Lê Đình Lượng: Niềm tin sắt đá vào một tương lai tốt đẹp là thiết yếu

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng, Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một thân một mình ông Lê Đình Lượng có cứu được dân tộc Việt Nam thoát ách chế độ độc tài và trồi sinh hoa trái của tự do dân chủ. Nhiều người cho đó là sự ngoa ngôn, nhưng hiểu ở một ý nghĩa tích cực thì đó là câu nói ẩn ý nghĩa hết sức sâu sắc. Trong công cuộc đấu tranh cho quê hương đất nước được hòa bình, tự do, dân chủ và đầy đủ nhân quyền thì không chỉ cần mỗi một Lê Đình Lượng nhưng cần cả một dân tộc đứng lên.

Nếu không có những người như Lê Đình Lượng dám dấn thân hi sinh thì ngọn lửa yêu quê hương tự do có lan tỏa và đốt nóng được lòng dạ vô thường?

Hồi tôi mới ra tù, ông Lượng chạy hàng trăm cây số từ Nghệ An ra Thanh Hóa để gặp, động viên, chia sẻ và tăng thêm sức mạnh cho tôi rất nhiều, chỉ có chưa đầy 2 tháng, ít nhất ông Lượng đã gặp tôi 4 lần. Ông Lê Đình Lượng nói với tôi thế này: “Niềm tin của chúng ta sẽ cứu chúng ta và cứu đất nước này”. Tôi hiểu chúng ta ở đây chính là ông Lượng, là tôi, là hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu người dân Việt đang thao thức, đau đáu, miệt mài, kiên trì cho một quê hương thái bình thịnh trị liên mãi.

“Khi chúng ta đã xác định con đường chúng ta chọn, thì dù bản án có như thế nào chăng nữa cũng không làm cho chúng ta run sợ, vì chính chúng ta đang sống, đang hành động là sống và hành động trong lý tưởng, trong Đức Tin cho một quê hương Việt Nam trường tồn thịnh trị, một đất nước không có cộng sản, thay vào nơi đó là tình yêu, lòng khoan dung và hòa bình cho mỗi người dân Việt”.

Nghe những điều ông Lượng chia sẻ mà tôi cảm nhận ông vừa giống như chí sĩ yêu nước thương nòi, vừa mang cái tâm của một tu sĩ dành cho nhân sinh cuộc đời.

Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 16/8, ông Lượng bị chế độ cộng sản kết án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế vì lòng yêu nước, vì cái tâm của một tu sĩ thánh thiện dành cho mọi người. Người ta trông đợi vào một điều khác lạ vào ngày 18/10/2018 diễn ra phiên tòa phúc thẩm sẽ trả tự do cho người yêu nước này?

Khi chúng ta hiểu về cộng sản thì chúng ta không ngây thơ để kỳ vọng về một điều gì đó đổi thay từ phía cộng sản. Ông Lượng trong tù có lẽ lại càng thấu hiểu hơn điều đó.

Vậy ai sẽ cứu ông Lượng ra khỏi tù đây? Có lẽ phải đặt câu hỏi lớn hơn, ai sẽ cứu dân tộc Việt Nam thoát khỏi chế độ tàn bạo cộng sản, thoát khỏi nguy cơ đất Việt bị diệt vong trước sự bành trướng của quân cộng sản Trung Quốc đây? Chỉ có Niềm Tin của dân tộc Việt Nam, của người dân Việt Nam mới cứu mỗi người trong chúng ta và đất nước chúng ta mà thôi.

Chỉ cần chúng ta thực tâm từ những hành động nhỏ nhất một cách kiên trì, miệt mài để khôi phục lại tất cả quyền làm người mà chúng ta bị tước đoạt dưới ách cai trị của cộng sản thì chúng ta sẽ được đền đáp.

Niềm Tin của chúng ta chính là chúng ta làm ngược lại những điều mà cộng sản làm, hiểu ngược lại những điều mà cộng sản muốn chúng ta hiểu. Nghĩa là, chúng ta phải hành động cho lợi ích chung của xã hội, đem lại sự thiện ích và công bằng cho hết thảy mọi người.

Kết thúc bài viết này, tôi xin chia sẻ tiếp câu chuyện giữa tôi và ông Lê Đình Lượng. Ông Lượng nói, chúng ta dấn thân không phải vì chúng ta được lợi lộc gì trong cuộc đấu tranh này, chẳng ai dại gì mà đánh đổi cuộc đời tù đày mất mát cho điều vô nghĩa ấy. Nhưng trái lại, chúng ta dấn thân là vì ý nghĩa thực sự của cuộc đời mỗi người, vì ý nghĩa dâng hiến cho quê hương để được tự do và tình yêu. Điều đó mới lớn lao, mới đáng sống. Đừng thờ ơ, đừng hững hờ trước thực tại bi đát của xã hội Việt Nam, trước sự tàn ác của chế độ cộng sản đối với người dân, trước hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng.

Lòng yêu nước và niềm tin cho sự phục sinh của đất nước như là cuồng phong trong lòng, trong tâm trí của ông Lê Đình Lượng vậy.

Portland, OR 10/16/2018

Paulus Lê Sơn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.

Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cấm xe xăng/dầu: Việt Nam vs Úc

Mấy bữa nay, đi xe Grab là nghe giới tài xế taxi xôn xao chuyện TP.HCM sắp sửa ra chánh sách cấm xe xăng dầu trên một số tuyến đường, bắt đầu từ đầu năm 2026. Cụ thể là mấy anh tài xế Grab, Be gì đó phải chuyển qua chạy xe điện hết.

Nghe thì cũng hay, vì ai mà không muốn không khí sạch sẽ, môi trường xanh hơn. Nhưng mà nói thiệt…

Hàng dưới từ trái: Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng cùng cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách hết tất cả các chức vụ cũ trong đảng; trong khi cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng trên) bị khai trừ đảng

Phúc, Huệ, Thưởng, Khái bị cách hết các chức vụ trong đảng; Nguyễn Thị Kim Tiến bị khai trừ khỏi đảng

Như vậy là ba trong “tứ trụ” khóa 13 đều sai phạm, trừ Nguyễn Phú Trọng đã chết, các đối thủ chính trị ngáng đường Tô Lâm lên chức tổng bí thư đều chính thức bị hạ đo ván.

Dù bị cách hết các chức vụ trong đảng, nhưng Phúc, Thưởng, Huệ, Khái vẫn là đảng viên và buộc phải “ngoan,” không “ngoan” lại lôi ra truy tố.