Liệu “sấm” Trạng Trình có đúng?

Đường di chuyển của tàu khảo sát Trung Quốc trong hai tháng 5 và 6, 2023 theo mô hình chữ "Trung" ( “中”) ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Ảnh minh họa: Raymond Powell/ Sealight Project
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh” – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Không biết từ khi nào, người Việt và người Trung Quốc cùng chia sẻ niềm tin vào những những dự ngôn lan truyền trong dân gian, được cho là của các bậc Thánh nhân sáng tạo ra. Nếu Trung Quốc có Lưu Bá Ôn, Khổng Minh thì Việt Nam có nhà bác học Lê Quí Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đặc biệt hơn cả là Nguyễn Bỉnh Khiêm, còn được gọi là Trạng Trình, một bậc danh Nho có ảnh hưởng trong lịch sử, sống ở thời hậu Lê thế kỷ 16, nổi danh về khí tiết và khả năng tiên tri, dự đoán. Những lời khuyên của ông với Nguyễn Hoàng và vua Mạc Phúc Hải như “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” hay “Cao Bằng tuy thiển, khả dung xử thế” được coi như lời tiên đoán thần diệu.

Trong nhiều tác phẩm để lại, “Sấm Trạng Trình” của ông được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, cũng giống như Thiết Bối Đồ của Lý Thuần Phong và Liên Thiên Cang của Trung Quốc, trải qua nhiều thế kỷ vẫn đặc biệt được quan tâm và yêu thích. Trong những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, trên nhiều trang mạng xã hội, các hội nhóm có người đã trích dẫn đoạn thơ được cho là một câu sấm của Trạng Trình và bày tỏ lo ngại về biến chuyển thời cuộc, liên hệ về khoảng thời gian ứng nghiệm của câu thơ, cũng như những diễn biến địa chính trị trên thế giới và khu vực càng khiến đề tài thêm thú vị, nhận được quan tâm của dư luận.

Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình.

Một thế giới hỗn loạn

Lịch sử là một diễn trình có tính chu kỳ, dù những sự kiện hôm nay không hoàn toàn giống như những gì đã xảy ra. Khoa học công nghệ, truyền thông, toàn cầu hóa là những thứ đã và đang tác động tới xã hội loài người với những chiều kích và mức độ chưa từng có. Nhưng bên cạnh đó, những yếu tố như chủng tộc, tôn giáo, văn hóa và đặc biệt là địa lý giống như phông nền sân khấu, không mấy thay đổi qua thời gian, để cho những vị vua, tổng thống, nhà độc tài… tiếp tục những diễn cảnh mới.

Thế giới đã thay đổi theo một chiều hướng mà chúng ta không thể lường định được bởi hai cú hích liên tiếp: Đại dịch Covid-19 và chiến tranh Nga-Ukraine. Một “thế giới phẳng” gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ với nhau bởi nhu cầu kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch… được thúc đẩy bởi toàn cầu hóa và Internet của Thomas Friedman hóa ra chỉ là ảo tưởng. Hòa bình mong manh hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Thời đại của chủ nghĩa bá quyền và dân tộc cực đoan đang trở lại. Những lý thuyết địa chính trị của Halford John Mackinder, Alfred Thayer Mahan từ thế kỷ trước đang hồi sinh mạnh mẽ dưới những tên gọi mới như “Giấc mơ Trung Hoa” với “nhất đới, nhất lộ” của Tập Cận Bình hay “thế giới Đại Nga” của Putin. Chính điều đó đã thay đổi “trật tự thế giới” và “bàn cờ lớn” mà những cường quốc đã phân chia thế giới từ 50 năm trước, nay phải xóa đi lập lại.

“Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Putin đã kéo dài sang năm thứ 3. Nhờ cố thủ thành công ở “phòng tuyến Surovikin” và được tiếp sức bởi những kho vũ khí từ Bắc Hàn, Iran, đội quân xâm lược Nga vẫn chiếm giữ được 20% lãnh thổ Ukraine, bất chấp thương vong khủng khiếp. Điều đó đem đến cơ hội cho những bóng ma khủng bố như Taliban, Hamas, Hezbollah, Houthi… trỗi dậy, cùng sự tự tin đang được củng cố nơi các nhà lãnh đạo Iran, chế độ Kim Jong-un và Trung Quốc. Putin sẽ tiếp tục ném hàng trăm ngàn tân binh vào những “cỗ máy xay thịt” như ở Donbass, Bakhmut, Avdiivka,… không chút mảy may quan tâm bao nhiêu sinh mạng phải trả cho tham vọng đế quốc. Còn Tập Cận Bình thì đang ngồi chờ cơ hội của ông ta.

Có một câu ngạn ngữ Phương Đông rất hay “gieo nhân nào, gặt quả đó.” Lịch sử cũng vậy, mọi thứ đều diễn biến, nhân quả tuần hoàn. Tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông hôm nay và cuộc chiến tranh Nga–Ukraine đều có căn nguyên lâu dài từ trước đó. Phương Tây và NATO đã đứng ngoài cuộc chiến Nga – Gruzia mùa hè năm 2008, để mặc Putin chiếm Crimea năm 2014, bất lực nhìn Iran làm giàu uranium. Cuộc rút chạy của quân đội Mỹ tại Afghanistan chỉ 8 tháng sau khi nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden bắt đầu, được so sánh với sự sụp đổ của Saigon 48 năm trước. Tất cả đều là “nhân” của ngày hôm qua. Nó đã khuyến khích Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn và Iran ngày càng tự tin rằng Tây Phương và Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, đối đầu với một cường quốc hạt nhân.

Những gì đang diễn ra cho ta thấy các tổ chức như Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các định chế luật pháp quốc tế không có nhiều ý nghĩa trong một thế giới hỗn loạn ngày hôm nay. Trong một bối cảnh chính trị thế giới như vậy, việc Việt Nam kiên định chính sách quốc phòng “4 Không” trước tham vọng của Trung Quốc, liệu đó có phải là một sách lược khôn ngoan như Hà Nội tự khen ngợi mình hay không?

Cây tre Việt Nam trong hàm răng của gấu trúc Bắc Kinh

Theo hai trang tin tiếng Anh Atlas News và BNN đưa tin, tàu hải cảnh lớn nhất thế giới, số hiệu 5901 đã thâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tuần tra gần Bãi Tư Chính. Con tàu thuộc lớp Triệu Đà có lượng choán nước gần 11.000 tấn đã ở đây từ đầu tháng 12/2023 đến đầu tháng 1/2024 và quay trở lại hôm 21/2. Tức là khi hoàng đế Tập Cận Bình đang thưởng trà cùng ông Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội và hai bên cùng chứng kiến việc ký kết 36 thỏa thuận hợp tác, cam kết “cùng chia sẻ tương lai,” thì con tàu khổng lồ được trang bị pháo hạm và cả trực thăng vũ trang này đang “tuần tra” trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Giới chức Việt Nam thường tự ca ngợi sự sáng suốt, tài tình của đường lối ngoại giao “cây tre.” Thế nhưng, cây tre cũng là món ăn khoái khẩu của con gấu trúc Bắc Kinh. Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có câu nói nổi tiếng “Nếu có đụng độ ngoài biển, thì ta có yên ổn mà tổ chức đại hội được không?,” phản ánh rõ tâm thức của giới nhà lãnh đạo Việt Nam coi trọng sự ổn định chính trị và tồn tại của thể chế hơn chủ quyền quốc gia.

Nhà bỉnh bút Trần Trung Đạo từng có lần so sánh Việt Nam trong mắt của Tập Cận Bình, giống như Tiệp Khắc trong mắt Hitler trước Thế chiến 2. Tất nhiên, cách tiếp cận của Tập Cận Bình với Việt Nam có thể khác Hitler với Tiệp Khắc. Trong tiến trình lịch sử, những đội quân viễn chinh hùng mạnh mà các “đấng thiên tử” phương Bắc gửi tới mảnh đất nhỏ bé này, đã bị đánh bại nhiều lần. Mảnh đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương giống như một cái chốt chặn, ngăn cản tham vọng thôn tính Đông Nam Á của rồng Trung Hoa. Nhưng có điều trớ trêu là sau khi chiến thắng, bảo vệ được bờ cõi, các triều đại Việt Nam trong quá khứ cho tới hiện tại đều không vượt thoát được cái bóng của người láng giềng khổng lồ. Các vị vua chúa Việt Nam thường lấy Trung Quốc như một nguyên mẫu phát triển, ngưỡng mộ văn hóa và mô hình cai trị của kẻ xâm lược và học tập làm theo. Để rồi, sau đó lại tự suy yếu và rơi vào vòng lệ thuộc mới.

Là quốc gia dễ tổn thương nhất trong ván cờ Mỹ – Trung, dù cố gắng lấy lòng Bắc Kinh bằng mọi giá, Hà Nội sẽ không bao giờ đáp ứng được hết những yêu cầu ngày càng quá đáng. Không đứng trong một liên minh nào, quân đội Việt Nam vốn bị đục ruỗng bởi nạn tham nhũng, bị cài cắm rất nhiều đặc tình Trung Quốc như cảnh báo của tướng Trương Giang Long, khó có khả năng tự vệ trước với một đội quân đã được hiện đại hóa và lớn mạnh nhất trong khu vực. Nền kinh tế gia công phụ thuộc tới 80% nguyên liệu đầu vào, trang thiết bị, phụ kiện cho hầu hết các ngành công nghiệp chủ chốt và cả nông nghiệp sẽ tê liệt và sụp đổ ngay khi Trung Quốc đóng cửa biên giới trong thời gian 3 tháng.

Bãi Tư Chính: Miếng steak trên đĩa của Tập Cận Bình

Trong trường hợp xảy ra xung đột trên biển, một kịch bản tương tự như Gạc Ma, với ít máu me hơn, hoàn toàn có thể xảy ra ở Bãi Tư Chính. Bãi cạn này cách thành phố Vũng Tàu khoảng 400km, có diện tích khoảng hơn 33 km², có giá trị lớn về tài nguyên dầu khí hiện có nhiều nhà giàn và giàn khoan của Việt Nam đang hoạt động. Nhưng đây cũng là một vị trí chiến lược về địa chính trị, quân sự. Là điểm xa nhất phía Nam của “đường lưỡi bò,” một khi Trung Quốc đặt chân được vào khu vực này, việc biến “quyền lịch sử” không thành có của Bắc Kinh với gần như toàn bộ diện tích biển Đông sẽ thành hiện thực trong thập kỷ tới.

Quân cảng Ream ở Cambodia hiện nay cho phép những tàu khu trục mạnh nhất của Trung Quốc neo đậu và sử dụng cơ sở hậu cần tại đây. Trong trường hợp xảy ra xung đột, lực lượng này sẽ dễ dàng khống chế hải quân vùng V của Việt Nam. Trong khi đó, không quân Việt Nam không có khả năng hỗ trợ các đảo, nhà giàn và giàn khoan của Việt Nam trong tình huống xảy ra xung đột. Kể từ khi Trung Quốc áp đặt vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông và sau những “tai nạn” như vụ 2 chiếc máy bay Su-30MKII và CASA-212 tan xác ngày 14 tháng Sáu, 2016 hay như chiếc trực thăng Bell 505 số hiệu VN-8650 rơi trên vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh vào ngày 6 tháng Tư, 2023, không quân Việt Nam đã hủy bỏ các chuyến bay tuần tra, diễn tập, huấn luyện bay trên không phận Biển Đông.

Các hoạt động tuần thám trên biển của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam hiện nay dựa vào những chiếc ScanEagle mua của Mỹ và dịch vụ viễn thông bằng vệ tinh của Starlink. Tuy nhiên, dịch vụ viễn thông này đã bị hủy bỏ mới đây, theo BBC cho biết. Đây sẽ là lỗ hổng phòng thủ rất lớn cho các tiền đồn quân sự, các giàn khoan, giếng dầu, đảo đang trong tầm ngắm của Trung quốc. Thiếu khả năng tuần thám, kiểm soát không lưu, thông tin liên lạc và hỗ trợ từ lực lượng không quân, những nhà giàn, giàn khoan ở Bãi Tư Chính sẽ cực kỳ dễ bị tổn thương.

PLA hoàn toàn có khả năng thực hiện một cuộc tiếp cận chớp nhoáng bằng lực lượng đặc nhiệm vào các nhà giàn và giàn khoan của Việt Nam ở Bãi Tư Chính. Trong khi các hạm đội dân quân biển và hải cảnh đông đảo cô lập khu vực hàng chục dặm xung quanh, ngăn cản những chiếc kiểm ngư, cảnh sát biển nhỏ bé của Việt Nam tiếp cận. Việc cắt đứt thông tin liên lạc của giàn khoan Việt Nam rất dễ dàng đối với năng lực của quân đội Trung Quốc. Sau đó, là các kịch bản “đàm phán” về chính trị, ngoại giao sẽ “tuần tự tiệm tiến,” buộc Hà Nội chấp nhận sự đã rồi và “cùng hợp tác khai thác” với Trung Quốc trên chính những giàn khoan và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Đó có lẽ là một kịch bản xung đột cục bộ, giới hạn, nhanh gọn, khả năng thiệt hại không đáng kể và mang lại lợi ích tối đa đối với Trung Quốc. Thời điểm tốt nhất cho một cuộc “tranh chấp chủ quyền” hay “chiến dịch đặc biệt” như vậy sẽ rơi vào thời điểm Hoa Kỳ và Tây Phương bận rộn với chiến trường Ukraine, Trung Đông và kỳ bầu cử vào tháng 11/2024 tới đây.

Tất nhiên đây chỉ là một giả định. Nhưng rất có thể nó đang được những tướng lĩnh hải quân PLA nghiên cứu. Tại sao không? Một khi cây tre Việt Nam đang nằm trong hàm răng con gấu trúc Bắc Kinh, ai có thể bắt nó phải nhả ra? Nhất là khi Việt Nam rơi vào vòng xoáy đấu đá nội bộ gay gắt, khi ông Nguyễn Phú Trọng nhiều khả năng rời khỏi chính trường vào cuối năm Giáp Thìn 2024 vì lý do sức khỏe. Đó là thời điểm nguy hiểm, ẩn chứa nhiều rủi ro chính trị. Nếu điều đó xảy ra, câu sấm “Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chẳng phải sẽ ứng nghiệm hay sao?

Tùng Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.