Lại “định hướng thông tin”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau cuộc biểu tình bùng nổ tại hơn 10 nơi trên toàn quốc vào ngày Chủ Nhật, 10 tháng 6 vừa qua đã làm cho Bộ chính trị hốt hoảng. Họ tưởng là xoa dịu lòng dân bằng cách hoãn thông qua Dự luật đặc khu cho đến tháng 10 năm 2018, nhưng mọi sự đã không diễn ra như lãnh đạo CSVN dự tính. Các phẫn nộ của người dân đã vượt lên mọi dự tính của chế độ và bộ máy an ninh, đặc biệt là bộ 4T của Trương Minh Tuấn hoàn toàn vỡ trận.

Nói là vỡ trận vì trong suốt hai tuần lễ liên tục từ khi Quốc hội đưa ra thảo luận Dự luật đặc khu với quy định cho thuê đất đến 99 năm, dư luận người dân khắp nơi quyết liệt chống lại. Bất ngờ trước tình hình, Bộ 4T của anh Tuấn rơi vào thế lúng túng khi chỉ đạo báo chí tay sai viết bài để uốn nắn dư luận rằng đã “hiểu sai” kiểu nói trắng trợn của chủ tịch quốc hội, “Phải bàn để ra luật, chứ không thể không ra luật”… Nhưng 800 tờ báo đảng do Trương Minh Tuấn chỉ đạo và kiểm soát đã không có được một bài báo nào ra hồn để gọi là “giải độc dư luận”. Chính điều này đã khiến cho mọi người càng mạnh mẽ hô hào chống tay sai Trung Cộng đang thao túng Quốc hội.

Lần đầu tiên, một cuộc biểu tình yêu nước diễn ra đồng loạt trên 10 nơi với hàng ngàn người tham dự. Cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài nhiều ngày ở Bình Thuận cho thấy lòng dân đang vô cùng sôi sục và căm phẫn âm mưu bán nước. Rõ ràng là trong trận chiến đối phó làn sóng biểu tình khắp nơi vào ngày cuối tuần 10 tháng 6, anh Tuấn và Bộ 4T rơi vào hoàn cảnh từ bị thương chuyển sang hấp hối. Tức là hoàn toàn bất động trước diễn biến của tình hình mà những cuộc biểu tình đồng loạt đặt nhà cầm quyền vào vị thế chống lại người dân bằng bạo lực.

Bằng chứng là không một tờ báo lề phải nào có thể đưa ra một dòng tin tức về cuộc biểu tình rầm rộ đang diễn ra. Có thể nói đây là một hiện tượng tê liệt đường lối của một nền báo chí bị rọ mõm kinh niên, lúc nào cũng lo sợ bước vào một lãnh vực “nhạy cảm” khi chưa có lệnh chủ. Trong khi ấy, các trang mạng xã hội tràn ngập bài tường thuật chi tiết với hình ảnh, video clip làn sóng người tràn ngập trên đường phố.

Mãi cho đến ngày 13 tháng 6, tức ba ngày sau khi cuộc biểu tình xảy ra, Bộ trưởng Công an Tô Lâm mới bay vào Bình Thuận để “chỉ đạo xử lý vụ gây rối”, đồng thời ông Trương Mnh Tuấn, Bộ trưởng Bộ 4T tổ chức một cuộc họp để chỉ đạo “định hướng thông tin” trong bối cảnh các cuộc biểu tình đã nguội đi.

Vẫn theo luận điệu nhàm chán quen thuộc, Bộ trưởng Tuấn chỉ thị báo chí nào là phải đưa “thông tin tốt để lấn át thông tin xấu”; hay “tránh đưa thông tin tường thuật đơn thuần, nội dung lấp lửng, không rõ quan điểm.” v…v… Nói cách khác là ông Tuấn yêu cầu 18 ngàn tay viết báo ăn lương đảng phải lên tiếng bênh vực đảng đang bị tứ bề thọ địch vì dân kết tội bán nước qua Dự luật đặc khu. Nhưng trước dư luận quần chúng, tội của đảng cộng sản là một vết nhơ khó rửa, ngay cả khi Bộ 4T và Tuyên giáo Trung ương huy động toàn bộ máy ra chống đỡ. Sự nhanh nhẩu của anh Tuấn không làm thay đổi được tình hình mà chỉ cho thấy một cố gắng “chuộc tội” phần nào với đảng vì sự buôn bán lem nhem của mình.

Thật ra việc làm của Bộ trưởng Tuấn cũng đã quá trễ.

Thứ nhất, làm sao Bộ 4T rửa sạch được tội bán nước của đảng cộng sản, dù giờ đây Luật đặc khu lùi lại chờ đến cuối năm thông qua. Người dân Việt còn nhớ năm 1958, Phạm Văn Đồng đã từng ký “Công hàm bán nước” công nhận quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Cộng ngay cả trên các quần đảo ở Biển Đông. Thì giờ đây có thêm một “Luật bán nước” nữa cũng chỉ là một bước đi nối tiếp hợp lý từ chủ trương lớn của đảng.

Tạm thời treo lại Luật đặc khu đến tháng 10 nhưng quốc hội bù nhìn của chị Ngân vẫn không lùi bước. Ngày 12/6 quốc hội vẫn thông qua Luật an ninh mạng nhằm mục đích bịt miệng, đàn áp những tiếng nói phê phán đảng. Ai cũng thấy rõ chính quyền độc tài hy vọng khi có được Luật an ninh mạng, sau này sẽ dễ dàng hơn cho việc thông qua Dự luật đặc khu bán nước.

Thứ hai, với tình cảnh hiện nay của hình ảnh một cán bộ tham ô nhám nhúa, anh Tuấn làm sao sai khiến 18 ngàn tay viết nghe lời, khi tư cách bộ trưởng của Tuấn đã mất hết. Trong con mắt của làng báo quốc doanh, Tuấn là người đang chờ để trở thành tội phạm, một bộ trưởng có thể sắp thành củi đốt lò. Vì Ủy Ban kiểm tra trung ương đã kết luậnTuấn “sai phạm rất nghiêm trọng” và do đó không tránh khỏi bị kỷ luật rất nặng trong vụ MobiFone mua khống AVG để lấy tiền chia nhau.

Cuối cùng dù muốn dù không, đảng CSVN hiện nay đang ở vào tình thế bị động trước cao trào yêu nước của người dân Việt. Cho dù trong năm vừa qua chính quyền cộng sản đã ra sức đàn áp tàn bạo các nhà đấu tranh dân chủ bằng những bản án tù nặng nề, cuộc đấu tranh đang bước qua một hình thức mới, lòng yêu nước vẫn không hề suy giảm. Ai cũng nhìn thấy đảng CSVN đang chuyển sang thời kỳ hấp hối thì dù Bộ 4T và tuyên giáo có định hướng báo chí nói tốt cho đảng đến đâu cũng không ai tin.

Nếu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn biết được giờ đây hướng suy nghĩ của nhân dân đã thay đổi ngược chiều với hướng cai trị của chính quyền độc tài thì những chỉ đạo của Bộ 4T trở nên một thứ trò hề lạc điệu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.