ nhân khác. Ở đây, ông Hồ đã mượn lời của Quản Trọng – một nhà chính trị và tư tưởng bên Tàu, trong sách Quản Tử, Quyền Tu, trang 53, có ghi “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc; thập niên chi kế mạc như thụ mộc; chung thân chi kế mạc như thụ nhân”.

Có lẽ, ông Hồ không có thói quen trích dẫn nguồn gốc những tác phẩm mình tham khảo, mà đáng nhẽ, một người trí thức biết tự trọng cần phải nắm rõ và tuân thủ. Chẳng thế mà ông đem nguyên cả tập thơ Ngục trung nhật ký của một người bạn tù cùng phòng, đã chết, làm như sáng tác của mình, để rồi tha hồ cho đám “con dân” tung hô ông là “danh nhân văn hóa UNESCO” mà hỏi ra thì ngay cả cái ủy ban này không biết chuyện ông Hồ trở thành “danh nhân văn hóa” từ lúc nào.

Hồi đó, thật may cho ông Hồ là chưa có luật bản quyền. Được chế độ suy tôn là “cha già dân tộc”, việc ông Hồ “đạo văn”, có lẽ, đã tạo ra “tấm gương sáng” cho những thế hệ “trồng người” sau này. Những sản phẩm “vừa hồng vừa chuyên” của sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa “bốn lần vinh quang” của đảng CSVN, quả thực, đã và đang đưa nền giáo dục nước nhà lên một “tầm cao mới” về sự gian dối, vô sỉ.

Câu chuyện thi cử ở Hà Giang đang dấy lên làn sóng phẫn nộ của cả xã hội khi 114 thí sinh với 330 bài thi, hầu hết có nguyện vọng vào các trường công an, quân đội, được nâng điểm để trở thành thủ khoa của các trường đại học danh giá nhất Việt Nam. Công luận thì sôi sùng sục, nhưng quan chức bộ giáo dục thì cứ như không.

Ông giám đốc Sở giáo dục Hà Giang trả lời báo chí tỉnh queo “chuyện này không có gì quá đặc biệt” và ông Bộ trưởng Nhạ sau một hồi im thít cũng “níu no” trên nghị trường là “đề thi năm nay nhẹ nhàng, học sinh làm tốt” và “sai phạm Hà Giang chỉ là lỗi cá nhân”. Không những thế, ông Nhạ còn được văn phòng chính phủ có công văn khen ngợi khi đã phát hiện sớm “sai phạm” ở Hà Giang. Trong khi, lần lượt các tỉnh thành như Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình, bến Tre, Bạc Liêu… cũng đang bị điều tra bởi nghi vấn gian lận và yêu cầu chấm thẩm định. Không rõ vụ này, dù được văn phòng chính phủ của anh Phúc “bảo kê”, ông Nhạ liệu có “sóng yên, bể lặng” được không?

Thực ra, ông giám đốc Sở giáo dục Hà Giang hoàn toàn có lý khi cho rằng “chuyện không có gì quá đặc biệt”; bởi vì sự gian dối trong bằng cấp, thi cử ở xứ này là “chuyện thường ngày ở huyện”. Chẳng phải phần lớn quan chức từ cấp cao nhất cho đến cấp thấp nhất ở chính quyền đang xài bằng giả, bằng đểu, khai man lý lịch hay sao?

Xét cho cùng thì việc gian lận ở kỳ thi tốt nghiệp 2018, nếu so với sự gian lận bằng cấp của các quan chức đang tại vị, hẳn nhiên, là chuyện quá đỗi bình thường. Điều không bình thường ở chỗ, là mấy tỉnh thành miền núi này với số điểm cộng ưu tiên khu vực đã chiếm hầu hết suất vào các trường đại học khối an ninh, quân đội mà con cái quan chức Hà Nội dù có đạt điểm tối đa cũng không thể nào chen chân nổi. Hơn ½ số thí sinh khối A1 có điểm cao chót vót đều ở Hà Giang và chưa kể tới Lạng sơn, Hòa Bình, Bạc Liêu…

Nếu tính với “thời giá” khoảng 10 năm trước cho một suất vào học viện an ninh hay quân y… những “trường thơm” của khối quân đội đã có giá 500 triệu đồng. Con số 330 thí sinh được nâng điểm ở Hà Giang quả là một “miếng lớn” mà các quan chức sở giáo dục, Hà Giang đã “đớp” quá đà mà quên mất “quan trên nhắm xuống, người ta trông vào”. Nhẽ nào, con cái các “quan bác” ở Hà Nội lại thua kém con mấy anh quan hàng huyện ở cái xứ “tọc” Mù Căng Chải?

Cái sự học của người Việt bấy lâu thường xuất phát từ mong muốn tiến thân bằng con đường thi cử để sau này làm quan. Học hết phổ thông rồi, phải lên đại học, học xong đại học rồi phải có bằng thạc sĩ, tiến sỹ mới oai, mới đủ tiêu chuẩn lãnh đạo. Chẳng ở đâu mà ngay cả nhân viên cấp phường, cấp xã cũng có bằng tiến sĩ nhan nhản như lợn con.

Mấy trăm ngàn giáo sư, tiến sĩ mà số bằng cấp phát minh thì thua cả xứ Lào, xứ Cam. Nền khoa học công nghệ dù đang “quá độ” lên 4.0 không làm nổi cái đinh ốc vít đúng tiêu chuẩn cho mấy công ty của xứ “giãy chết” như Samsung. Hơn 90 triệu dân không có nổi chục bài báo khoa học được đăng trên những tạp chí uy tín trên thế giới mỗi năm.

Mới đây, được biết, Việt Nam có tiến sĩ chuyên ngành quần vợt. Những tưởng, câu chuyện về Xuân Tóc Đỏ được phong hàm “giáo sư quần vợt” chỉ có trong Số Đỏ của ông Vũ Trọng Phụng. Hóa ra, những “Xuân tóc đỏ” đời thật với tấm bằng đỏ Tiến sĩ, giáo sư đang được sản sinh ra với tốc độ của loài sán lãi dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng CSVN. Đúng là thời đại “rực rỡ” của những thứ đểu giả lên ngôi.

Vậy thì, chuyện mấy đứa học trò ở Hà Giang, Lạng Sơn… được bố mẹ đút tiền chạy điểm, mua điểm, chẳng phải là để “phát huy truyền thống gia đình”, rồi sau này “con cái lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của dân tộc” như lời bà Nguyễn Thị Quyết Tâm hay sao?

Trong một cuộc họp quốc hội gần đây, bà trưởng ban dân nguyện Nguyễn Thanh Hải chất vấn ông Bộ trưởng Nhạ “Triết lý giáo dục của Việt Nam là gì?”. Ông Nhạ ấp úng như gà mắc tóc, được bà Chủ tịch quốc hội đỡ lời bằng một gợi ý rằng bộ giáo dục cần “tổ chức hội thảo để tìm ra câu trả lời”. Triết lý giáo dục hay nguyên tắc cơ bản của ngành “trồng người”, quyết định tương lai và vận mệnh của dân tộc mà những kẻ đứng đầu quốc gia không biết nó “mô tê răng rứa”. Thật vừa khôi hài, vừa thảm hại.

Cũng giống như Nguyễn Phú Trọng vẫn kiên định dẫn dắt Việt Nam theo đường lối Mác Lê để xây dựng một thứ xã hội mà chính bản thân ông “không biết hết thế kỷ này, đã có chủ nghĩa xã hội thực sự ở VN hay chưa”. Sự mê muội đó, cùng với lòng tham khôn cùng và thói gian manh bần cố nông từ sâu trong tiềm thức của người cộng sản, đã làm cho chính trị quốc gia bại hoại tận gốc rễ. Một xã hội mà chính trị tha hóa thì còn cái gì mà không hủ bại theo?

Có thể nói, giáo dục Việt Nam chưa bao giờ nhầy nhụa và tệ hại như ngày hôm nay. Năng suất lao động người Việt thấp nhất trong khu vực Châu Á, bằng cấp Việt Nam không được bất cứ quốc gia nào công nhận, và trình độ khoa học, kỹ thuật thuộc nhóm các quốc gia kém phát triển nhất. Mỗi năm người Việt phải chi khoảng 4-5 tỷ USD để cho con cái du học. Hàng ngàn tỷ đồng như “nước đổ hang chuột” để “cải tiến, cải lùi” cái hệ thống “trồng người” nát như tương bởi những bê bối từ đạo đức, trình độ người thày cho đến tệ tham nhũng, bạo hành, xâm hại tình dục học đường tràn lan…

Tài tình ở chỗ, là chẳng ai chịu trách nhiệm cho những thứ tệ nạn, tội ác cứ nghiễm nhiên diễn ra hàng ngày và mỗi năm hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ “ra lò” và… thất nghiệp. Một nền giáo dục “mù”, không triết lý, gian dối và hình thức, coi trọng bằng cấp, bị chính trị hóa nhằm phục vụ cho lợi ích của giới cầm quyền, đã sản sinh ra những thế hệ khuyết tật cả về nhân cách lẫn tri thức. Thậm chí, một kẻ đứng đầu bộ ngành như ông Nhạ cũng là một sản phẩm què quặt, hủ bại từ trong tiềm thức, tiêu biểu cho một hệ thống đã tha hóa, mục ruỗng từ lâu.

Nếu nhìn lại hơn 100 năm trước, những nhân sĩ tri thức dấn thân cho công cuộc khai sáng dân tộc như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu với con đường “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” bằng việc học tập những tiến bộ văn minh của các nước phát triển bằng đường lối giáo dục “thực học, thực dụng, thực nghiệp”, đã đưa Việt Nam, lần đầu tiên, hội nhập với thế giới văn minh qua phong trào Đông Du mà hạt nhân của nó là Đông Kinh Nghĩa Thục. Cách đây 43 năm, nền giáo dục của VNCH với triết lý và nguyên tắc “Nhân Bản, Khai Phóng và Dân Tộc” tuy được hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn ngủi cùng với nền Cộng hòa non trẻ nhưng đã để lại những dấu ấn vô cùng ấn tượng.

Những lớp tri thức và thế hệ được thụ hưởng nền giáo dục đó đã xây dựng lên không chỉ là một “hòn ngọc viễn đông” hoa lệ, thịnh vượng mà những di sản văn hóa thẫm đẫm bản sắc dân tộc, nhân văn nhưng không kém phần hiện đại, văn minh vẫn chứng tỏ sức sống bền bỉ với thời gian và sức phá hoại tàn khốc của người Cộng sản. Nền văn học, thi ca, kiến trúc, khoa học kỹ thuật, thể thao văn hóa phát triển bậc nhất Châu á khiến cho những Singapore, Nhật Bản, Thailand khi đó phải ngưỡng mộ và lấy làm hình mẫu phát triển.

Văn hóa là hồn cốt của một dân tộc, quyết định tương lai, vận mệnh của dân tộc đó. Giáo dục là con đường duy nhất có thể đụng tới sâu thẳm những giá trị văn hóa ẩn sâu trong tâm hồn một dân tộc. Giáo dục cũng là cách thức duy nhất có thể cải tạo văn hóa theo hướng tốt hơn hoặc tha hóa nó, tùy theo đường lối chánh trị của thể chế cầm quyền. Những gì mà người ta thấy ở nền giáo dục Việt Nam hôm nay, là một quá trình tha hóa có hệ thống và chủ đích của những kẻ đốn mạt, ngu xuẩn, không có lương tri và liêm sỉ. Thứ sản phẩm mà hệ thống này muốn tạo ra là những giống loài chỉ biết “còn Đảng, còn mình” cùng những ham muốn bản năng tầm thường được cổ xúy để chi phối mọi suy nghĩ và hành động.

Câu chuyện sai phạm nghiêm trọng của ngành giáo dục ở Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Bạc Liêu… cũng chỉ là hệ quả tất yếu của một hệ thống đã tha hóa tận cùng. Chừng nào nền chính trị quốc dân còn nằm trong tay những kẻ đốn mạt, những kẻ vô lương vẫn dương dương tự đắc làm “thày thiên hạ”, thì những câu chuyện như ở Hà Giang vẫn tiếp diễn và tương lai của dân tộc này chẳng khác nào cái tiền đồ nhà chị Dậu.

Tân Phong, ngày 23.07.2018

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”