Luận về học thật, thi thật, nhân tài thật

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính. Ảnh: InternetThủ Tướng Phạm Minh Chính "nhấn mạnh" yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật" khi làm việc với Bộ Giáo Dục - Đào Tạo tuần qua. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đánh giá gia tài của Bộ Trưởng Giáo Dục và Đào Tạo Phùng Ngọc Nhạ để lại sau một nhiệm kỳ 5 năm (2016-2021), người ta không tìm được một điểm son nào mà chỉ nhìn thấy ông để lại nhiều đống rác: Bằng giả, thi giả, luận án giả và sách giáo khoa Tiếng Việt dỏm ngay ở cấp tiểu học.

Nay dưới chính phủ mới của ông Phạm Minh Chính, nhà giáo Nguyễn Kim Sơn được chọn thay thế ông Nhạ, tuyên bố quyết tâm thay đổi mọi thứ bắt đầu từ chữ thật theo mong ước của tân thủ tướng Phạm Minh Chính: Học thật, thi thật, nhân tài thật.

Còn 5 năm dài trước mắt, chưa biết Bộ Trưởng Nguyễn Kim Sơn có đạt được kết quả như mong muốn hay không, nhưng ít ra 3 điều này cũng vô tình nói lên một sự thật lâu nay tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam với quá nhiều cái không thật, nếu không muốn nói là giả dối. Nhưng câu hỏi đặt ra là, tại sao gọi là học giả, thi giả, bằng cấp giả trong khi các trường học vẫn mở cửa giảng dạy và hàng năm vẫn đều đặn tổ chức các cuộc thi dưới sự kiểm soát của Bộ Giáo Dục?

Báo chí Việt Nam đã từng phanh phui tình trạng gian lận thi cử trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2018. Hàng trăm bài thi của các thí sinh đặc biệt được nâng điểm diễn ra ở 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình khiến hàng chục cán bộ giáo dục phải ra trước vành móng ngựa. Đầu tháng Hai năm nay, dư luận xôn xao trước tin tức trường Đại Học Đông Đô ở ngay thủ đô Hà Nội thu tiền cấp chứng chỉ tiếng Anh giả cho hơn 200 người, ghi thêm một điểm đen cho nền giáo dục Việt Nam.

Nếu chỉ có vài cá nhân vì những lợi ích riêng tư bỏ tiền ra đút lót cho cán bộ ngành giáo dục để có được một mảnh bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ lót đường thì phải thừa nhận nước nào cũng có thể có. Tuy nhiên người ta không thể bào chữa cho sự gian lận có hệ thống diễn ra ở nhiều nơi, liên quan đến nhiều người, nhiều cơ quan. Phải chăng tình trạng tệ hại ấy cũng do mức độ kiểm tra, kiểm soát của Bộ Giáo Dục và các cơ quan có trách nhiệm tỏ ra rất lỏng lẻo mà những người đứng đầu không thể không có trách nhiệm.

Nhưng khi nói đến vấn đề giả mạo tràn lan thành một phong trào như ở Việt Nam thì nó đến từ hai yếu tố:

Thứ nhất, từ khi đảng CSVN cầm quyền trên cả nước nền giáo dục Việt Nam đã dựa trên những nền tảng mơ hồ và không có thật. Giáo dục và đào tạo không vì con người, không hướng về con người để xây dựng một xã hội tiến bộ bền vững mà đặt nặng vào lý thuyết chính trị Mác-Lê để có những con người rập khuôn, thiếu năng lực nhưng tuyệt đối trung thành với chế độ. Vì thế người đi học không còn cảm thấy hứng thú trong sự ganh đua, miễn sao qua khỏi cửa ải thi cử là xong.

Thứ hai, dưới chế độ hiện nay câu “hồng hơn chuyên” bao giờ cũng đúng để bước vào giai cấp lãnh đạo. Kiến thức và năng lực chuyên môn bao giờ cũng đứng vào hàng thứ yếu. Mọi sự vận hành trong xã hội đi theo con đường dựa trên đút lót tiền bạc mà không cần chứng minh khả năng. Vậy thì Bộ Trưởng Nguyễn Kim Sơn hô khẩu hiệu “học thật, thi thật, nhân tài thật” để làm gì… Nếu giờ đây ông Sơn bắt đầu bàn bạc, đặt kế hoạch để chấn chỉnh nền giáo dục chỉ e đến hết nhiệm kỳ 5 năm, giáo dục nước nhà lại phải cải cách cho vừa với cái khuôn cách mạng 4.0.

Điều thứ nhất cho người ta thấy cái gọi là tiến lên xã hội chủ nghĩa chính là một nền tảng không có thật và chỉ là sân chơi hào nhoáng cho những người trong đảng, trong đoàn. Ở đó những người cộng sản tha hồ tung hoành với kinh điển Mác-Lê, còn những thành phần khác trong dân không phải là đảng viên, đoàn viên thì mặc kệ.

Điều thứ hai cho thấy mặt trái của chiến dịch “đốt lò” mà ông Trọng đang làm, nói là chống tham nhũng nhưng thực tế tham nhũng là bộ mặt thật của xã hội Việt Nam hiện nay. Ông Trọng càng chống tham nhũng, ngôi nhà tham nhũng càng vững nhưng bù lại ông có cơ hội ngồi đến hết nhiệm kỳ 3 và đàn em ông kịp thời vơ vét.

Vì thế chủ trương “học thật, thi thật, nhân tài thật” của Thủ Tướng Phạm Minh Chính cuối cùng cũng chỉ là ước mơ xa vời, còn khó hơn đường lên cung trăng.

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.