‘Kỳ tích’ làng Nủ

'Kỳ tích' làng Nủ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ kỳ tích ở làng Nủ. Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.

Đầu tiên là việc lũ quét. Theo nhiều mô tả, có hai tiếng nổ và lũ tràn về. Tiếng nổ đó ở đâu ra? Chắc chắn phải có một túi nước nào đó, một cái hồ, hay cái gì đó chứa nước, chứa bùn… rất lớn. Giá như có ai đó biết, dự đoán trước, sơ tán người dân đi khỏi nơi bị lũ quét, thì mới có thể gọi là kỳ tích. Chứ đến tận bây giờ vẫn chưa biết tiếng nổ đó từ đâu ra (ít nhất thì phần đông chúng ta không biết), chết không biết bao nhiêu người, mà kỳ tích nỗi gì?

Tiếp theo, việc những người trốn chạy lũ trở về. Đó là họ nhanh chân và may mắn chạy thoát, và sau nhiều ngày đói khổ, họ lần tìm về, dù chỉ trốn cách làng có 1 cây số. Tôi chưa biết 18 người hôm nay trở về như thế nào. Nếu do đội cứu hộ nào đi tìm và cứu được họ, thì còn có thể gọi là kỳ tích. Chứ nếu tự họ tìm về, thì sao gọi là kỳ tích được?

Không biết trong số 14 người mất tích còn lại ở làng Nủ, tất cả đều nằm dưới lớp bùn do lũ quét mang lại, hay có ai đó vẫn còn đâu đó trên rừng? Thậm chí, biết đâu, có người thoát được lũ nhưng lại không thoát được đói, bệnh, thú rừng… Nếu như một nhóm cứu hộ nào tìm thấy họ, cấp cứu họ, rồi đưa họ về, hoặc ai đó dùng drone (một phương tiện hết sức phổ biến và rẻ tiền hiện nay), phát hiện ra họ, cung cấp thức ăn, nước uống cho họ, rồi tìm cách đưa họ về, thì chúng ta mới có thể nói đó là kỳ tích.

Ngay cả khi thực sự có việc đi tìm, phát hiện, cấp cứu và cứu hộ những người sống sót, tức là có thể gọi là kỳ tích, thì cũng nên nho nhỏ cái miệng lại. Hơn 50 người chết. Chẳng có kỳ tích nào mà một ngôi làng có hơn 100 nhân khẩu, lại có tới hơn 50 người chết, và hơn chục người đang mất tích.

BS Võ Xuân Sơn

Nguồn: FB Xuân Sơn Võ

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam cần chú trọng và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Ảnh: FastWork

Cần chú trọng và đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam*

Theo thông tin chính thức từ VTV1, với 5 triệu hộ kinh doanh và khoảng 1 triệu doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện tạo ra 41 triệu việc làm, đóng góp cho ngân sách 30% và chiếm hơn 51% GDP.

Nhưng nếu xét về khả năng tiếp cận cũng như tỷ lệ phân bổ nguồn lực, kinh tế tư nhân mới chỉ như vị thế của đứa con ngoài giá thú, thậm chí là con bị bỏ rơi.

Nhà thơ Trần Đức Thạch và lời sám hối của người lính 

Là cựu chiến binh, từng trải qua những năm tháng khốc liệt, ông hiểu sâu sắc nỗi đau của chiến tranh và bi kịch của một dân tộc bị dẫn dắt bởi ý thức hệ sai lầm. Là một nhà thơ, ông chọn cách cất lên tiếng nói trung thực dù biết rằng nó sẽ phải trả giá – và quả thật, ông đã bị bắt, bị tù đày lần hai ở tuổi 70. Nhưng ông không hối hận vì đã can đảm đối diện sự thật và sống thật với lòng mình.

Logo đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) thấy được dán trên tấm kính của trạm dừng xe buýt tại thủ đô Washington. Phía xa xa là tòa nhà Quốc Hội Mỹ. Ảnh: Alex Wong/ AFP/ Getty Images

VOA, RFA là tiếng nói độc lập, khách quan cho người ở Việt Nam

…Nhiều người đã bày tỏ sự ngạc nhiên lẫn tiếc nuối khi hai đài truyền thông lớn này phải đóng cửa. Theo họ, việc này tựa như một món quà đầy bất ngờ và hậu hỉ cho những chế độ độc tài vẫn đang tồn tại trên thế giới như Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện, Cambodia, Lào… Vì đã mất đi những nguồn thông tin, tiếng nói mang tính chất độc lập, khách quan và uy tín để đối trọng lại với nguồn thông tin một chiều đầy giả dối.

Báo Công An lại xuyên tạc về Việt Tân qua cái gọi ‘phản bác’ Văn kiện 50

Thay vì tiếp nhận những ý kiến đóng góp của Việt Tân một cách cầu thị, nhà cầm quyền CSVN vẫn duy trì một góc nhìn thù địch và lặp lại những tuyên truyền xuyên tạc lạc hậu về Việt Tân. Ngày 17 tháng Ba, 2025, báo Công An Nhân Dân, một tờ báo thuộc Bộ Công an đã viết bài với mục đích “phản bác” Văn kiện 50 Việt Tân công bố tháng Hai, 2025.