Lời Cám Ơn Của Bà Hoàng Minh Chính

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

- Kính gửi các đảng phái, các tổ chức ở trong và ngoài nước đang đấu tranh cho tiến trình dân chủ hoá ở Việt nam.
- Kính gửi các cơ quan, đoàn thể và các cá nhân,
- Kính gửi tất cả những quý vị đã có mặt, những quý vị chưa và không thể có mặt trong buổi tiễn đưa chồng tôi là Hoàng Minh Chính về nơi an nghỉ cuối cùng.

Kính thưa quý vị!

JPEG - 60.7 kb

Đã hơn hai tuần trôi qua kể từ khi ông Chính trút hơi thở cuối cùng. Rồi tang lễ ông cũng đã trôi qua mà lòng tôi vẫn bộn bề trăm ngả, có gì đó làm cho lòng tôi không yên.

Các con tôi cũng đã đi đến những nơi cần phải nói lời cảm ơn, nhưng cũng có những nơi mà các cháu không thể đi tới. Làm sao các cháu có thể đi hết được khi những người yêu mến và đồng cảm với ông đang sống ở khắp nơi trên cả hành tinh này!

Tôi yêu ông Chính là bởi vì ông ấy là người đàn ông thẳng thắn và trung thực. Hơn 60 năm sống bên nhau, trải qua không biết bao nhiêu là sóng gió tôi luôn hiểu ông ấy là một người yêu Tổ quốc Việt Nam, yêu dân tộc Việt Nam, ông ấy là người luôn thiết tha với độc lập, tự do, dân chủ. Để đấu tranh cho mục đích đó ông Chính đã hiến trọn cả cuộc đời mình, cho đến hơi thở cuối cùng.

Tôi rất thương ông ấy vì suốt cả cuộc đời chưa bao giờ được sung sướng theo cái nghĩa bình thường nhất của một con người: có làm việc và có hưởng thụ. Cuộc đời của ông ấy là những năm tháng căng thẳng trong đe dọa, tù đầy, hành hạ, quản chế, bị mất hết những phương tiện liên lạc với mọi người và thế giới bên ngoài.

Là một phụ nữ như tất cả những phụ nữ khác, tôi luôn mong mỏi có một cuộc sống yên bình, nhưng mấy chục năm qua gia đình tôi chẳng lúc nào được sống trong bình yên.

Đã có đôi lần, khi sự căng thẳng vượt qua sức chịu đựng, tôi đã khuyên ông “Ông ạ! Ông nghỉ đi, tuổi ông cao rồi, không còn sức để chịu tù đày và hành hạ đâu, ông để cho những người trẻ thay ông lên tiếng là được rồi”. Ông ấy chỉ mỉm cười và im lặng. Mấy tháng trước, khi đã tạm vượt qua cơn hiểm nghèo, các bác sĩ cho phép rút máy thở ra và ngay sau đó ông cố gắng tập nói trở lại thì tôi mới cảm nhận được một điều: chỉ có cái chết mới có thể bắt ông ngừng cuộc tranh đấu mà ông đã theo đuổi suốt đời.

Nhưng tôi cũng lại hiểu một điều mà tôi chưa hình dung được: chết chưa phải là hết. Khi lực lượng an ninh hùng hậu vẫn theo sát lọ hài cốt của ông từ đài điện táng Văn Điển đến tận nghĩa trang Thanh Tước, khi họ vẫn tiếp tục gây khó dễ cho gia đình tôi rắc nắm tro tàn từ thi thể ông trên đỉnh núi Tản Viên thì không phải một mình tôi, các con cháu, những người có mặt trong buổi hôm đó, không loại trừ cả những người thuộc lực lượng an ninh và kiểm lâm, tất cả đều ngộ ra điều mà tôi vừa nói: chết chưa phải là hết.

Tôi cảm nhận sự chia xẻ sâu sắc từ những ánh mắt đau buồn, từ những bàn tay nắm chặt, từ những tiếng khóc nức nở, từ những bước chân lặng lẽ, từ những gương mặt quen thuộc đến những gương mặt mà tôi chưa hề gặp trong đời…. Và từ sự cảm nhận đó vẫn toát lên từ chính cái chết của ông: chết chưa phải là hết. Đấu tranh cho tự do, dân chủ là con đường mà dân tộc Việt Nam đang đi tới, đó là lẽ phải. Lẽ phải thuộc về chân lý. Dù có một biển máu cũng không dìm được chân lý.

Nói ra được những điều này, tôi lòng thư thái hơn. Khi những nắm tro từ thân thể của ông được rải trên đỉnh Tản Viên để linh hồn ông được phiêu diêu cùng sương khói, rồi lại được rải xuống dòng sông Hồng để linh hồn ông được mát mẻ theo dòng nước trôi ra tận biền Đông, gia đình chúng tôi mãn nguyện vì đã thực hiện đúng theo mong muốn của ông trong những năm tháng cuối đời.

Không phải là không có khó khăn trong những ngày chuẩn bị tang lễ cho ông. Những tưởng mọi sự cản trở, đe dọa sẽ làm cho tang lế ông chỉ còn lèo tèo ít người. Những tưởng nhiều người sẽ tránh né. Nhưng, như các quý vị đã chứng kiến: tang lễ của ông Hoàng Minh Chính đã diễn ra với rất đông người tham dự, không hoàn toàn chỉ tuân theo truyền thống của dân tộc nghĩa tử là nghĩa tận, có cái gì đó cao hơn thế. Tang lễ của ông bình dị, trang trọng, đầy tình cảm và sự chia xẻ.

Kính thưa quý vị!

Ông Hoàng Minh Chính đã ra đi, nhưng cuộc đấu tranh cho một tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam vì tự do, dân chủ vẫn còn đó. Rất nhiều người cả già lẫn trẻ, cả trong nước và ngoài nước đang tiếp bước trong cuộc đấu tranh đó. Lòng dũng cảm, tinh thần bất khuất, ngoan cường của ông vẫn song hành với tất cả những ai yêu tự do và dân chủ.

Tôi băn khoăn vì sau tang lễ tôi không thể đến từng quý vị, nắm chặt tay quý vị để nói lời cảm ơn. Và cho dù tôi có nói ngàn lời cảm ơn tới quý vị thì cũng chưa nói hết được tấm lòng của tôi và gia đình tôi.

Vì thế, tôi viết những dòng cảm nghĩ này của mình gửi tới quý vị thay cho lời cảm ơn chân thành.

Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2008
Lê Hồng Ngọc

(Đối Thoại)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.

Con người Việt Tân xưa và nay

Hôm nay cùng nhau ở đây, tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến, cũng là dịp để chúng ta cùng tri ân những người tiên phong, và tri ân nhau trong nỗ lực của mỗi người, với bất cứ khả năng gì và ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời của mình. 

Chúng ta có nhau! 

Sự đồng hành cùng nhau này và cùng với người dân có lý tưởng tại quê nhà, chúng ta không phải là thiểu số, mà là số đông có lương tâm, có tư duy, có sự trong sáng, có khả năng, và nhất là có tấm lòng góp gió thành bão.