Liệu Trung Quốc có tấn công Đài Loan vào năm 2025

Tập Cận Bình chỉ đạo cuộc duyệt binh phô trương lực lượng hải quân của Trung Quốc hồi đầu năm 2018.  Ảnh: Xinhua
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đài Truyền Hình NBC News của Hoa Kỳ hôm 27 tháng Giêng, 2023 đã tiết lộ về một “Bản ghi nhớ” của một vị tướng Không quân Hoa Kỳ gửi cho các sĩ quan yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra với Trung Quốc về Đài Loan vào năm 2025. Trước mắt, Tướng Mike Minihan yêu cầu tất cả các sĩ quan phải báo cáo về công tác chuẩn bị ứng chiến trước ngày 28 tháng Hai, 2023.

Đại tướng Minihan, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Lưu động Không lực Hoa Kỳ (Air Mobility Command – AMC) là tác giả bản ghi nhớ đưa ra vào cuối tháng 1, 2023. Bộ tư lệnh AMC là bộ phận tác chiến trên không trực thuộc Bộ Tư lệnh Vận tải Hoa Kỳ, có chức năng di chuyển trên không để hỗ trợ các lực lượng của Hoa Kỳ, đồng minh và các đối tác với lực lượng gồm 50.000 quân nhân và 1.100 máy bay. Tướng Mike Minihan cũng từng là Tư lệnh phó Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ từ tháng Chín năm 2019 đến tháng Tám năm 2021 và có kiến thức sâu rộng về quân đội Trung Quốc.

Sau khi Bản ghi nhớ bị tiết lộ, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Ryder đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ Sáu 27 tháng Giêng rằng: “Chiến lược An ninh Quốc gia đã xác định Trung Quốc là thách thức lớn, và trọng tâm của Bộ Quốc phòng là chuẩn bị mọi phương án, làm việc cùng với các đồng minh và đối tác để duy trì hòa bình khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.”

Đây không phải là lần đầu tiên những người chỉ huy quân sự Hoa Kỳ lên tiếng về các thời điểm mà Trung Quốc có thể tấn công eo biển Đài Loan. Cuối tháng Mười năm 2022, phát biểu tại Hội nghị của Atlantic Council, Đô đốc Mike Gilday, Tư lệnh Tác chiến Hải quân Hoa Kỳ đã nói rằng Trung Quốc có thể có hành động nhắm vào Đài Loan sớm hơn, thậm chí ngay bây giờ hoặc năm 2023.

Trước đó vào ngày 9 tháng Ba, 2021, Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ -Thái Bình Dương đã phát biểu tại buổi điều trần của Ủy ban Quân sự Thượng viện Hoa Kỳ, cảnh báo là Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan trước năm 2027, trước khi Tập Cận Bình kết thúc vai trò tổng bí thư ở nhiệm kỳ thứ ba.

Các giới chức cao cấp trong lực lượng Hải quân và Không quân Hoa Kỳ đều có chung một nhận định với Ngoại trưởng Blinken là Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan trong khung thời gian từ 2 đến 5 năm trước mặt. Tại sao lại có những quan ngại như vậy?

Thứ nhất, vào giữa tháng Giêng, 2023 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã tái phối trí lại Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 nhân vật lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Vương Hỗ Ninh từ vị trí số 5 ở khóa trước nhảy lên vị trí thứ 3, đảm trách vai trò chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị có nhiệm vụ soạn thảo các chiến lược cho “công tác mặt trận thống nhất” của Trung Quốc.

Nói cách khác, Vương Hỗ Ninh sẽ là người soạn thảo kế hoạch mới về “thống nhất Đài Loan,” thay cho chính sách “một Trung Quốc hai thể chế” của Đặng Tiểu Bình.  Vương Hỗ Ninh không những là “bộ não” của ba triều đại Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, mà còn là tác giả của kế hoạch dùng Luật An ninh Quốc gia để khống chế Hong Kong vào năm 2019.

Từ nhiều năm qua, Trung Quốc luôn luôn khẳng định “5 lợi ích cốt lõi” để tìm cách thống nhất theo thời gian: Tây Tạng, Tân Cương, Hong Kong, Đài Loan và Biển Đông. Bắc Kinh đã kiểm soát xong Tây Tạng, Tân Cương và Hong Kong nên Đài Loan và Biển Đông là hai đích nhắm của Ủy ban Thống nhất Quốc gia do Tập Cận Bình làm chủ tịch, Vương Hỗ Ninh là phó chủ tịch, trong thời gian tới.

Thứ hai, Bộ Tư lệnh Mặt trận Miền Đông của Quân đội Trung Quốc chịu trách nhiệm về Đài Loan vừa cho phổ biến bài hát có tên “Những Cánh Chim Đại Bàng Của Tôi Bay Quanh Hòn Đảo Yêu Quý” để cổ võ cho các đợt tập trận quanh eo biển Đài Loan. Song song, bộ tư lệnh này đã đưa 57 chiến đấu cơ xâm nhập vào không phận của eo biển Đài Loan mà họ nói là để “chống lại các hành động khiêu khích của các lực lượng bên ngoài và lực lượng ly khai độc lập Đài Loan.” Trước đó một tháng, vào tháng Mười Hai, 2022, Bộ Tư lệnh Miền Đông cũng đã đưa 43 chiến đấu cơ và một số tàu chiến vượt qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan.

Từ tháng Tám, 2022 sau những căng thẳng của chuyến viếng thăm Đài Loan của bà cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi, Trung Quốc đã gia tăng các cuộc tập trận quân sự, với chủ đích là cố gắng làm xói mòn các ranh giới phân chia Đài Loan với đại lục. Trong năm 2022, máy bay Trung Quốc đã thực hiện hơn 1.700 lần xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan, đồng thời đưa các tảu chiến thực hiện 306 lần vượt qua đường trung tuyến – biên giới trên biển giữa Trung Quốc và Đài Loan, nhằm khiêu khích và đe dọa lực lượng Đài Loan.

Trước những hành động khiêu khích của quân đội Trung Quốc, Hoa Kỳ đã dành nhiều nỗ lực giúp tăng cường khả năng chiến đấu của Đài Loan. Ngoài việc cho Đài Loan vay 2 tỷ Mỹ kim để tân trang vũ khí phòng thủ chiến lược, Hoa Thịnh Đốn đang lên kế hoạch mở rộng sự hoạt động của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ và huấn luyện cho Hải quân Đài Loan có khả năng chống cự lại các đợt tấn công của Hải quân Trung Quốc.

Vào trung tuần tháng Giêng, 2023, các giới chức hàng đầu của Mỹ và Nhật Bản cũng đã họp tại Tokyo sau khi Nhật Bản công bố Chiến lược An ninh Quốc gia mới vào cuối năm 2022, với cam kết tăng cường liên minh Mỹ – Nhật “trong mọi lãnh vực,” chính thức nâng cấp việc hợp tác quân sự để phòng thủ các đảo phía Tây Nam của Nhật, gần eo biển Đài Loan.

Trong khi đó, Đài Loan cũng đang thực hiện các bước để cải thiện khả năng phòng thủ của mình. Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đã thông báo vào tháng Mười Hai, 2022 rằng từ năm 2024, thanh niên Đài Loan sẽ đi nghĩa vụ quân sự một năm, tăng từ bốn tháng, và những người nhập ngũ sẽ được huấn luyện đầy đủ khả năng chiến đấu.

Đài Loan cũng lên kế hoạch chi 19,4 tỷ Mỹ kim cho quốc phòng vào năm 2023, tăng 13,9% so với năm ngoái. Đương nhiên ngân khoản này không thấm vào đâu đối với việc Trung Quốc đã chi 230 tỷ Mỹ kim để mở rộng năng lực hải quân, tên lửa và hạt nhân vào năm ngoái. Điều mà Đài Loan thực sự cần là một chiến lược mới tập trung ít hơn vào các loại vũ khí lớn, đắt tiền vốn không thể sống sót sau các cuộc tấn công của Trung Quốc, nhưng tập trung nhiều hơn vào các loại vũ khí nhanh nhẹn và có thể che giấu được.

Tóm lại, Tướng Mike Minihan cho rằng vì Hoa Kỳ và Đài Loan bận tâm vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, và kế hoạch thống nhất Đài Loan mà Vương Hỗ Ninh soạn thảo trong năm 2023 sẽ không thể kéo dài lâu trong lúc tình hình xã hội Trung Quốc suy thoái, nên buộc Tập phải ra tay vào thời điểm 2025 như Putin đã từng chuẩn bị từ cuối năm 2020 trước khi xua quân xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng Hai, 2022.

Trải qua trận đại dịch Covid-19 và bùng nổ của cuộc chiến Ukraine, thế giới đang ở trong khung cảnh bất ổn định và không ai có thể đoán được những gì sẽ xảy ra ở phía trước. Nhưng điều thấy rõ nhất là 3 cường quốc Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga đang tìm cách thay đổi trật tự đương thời. Nói cách khác, Nga và Trung Quốc đang “xới tung” thế giới để thay đổi trật tự mà Hoa Kỳ đã định hình từ năm 1947 cho đến nay.

Ngay hiện tại, phải khẳng định rằng Nga và Trung Quốc không đủ khả năng để thực hiện các tham vọng thay đổi “trật tự” của Hoa Kỳ vì khả năng tự thân còn quá yếu, trong khi đó sức mạnh đoàn kết của lực lượng các nước dân chủ xung quanh Hoa Kỳ đang thể hiện rõ rệt. Nhưng Tập Cận Bình và Putin còn khả năng “lôi kéo” một số chế độ độc tài chuyên chính tiếp tục “đồng lõa” với họ tạo ra những cuộc chiến gây rối loạn cấp khu vực để soi mòn tiềm lực của Hoa Kỳ và đồng minh. Thủ tướng Fumio Kishina của Nhật Bản lo ngại phiên bản “Ukraine tại Á Châu” là nhìn từ các thủ đoạn của Tập và Putin hiện nay.

Tương lai chiến sự tại eo biển Đài Loan hay Biển Đông nói chung, tùy thuộc rất lớn vào sự kết thúc của cuộc chiến tại Ukraine và tình hình nội bộ của Trung Quốc. Sự chiến thắng của Hoa Kỳ và đồng minh tại Ukraine trong thời gian trước mặt có thể khiến họ Tập “trì hoãn” tham vọng xâm chiến Đài Loan và Biển Đông. Nhưng nếu tình hình nội bộ Trung Quốc bất ổn thì nhu cầu gây chiến với bên ngoài để ổn định bên trong có thể sẽ khiến những sửa soạn nghênh chiến của Mỹ và Đài Loan không phải là thừa.

Lý Thái Hùng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.