Không có Trung Quốc nào, chỉ có rõ Việt gian

Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và câu nói gây phẫn nộ khi bênh vực cho "Dự luật 99 năm". Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 6/6/2018 quả là một ngày buồn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng khi ông tuyên bố với báo Tuổi Trẻ về việc dư luận đang nhầm lẫn, vì không có một chữ nào nhắm đến Trung Quốc trong luật về đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Thậm chí ông còn không giấu được giận dữ khi nói rằng đang có một âm mưu chia rẽ Việt Nam – Trung Quốc vào lúc này. “Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc”, lời của ông Dũng.

Cái cách thể hiện của ngài bộ trưởng, cũng gần với nội dung là giới phản dư luận, tuyên truyền viên cấp thấp được hướng dẫn, với ngụ ý rằng “đã đọc luật chưa mà phản đối?”. Nhưng đây là thời khắc người dân Việt Nam đang đặt ngược câu hỏi với ông Dũng rằng, thật sự ông ta có đọc và biết những gì mình làm không?

Nhân dân không tầm thường như ông Dũng nghĩ. Văn bản Luật cho 3 đơn vị – hành chính kinh tế đặc biệt được trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 5/2017 đã nằm trên tay của rất nhiều người Việt Nam. Thậm chí trong buổi chiều ngày 6/6, ngồi sau một người chạy xe ôm đen sạm, tôi là người được anh ta diễn giải không dứt, sau khi mượn câu nói của bộ trưởng Dũng để dò hỏi anh.

Và không khó để người ta nhận ra Bộ Kế hoạch đầu tư đã ráo riết cho một chủ đích, bao gồm lấy đặc khu Thẩm Quyến làm điểm mộng cho cuộc viễn du lần này. Họ đặc biệt dành cho Trung Quốc những quyền hạn tối ưu, nhưng tránh đi, chỉ gọi là “nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh” (mục 4, điều 54, luật đặc khu).

Thậm chí trong nhiều mục khác, người dân Việt Nam còn thấy nhiều điều mới lạ ở các đặc khu này như được quyền sản xuất các thiết bị chiến tranh trên bộ, bao gồm chất nổ để hủy diệt, phá sóng thông tin. Ở mục kinh doanh, có cả phần cho phép mua bán các cổ vật và báu vật quốc gia.

Vân Đồn và Bắc Vân Phong là hai vị trí đặc biệt quan yếu về quân sự với Việt Nam. Đặc biệt với Bắc Vân Phong, đặc khu này là một gạch nối với Hoàng Sa, nơi quần đảo mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm của Việt Nam vào năm 1974, và là bàn đạp để nhìn vào Khánh Hòa. Hoàng Sa giờ đây là một căn cứ quân sự khổng lồ của Bắc Kinh trên biển, nơi chịu trách nhiệm về vô số thảm nạn của ngư dân Việt Nam. Nhân danh hoạt động cho đặc khu, tàu cá và các loại tàu giả trang khác của Trung Quốc trong tương lai có thể hợp pháp tràn vào các vùng biển Việt Nam. Ngư dân Việt vốn khốn cùng, sẽ còn khốn cùng hơn nữa.

Cách nói của ông Dũng trong ngày 6/6 khi bị báo chí đặt câu hỏi, nhanh chóng cho thấy nội bộ giới lãnh đạo, các nhóm cố vấn… của chính quyền đang có những khác biệt dữ dội. Lo sợ cho dự án kinh tế này có thể có thể bị chựng lại hay yếu đi, Dũng đã không ngại khi nói rằng đang có một âm mưu chia rẽ Việt Nam và Trung Quốc. Khi bật ra câu này, chắc là ông Nguyễn Chí Dũng không thể không nghĩ đến những người đang có những ý kiến khác biệt về đặc khu, như luật sư Trương Trọng Nghĩa, Trần Đình Thu, kinh tế gia Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Vũ Thanh Tự Anh… Những người đang nhắc rằng tiền không mua lại được tổ quốc, một khi đã rơi vào bẫy của quyền lực mềm, âm mưu bành trướng và di dân kinh tế từ Trung Quốc.

Người ta đang tự hỏi, trong việc nghiến răng bảo vệ cho mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đó của ông Dũng, đã có bao giờ ông ta lên tiếng cho chuyện 3 lần tổ chức khoan dầu trong lãnh hải, Việt Nam đều bị Trung Quốc đe dọa đến mức phải rút về, thậm chí ngậm đắng nuốt cay dàn xếp bồi thường cho công ty Repsol của Tây Ban Nha.

Những lần chở xác ngư dân, thương phế về ở biển miền Trung do tàu Trung Quốc đâm chìm, bắn giết, cướp, kể cả vì chất nổ thả trôi trên biển, có bao giờ ông Dũng lo cho mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và ông rạn nứt vì sự im lặng thỏa hiệp với tội ác của Bắc Kinh?

Đã bao giờ ông Dũng tìm gặp những nông dân Việt Nam khóc đứng khóc ngồi, tuyệt vọng mưu sinh vì các chính sách nhập khẩu ưu đãi cho Trung Quốc, mở cửa cho thương lái hoành hành, biến Việt Nam thành con rối trong trò chơi của một nước giàu có và hiểm độc, Bộ Kế hoạch đầu tư của Dũng có bao giờ một lần nghĩ đến mất mát của người dân Việt, hay chỉ giỏi mơ làm kế hoạch cho ngoại bang?

Sẽ chẳng bao giờ tìm thấy một chữ Trung Quốc nào được tìm thấy trong luật đầu tư kinh tế, cũng như trên báo chí hay lời cửa miệng các quan chức đã thối nát tận tim gan. Vì đúng quy trình, tàu giết dân Việt sẽ là “tàu lạ”, “không rõ quốc tịch”. Người Trung Quốc thì được dịu dàng gọi là “nước ngoài” hay “ở sát đường biên giới”.

Chắc chắn là như vậy, sẽ không có chữ Trung Quốc nào được tìm thấy, nhưng ngược lại từ đó, luôn hiện rõ các bộ mặt Việt gian ô nhục.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.