Luật hoá “nịnh bợ cấp trên”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày xưa, trong các triều đình phong kiến bên cạnh vua chúa cầm quyền không thiếu bọn nịnh thần đủ loại. So với các chế độ cộng sản trong thế kỷ này, sự sùng bái cá nhân được mô tả như một hình thức nịnh bợ cấp trên thuộc hàng cao cấp nhất.

Triều đình Cộng sản Việt Nam cũng không nằm ngoài con đường ấy. Nịnh bợ cấp trên đã trở thành lẽ sống của hàng triệu đảng viên, cán bộ, công chức đang bám vào cái phao đảng và nhà nước để kiếm ăn. Chẳng những vậy đó còn là con đường tiến thân chắc chắn và dễ thành công nhất.

Mới đây, do nhu cầu làm trong sạch bộ máy nhà nước mà đảng hô hào lâu nay, Bộ Nội Vụ đang nghiên cứu, đề nghị bổ túc các quy định về cái gọi là Đề án văn hoá công vụ của Thủ Tướng Phúc. Cụ thể là cấm công chức cán bộ không được nịnh bợ, lấy lòng cấp trên “vì động cơ không trong sáng”. Đề án văn hoá công vụ nghe thật êm tai và tràn đầy chất văn hoá thật ra là gì?

Đem vụ nịnh bợ cấp trên biến thành luật cấm mọi người không được a dua hay nâng bi lãnh đạo quả là làm một chuyện ngược đời của Bộ Nội Vụ. Bởi vì dưới chế độ cộng sản, nịnh bợ cấp trên đã là quy luật bất thành văn nhưng được mọi cấp cán bộ trung thành noi theo.

Xét cho cùng, trong bộ máy hành chánh của CSVN thường có 3 loại người.

Loại giả đò làm việc chăm chỉ, cần mẫn để lấy lòng cấp trên. Công việc của loại cán bộ này không hề có ích lợi thiết thực đối với người dân. Mà mục đích chúng là thăng quan tiến chức trong bộ máy cai trị để có cơ hội thủ lợi riêng bằng mọi cách. Ngoài thái độ chăm chỉ trong công tác, những người này sẵn sàng nịnh bợ làm hài lòng cán bộ cấp trên bằng bất cứ giá nào.

Loại con ông cháu cha, còn được mệnh danh là “hạt giống đỏ” của cách mạng hay các thái tử đảng. Loại cán bộ này tài không có nhưng có đức ăn chơi và làm tiền. Nhờ uy danh bố mẹ, họ chẳng cần làm gì cả vì mọi sự đã có người khác lo. Chỉ cần ngồi lâu lên lão làng và sẽ được bố trí làm cán bộ chiến lược của đảng để nắm vận mệnh của dân tộc cho tới ngày trở thành hạt giống thối.

Sau cùng là loại ngồi không, nhưng thích làm thợ vẽ. Họ ngồi và vẽ vời ra những quy chế, quy định để tìm cách ngăn cản hai loại kia và gọi đó là làm trong sạch guồng máy hành chánh. Xem ra thành phần thứ ba này chính là đám cán bộ ăn hại nhà nước nhiều nhất vì chúng bày vẽ những hạn chế linh tinh mà phao lên là làm trong sạch đảng, trong sạch bộ máy cai trị. Kỳ thực chúng âm mưu cùng nhau tạo ra những chỗ ẩn nấp để móc ngoặc, tham ô và ăn chia nhau của cải bòn rút của ngân sách.

Thử hỏi khi có luật cấm nịnh bợ cấp trên thì ý nghĩa là như thế nào? Cụ thể, phải chăng nhân viên mua cho sếp ly cà phê sẽ bị phạt 2 triệu, hoặc rủ sếp đi nhậu trong dịp sinh nhật của sếp bị phạt 3 triệu. Hay mua quà sinh nhật tặng vợ sếp bị phạt 5 triệu …vì tội hối lộ.

Một đất nước muốn phát triển và công bằng cho mọi công dân, những trò luật hoá kiểu này cần phải bỏ. Vì nó chỉ là những quy định hành chánh rườm rà, trên thực tế chỉ làm cản trở việc thi hành công lý trong khi nhà nước cộng sản đã có sẵn một bộ luật chống tham nhũng, đó là chưa kể sự hiện diện của một hệ thống phòng chống tham nhũng từ trung ương tới địa phương. Vả chăng cấm nịnh bợ thì lấy ai cung phụng cho lãnh đạo, chẳng lẽ vứt đi những lời lẽ ca ngợi “kẻ sĩ Bắc Hà”… “hai tay gìn giữ một sơn hà”.

Luật hoá chống nịnh bợ cấp trên càng tố cáo trước người dân rằng đảng CSVN là một bộ máy tham ô hạng nặng, vừa tham ô vừa tỏ ra là những nhà cai trị đạo đức giả hiệu. Vì ở các nước khác, pháp luật đã được thể chế hoá từ lâu mà không cần phải vẽ ra những quy định linh tinh như dưới chế độ độc tài cộng sản.

Trong khi Việt Nam quanh năm kêu gào cải tổ thể chế đến hụt hơi thì các cấp đảng viên cầm quyến tiếp tục tự biên tự diễn làm trò mèo. Chính phủ kiến tạo cứ kiến tạo quyền lợi nhóm nuôi tham nhũng lớn mạnh, còn công an bây giờ đi đêm với xã hội đen đánh đập và cắt cổ người dân.

Cái cần luật hoá như quyền biểu tình, quyền lập hội, quyền xuất bản báo chí tư nhân, quyền đi lại tự do thì cộng sản làm ngơ như trên thế giới chưa từng có. Thế nhưng những nhà cai trị cộng sản mù loà ấy đang hoành hành bằng những hành động bịp bợm, tự vẽ bùa để đeo. Sau luật hoá cấm nịnh bợ cấp trên có lẽ còn phải luật hoá cấm chạy chức, chạy quyền, chạy ghế cho đủ một bộ.

Thật là tội nghiệp cho đất nước Việt Nam.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.