Ly rượu máu người

Ảnh phải: Con hươu mang đôi sừng màu máu là con giống duy nhất tử tù Lê Văn Mạnh làm trong tù. Cái chết của anh kết thúc 19 năm giam cầm và kêu oan không ngừng nghỉ; và ảnh trái: cảnh người thân của anh than khóc tức tưởi bên nấm mộ mới đắp
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Có người đặt câu hỏi vì sao tòa án tỉnh Thanh Hóa ra lệnh xử tử (Lê Văn) Mạnh lúc này?

Chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời trong thông báo họ gửi cho gia đình.

Theo đó, họ thi hành án Mạnh thể theo yêu cầu của Vụ I, Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) thông qua công văn đề ngày 11/8/2023.

Trong hệ thống thứ bậc của bộ máy quyền lực ở Việt Nam, chúng ta biết rằng Vụ I không thể gửi công văn này nếu không có sự chỉ đạo của Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình.

Chánh án Bình, đến lượt mình, chắc hẳn đã bàn bạc kỹ trong cơ quan nội chính tối cao là Ban Bí thư mà ông là một thành viên chủ chốt, để tìm kiếm đồng thuận cho một quyết định chắc chắn sẽ làm xôn xao dư luận.

Bởi vậy, cần phải nói rõ với nhau, xử tử Lê Văn Mạnh không phải là một hành động bột phát từ giới chức tòa án cấp thấp ở Thanh Hóa mà là một quyết định có cân nhắc tính toán của chóp bu chính trị trong đảng.

Nhưng vì sao họ phải làm như vậy?

Hãy nhìn thời điểm Vụ I gửi công văn, ngày 11/8/2023 – một tuần sau quyết định xử tử một tử tù khác, Nguyễn Văn Chưởng.

Quyết định xử tử Chưởng ngày 4/8/2023 đã làm dậy lên một làn sóng phản đối chưa từng có với vô số bài viết, thư từ, kiến nghị nhắm thẳng vào Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, đặt chính quyền vào tình thế buộc phải hoãn thi hành án, nếu không muốn đổ thêm dầu vào lửa một dư luận đang sục sôi.

Nhưng thay vì nhìn thấy điểm hợp lý trong đòi hỏi của công luận để từ đó nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, ám ảnh “luôn đúng” của một thứ quyền lực độc tôn lại khiến họ mù quáng cho rằng hoãn thi hành án như thế là thua dư luận.

Mà đã thua keo này thì ta bày keo khác.

Vụ xử tử tiếp theo được lên kế hoạch kỹ càng hơn, chọn đúng thời điểm dư luận xao lãng với phiên tòa Phương Hằng. Nhiều người hoạt động bị giám sát chặt chẽ, nhất là những ai về quê Mạnh để hỗ trợ gia đình.

Và họ đã thành công, Mạnh bị xử tử gọn ghẽ, nhanh chóng.

Cái chết của Mạnh, bởi vậy, chỉ là sự tiếp nối vô số cái chết oan ức khác, khi thì trên những cánh đồng tha ma của cải cách ruộng đất, lúc thì nơi rừng sâu núi thẳm của những trại lao cải, thời chiến cũng như thời bình, chỉ để đảng Cộng sản Việt Nam – trong tư cách một chế độ – thỏa mãn sự hơn thua với dân có tính cách bệnh lý của mình.

Hôm nay, khi máu của một người Việt chết oan đổ xuống, cũng là lúc ly rượu mừng, ít nhất là trong tâm tưởng, của những kẻ quyền uy trong đảng nâng lên…

Ly rượu máu người!

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn: FB Nguyen Anh Tuan

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 08/05/2025. Ảnh: Evgenia Novozhenina/ POOL/ AFP

Trung Quốc: Tập Cận Bình chuẩn bị ‘nghỉ hưu’?

Sắp có một “thay đổi lớn” trên chính trường Trung Quốc? Theo truyền thông ở Bắc Kinh, trong cuộc họp hôm 30/06/2025 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản nước này không còn nhắc đến “Tư tưởng Tập Cận Bình,” hay vai trò “Hạt nhân” của lãnh đạo tối cao mà đã “xem xét” các quy định hoạt động của đảng. Pierre Antoine Donnet trên mạng Asialyst chờ đợi ông Tập chuẩn bị “rút lui khỏi chính trường.” Nhưng sự rút lui đó phải chăng là vỏ bọc bề ngoài?

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp Quốc hội Ukraine tại Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Andrii Nesterenko/ AFP via Getty Images

Cải tổ nội các Ukraine: Ba mục tiêu chính của Tổng thống Zelensky

Lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến tranh tháng 2/2022, Ukraine tiến thành cải tổ nội các quy mô lớn. Chính phủ mới do một phụ nữ điều hành và một nhà ngoại giao nữ được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ. Chủ đích chính của lần cải tổ nội các này là củng cố mối quan hệ với Mỹ, đồng minh và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv.

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp của Quốc hội Ukraine, Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Reuters/ Andrii Nesterenko

Chân dung tân nữ Thủ tướng Yulia Svyrydenko

Với hình ảnh một nhà kỹ trị năng động, tân Thủ tướng Yulia Svyrydenko đang được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho Ukraine.

Bà được đánh giá là người dễ làm việc cùng, không câu nệ thủ tục, luôn lắng nghe ý kiến từ những người có kinh nghiệm, hỗ trợ thế hệ trẻ và có khả năng xử lý nhân sự khéo léo, đồng thời am hiểu sâu sắc về truyền thông.