Lá thư đầu năm Giáp Thìn 2024 của Chủ Tịch Đảng Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lá Thư Đầu Năm Giáp Thìn 2024
Của Chủ Tịch Đảng Việt Tân

 

Kính Thưa Toàn Thể Đồng Bào.

Trước thềm Xuân Giáp Thìn 2024, thay mặt toàn thể anh chị em đảng viên Việt Tân, tôi xin kính chúc quý quyến một năm mới nhiều sức khoẻ và vạn sự an lành.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân đến toàn thể quý vị thân hữu và đồng bào đã luôn luôn sát cánh với anh chị em đảng viên Việt Tân trong mọi công tác đấu tranh, và nhất là đã đồng hành trong chiến dịch tưởng niệm 50 Năm Hoàng Sa đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực vào ngày 19 tháng 1 năm 1974; cũng như tri ân các chiến sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ biển đảo quê hương. Chiến dịch “Hành động vì Hoàng Sa” với nhiều cuộc vận động toàn cầu đầy ý nghĩa: vừa nói lên tinh thần tri ân, vừa bày tỏ quyết tâm tranh đấu bảo vệ non sông.

Kính Thưa Quý Vị,

Năm 2022 và 2023 vừa qua, nhân loại đã đối diện với hai cuộc xung đột tuy mang tính khu vực ở Ukraine và Dải Gaza, nhưng có nhiều chỉ dấu sẽ dấy lên thành cuộc chiến toàn cầu khi mà Trung Quốc, Nga và Iran liên kết với nhau, tìm cách bành trướng ảnh hưởng và thay đổi trật tự mà Hoa Kỳ và phương Tây đã thiết lập từ sau Thế Chiến Thứ Hai đến nay.

Nếu Thế Chiến Thứ Hai phát sinh từ ba cuộc khủng hoảng khu vực vào thập niên 1940s, bao gồm: sự bành trướng sức mạnh quân sự của Nhật ở Đông Á, Phát xít Ý khống chế Địa Trung Hải và Châu Phi, Phát xít Đức giành quyền bá chủ ở Âu Châu; thì nay cục diện toàn cầu đang có những chỉ dấu lập lại.

Trung Quốc dưới triều đại Tập Cận Bình đang nhanh chóng bành trướng sức mạnh quân sự như một phần của nỗ lực đối đầu với Hoa Kỳ và các Đồng minh ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương để trở thành siêu cường thế giới. Cuộc chiến của Nga ở Ukraine là tâm điểm của tham vọng giành lại vị thế thống trị Đông Âu và không gian của Liên Xô cũ. Tại Trung Đông, Iran đã sử dụng các lực lượng khủng bố mà họ nuôi dưỡng – Hamas, Hezbollah, Houthis – để tấn công Israel, đe dọa các nước Hồi giáo Ả Rập nhằm giành quyền thống trị khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Điểm chung liên kết giữa Nga – Trung Quốc – Iran là tập hợp những quốc gia chuyên quyền và khai thác những bất bình về địa chính trị, nhằm phá vỡ trật tự toàn cầu dựa trên nền tảng dân chủ và pháp trị để biến thế giới thành hỗn loạn, vô pháp luật và trở thành mảnh đất phì nhiêu cho những thế lực độc tôn lên ngôi và duy trì quyền lực vĩnh viễn.

Trong khi đó tại Việt Nam, nhờ đầu tư nước ngoài và chi phí lao động thấp đã giúp cho nền kinh tế có những bước phát triển nhảy vọt trong 20 năm vừa qua. Đặc biệt là trong ba quý đầu của năm 2023, Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao gấp đôi so với Indonesia, Philippines hay Thái Lan theo tỷ lệ GDP. Tuy nhiên, nạn tham nhũng và chính sách “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng đã không chỉ làm tê liệt bộ máy chính quyền vì không một ai muốn trở thành củi khi phải phê duyệt những dự án lớn, mà còn làm cho tình hình kinh tế – xã hội trở nên rất bấp bênh, nhất là trong bối cảnh khó khăn và bất ổn của thế giới.

Tập đoàn Intel của Hoa Kỳ đã đột ngột ngưng đầu tư thêm 1 tỷ Mỹ Kim vào trung tuần tháng 12 năm ngoái, kéo theo sự do dự đầu tư của một số công ty công nghệ cao của Hoa Kỳ vì đa số lo ngại cuộc khủng hoảng chính trị bùng nổ ở thượng tầng đảng Cộng Sản Việt Nam.

Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng vào cuối năm 2023 đã dấy lên tin đồn tràn ngập trên Mạng Xã Hội rằng ông Trọng đã chết và những đồn đoán về người kế vị. Ông Trọng đã xuất hiện trở lại trong một phiên họp bất thường của Quốc hội vào giữa tháng 1 năm nay, nhưng sức khoẻ rất yếu và việc kế vị của ông đang là trận chiến ngầm giữa các phe quyền lực.

Việt Nam đang rơi vào thời kỳ nguy hiểm cả về chính trị lẫn kinh tế – xã hội, trong một thế giới đầy rẫy những hỗn loạn và bấp bênh.

Chỉ có ánh sáng dân chủ mới giúp Việt Nam thoát ra khỏi ngõ cụt của chuyên chính độc tài, vì đất nước chỉ có thể phát triển hài hòa, bền vững, và mạnh mẽ dưới một thể chế tự do và quyền con người được tôn trọng.

Kính thưa quý vị,

Chúng ta đang sống trong thế giới mà bóng đen của những trang lịch sử nhân loại u buồn đang chập chờn đe dọa quay trở lại. Thật đáng quan tâm! Đó là sự trỗi dậy của những thế lực chuyên quyền, độc tài tìm cách phủ nhận sự tồn tại của các giá trị phổ quát về dân chủ, nhân quyền, kinh tế thị trường, mà nhân loại từng xiển dương cách nay 7 thập niên sau khi kết thúc Thế Chiến Thứ Hai.

Nhưng, sự sụp đổ của Liên Xô và nhất là sự tan rã hàng loạt các chế độ độc tài trong cuộc cách mạng màu ở thập niên 2000s, đã xác định rằng mọi chế độ đi ngược lại lòng dân đều không thể tồn tại mãi, và chính khát vọng tự do của con người sẽ tạo thành sức mạnh nền tảng để đem đến những chuyển đổi lịch sử và tốt đẹp cho đất nước.

Tình hình kinh tế – chính trị của Việt Nam hiện đang bất ổn định. Cộng thêm việc kế vị ông Nguyễn Phú Trọng từ nay cho đến Đại hội 14 vào năm 2026 chắc chắn sẽ tạo ra những tranh chấp quyền lực gay gắt ở thượng tầng, mà những chỉ dấu đã bắt đầu từ năm 2023 khi ba nhân vật cao cấp của chế độ đã bị loại cùng lượt. Tôi tin là Việt Nam có thể xảy ra những đột biến hay khủng hoảng trong thời gian trước mặt.

Vấn đề quan trọng là chúng ta phải kiên định niềm tin tất thắng vào chính nghĩa dân tộc, quyết tâm đi tới để xây dựng lực lượng dân tộc dân chủ, khai dụng những biến chuyển thuận lợi của tình hình của thế giới, và sẵn sàng một khi đất nước chuyển mình.

Đảng Việt Tân nguyện đồng hành cùng dân tộc trên con đường xây dựng hạnh phúc và yêu thương cho các thế hệ mai sau.

Trân trọng kính chào toàn thể quý vị.

Lý Thái Hùng
Chủ Tịch Đảng Việt Tân

 

 

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.