‘Kỳ tích’ làng Nủ

'Kỳ tích' làng Nủ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ kỳ tích ở làng Nủ. Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.

Đầu tiên là việc lũ quét. Theo nhiều mô tả, có hai tiếng nổ và lũ tràn về. Tiếng nổ đó ở đâu ra? Chắc chắn phải có một túi nước nào đó, một cái hồ, hay cái gì đó chứa nước, chứa bùn… rất lớn. Giá như có ai đó biết, dự đoán trước, sơ tán người dân đi khỏi nơi bị lũ quét, thì mới có thể gọi là kỳ tích. Chứ đến tận bây giờ vẫn chưa biết tiếng nổ đó từ đâu ra (ít nhất thì phần đông chúng ta không biết), chết không biết bao nhiêu người, mà kỳ tích nỗi gì?

Tiếp theo, việc những người trốn chạy lũ trở về. Đó là họ nhanh chân và may mắn chạy thoát, và sau nhiều ngày đói khổ, họ lần tìm về, dù chỉ trốn cách làng có 1 cây số. Tôi chưa biết 18 người hôm nay trở về như thế nào. Nếu do đội cứu hộ nào đi tìm và cứu được họ, thì còn có thể gọi là kỳ tích. Chứ nếu tự họ tìm về, thì sao gọi là kỳ tích được?

Không biết trong số 14 người mất tích còn lại ở làng Nủ, tất cả đều nằm dưới lớp bùn do lũ quét mang lại, hay có ai đó vẫn còn đâu đó trên rừng? Thậm chí, biết đâu, có người thoát được lũ nhưng lại không thoát được đói, bệnh, thú rừng… Nếu như một nhóm cứu hộ nào tìm thấy họ, cấp cứu họ, rồi đưa họ về, hoặc ai đó dùng drone (một phương tiện hết sức phổ biến và rẻ tiền hiện nay), phát hiện ra họ, cung cấp thức ăn, nước uống cho họ, rồi tìm cách đưa họ về, thì chúng ta mới có thể nói đó là kỳ tích.

Ngay cả khi thực sự có việc đi tìm, phát hiện, cấp cứu và cứu hộ những người sống sót, tức là có thể gọi là kỳ tích, thì cũng nên nho nhỏ cái miệng lại. Hơn 50 người chết. Chẳng có kỳ tích nào mà một ngôi làng có hơn 100 nhân khẩu, lại có tới hơn 50 người chết, và hơn chục người đang mất tích.

BS Võ Xuân Sơn

Nguồn: FB Xuân Sơn Võ

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.