Lễ Tưởng Niệm & Hội Luận 45 Năm Tháng Tư Đen online

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

LỄ TƯỞNG NIỆM & HỘI LUẬN 45 NĂM THÁNG TƯ ĐEN ONLINE

Do hoàn cảnh đại dịch coronavirus đang xảy ra trên toàn cầu, ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm nay không thể tổ chức như mọi năm nên mọi nơi đã tổ chức lễ tưởng niệm qua mạng lưới toàn cầu.

Trong tinh thần đó, một buổi Lễ Tưởng Niệm do Đảng Việt Tân Bắc Mỹ, Hệ Thống Truyền Thông Tiếng Nước Tôi, Hội Dân Chủ Cho Việt Nam cùng phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra vào lúc

9 giờ sáng giờ Cali Hoa Kỳ (tức 11 giờ đêm giờ Việt Nam)
Thứ Năm 30 Tháng Tư, 2020
qua mạng xã hội Facebook

Nội dung buổi Lễ Tưởng Niệm gồm:

Phần I:

Nghi thức tưởng niệm cùng với phát biểu và thông điệp của một số nhà hoạt động dân chủ như ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân, một số vị từ quốc nội và một số chính giới Hoa Kỳ như Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Marco Rubio, Thượng Nghị Sĩ Liên Bang John Cornyn, Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Mark Warner, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, Dân Biểu Liên Bang Christopher Smith, Dân Biểu Liên Bang Zoe Lofgren, Dân Biểu Liên Bang Al Green.

Phần II:

Tâm tình và thơ, nhạc quê hương với Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Ký Giả Triều Giang và Nhà Truyền Thông Đinh Quang Anh Thái, Ca nhạc sĩ Hoàng Quân và Anh Chi, Tiến Sĩ Trần Diệu Chân.

Buổi sinh hoạt kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ được
trực tiếp truyền thanh qua Hệ Thống Truyền Thông Tiếng Nước Tôi, và
livestream trên mạng xã hội Facebook 45 Năm Tháng Tư Đen (www.facebook.com/45NamThangTuDen)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.