Không “vũ trang hoá” các cơ quan quyền lực

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an tại Quốc hội hôm 27/5/2023. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Dân sự hóa vị trí bộ trưởng

Bộ trưởng Bộ quốc phòng (BTBQP) của đa số các quốc gia (ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và một số nước khác) không đeo quân hàm quân đội. Bởi BTBQP là thành viên chính phủ. Chính phủ thay đổi thì thành viên chính phủ thay đổi. Nhiều nước như Đức, Nhật, Pháp có các bộ trưởng BQP là phụ nữ.

Ở nước CHXHCN Việt Nam, cứ giữ chức vụ BTBQP và bộ trưởng Bộ công an (BTBCA) là nghiễm nhiên thành đại tướng. Cho nên, sẽ có trường hợp, chưa ngày nào được đào tạo trong quân đội hay công an mà khi bổ nhiệm giữ chức vụ BTBQP hay BTBCA, thì nghiễm nhiên được phong hàm đại tướng. BTBQP và BTBCA các nước không mang quân hàm là bởi vậy. Hệ quả là Việt Nam có rất nhiều đại tướng.

2. Chất lượng và tai họa

Danh sách đại tướng, thượng tướng, trung tướng, thiếu tướng của Việt Nam mỗi ngày một kéo dài. Nhiều trường hợp phong lên tướng bậc cao hơn rồi nghỉ hưu.

Nhưng vấn đề không chỉ là kéo dài danh sách tướng. Mà điều quan hơn là chất lượng của tướng. Chất lượng tướng lẫn lộn. Dẫn đến các trường hợp, cấp cao kém hơp cấp thấp, tướng kém hơn tá. Trong thời bình, không xây dựng được quân đội và công an tinh nhuệ. Khi chiến tranh xảy ra, không tránh khỏi hoạ lớn.

3. Không “vũ trang hóa” các cơ quan quyền lực

Từ năm 1997 (Đại hội 15 ĐCS Trung Quốc) Trung Quốc không có tướng nằm trong bộ 7 quyền lực: ‘Thường trực bộ chính trị’. Trung Quốc đã tách ảnh hưởng của quân đội và công an khỏi bộ máy quyền lực. Viện đến Trung Quốc là vì sự giống nhau về thể chế.

Làm việc ở vị trí nào thì hưởng lương theo vị trí đó. Giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội (PCTQH) thì hưởng lương PCTQH, bất chấp trước đó là đại tướng, hay thứ dân. Không thể mang mức lương trong quá khứ cho vị trí mới. Càng không đặt ra quy định PCTQH mà người từ BQP hay BCA thì phải là đại tướng để thăng cấp, thêm sao.

Một lực lượng vũ trang trong thời bình mà có nhiều tướng thì tướng không giỏi. Một xã hội mà mỗi ngày quân đội và công an đông hơn là một xã hội không mong muốn. Quốc hội cần nhiều nghị sĩ giỏi, chứ không cần nhiều tướng lĩnh.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.