Mấu chốt đưa đến sự thất bại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều ở Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong bài phân tích đăng trên tờ New York Time hôm 2/3/2019, ký giả David E. Sanger và Edward Wong đã cho rằng chỉ dấu bất thành của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Hà Nội vừa qua đã xảy ra ngay trong buổi ăn tối đầu tiên hôm 27 tháng 2 giữa ông Donald Trump và lãnh tụ Kim Chính Ân.

Ông Trump đã đề nghị giải pháp toàn diện, mà nhiều đời Tổng thống Hoa Kỳ trước đó theo đuổi suốt ¼ thế kỷ qua, nhưng đã không thành công. Đó là, Hoa Kỳ sẽ bỏ cấm vận hoàn toàn, đổi lấy việc Bắc Triều Tiên phải chấp nhận bãi bỏ toàn diện vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Cố vấn an ninh quốc gia John R. Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo đều cho rằng đề nghị này chắc chắn sẽ không được Kim Chính Ân chấp nhận, và hội nghị thượng đỉnh coi như bế tắc. Nhưng ông Trump thì hy vọng có thể “thuyết phục” đối tượng nhờ cá tính mạnh mẽ và khả năng thương lượng của mình, và chủ quan nghĩ rằng họ Kim sẽ chấp nhận do những “thiện cảm” đặc biệt giữa hai người. Chỉ vài tháng trước, ông Trump đã từng tuyên bố về Kim: “Chúng tôi yêu nhau.”

Ngược lại phía họ Kim cũng đã tính toán sai. Kim Chính Ân và các phụ tá nghĩ rằng ông Trump sẽ chấp nhận một đề nghị khiêm tốn hơn. Đó là, Bắc Triều Tiên sẽ tháo gỡ khu sản xuất hạt nhân Yongbyon, thay vào đó Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ 5 lệnh cấm vận nặng nề bắt đầu từ tháng 3/2016 và đã bóp nghẹt kinh tế Bắc Hàn trong thời gian qua.

Ông Trump đã được báo cáo trước đó rằng khu sản xuất hạt nhân Yongbyon, mà Kim sẵn sàng phá hủy, không còn được Bắc Triều Tiên sử dụng nữa; tất cả vũ khí hạt nhân đều đã được di dời và cất giấu dưới những đường hầm kiên cố mà CIA đã phát hiện.

Các phụ tá của ông Trump cho rằng việc tháo gỡ lệnh cấm vận – dù một phần đi chăng nữa cũng chỉ giúp cho Bắc Triều Tiên phục hồi nền kinh tế và tiếp tục sản xuất vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Ri Yong-ho của Bắc Triều Tiên tiếp tục ngụy biện trong cuộc họp báo lúc nửa đêm 28 tháng 2, rằng họ Kim chỉ muốn Hoa Kỳ bãi bỏ 5 lệnh cấm vận chứ không đòi bỏ toàn bộ cấm vận như ông Trump cáo buộc, còn việc bãi bỏ toàn diện vũ khí hạt nhân thì phải có một tiến trình thảo luận lâu dài. Đây là thủ thuật đàm phán theo kiểu câu giờ của hầu hết các chế độ cộng sản.

Ngoài vấn đề bãi bỏ vũ khí hạt nhân, Bắc Triều Tiên mong muốn có một Hiệp định hòa bình mang tính pháp lý trên bán đảo Triều Tiên, thay thế Hiệp định đình chiến ký kết vào năm 1953. Đây cũng là thủ đoạn của Bắc Triều Tiên nhằm đòi hỏi sự triệt thoái quân đội Hoa kỳ tại Nam Hàn vì một khi có Hiệp định hòa bình ra đời, thì Hoa Kỳ không còn lý cớ gì để tiếp tục duy trì hơn 28 ngàn quân tại đây. Đây là mục tiêu lâu dài nhằm loại các ảnh hưởng của Hoa Kỳ ra khỏi bán đảo Triều Tiên của họ Kim.

Nhưng ông Donald Trump và nhóm phụ trách đàm phán của Hoa Kỳ chỉ đồng ý một hiệp định kết thúc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên mà thôi. Theo dự trù, Hiệp định này sẽ được ký ở Hà Nội vào ngày 28 tháng 2, nhưng vì hai phía không đồng ý về điều khoản bãi bỏ vũ khí hạt nhân nên tất cả đã xếp lại.

Từ cuộc họp thượng đỉnh Singapore hồi tháng 6/2018 cho đến thượng đỉnh tại Hà Nội vừa qua, lãnh tụ Kim Chính Ân chỉ quan tâm duy nhất là làm sao tháo gỡ nhanh chóng 5 trong số 11 lệnh cấm vận nhắm vào lãnh vực xuất khẩu, bao gồm khoáng sản, kim loại, than, nông nghiệp và hải sản, kể cả những viện trợ nhân đạo.

Theo ký giả David E. Sanger và Edward Wong, hai nhóm đàm phán Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đã có những buổi làm việc tại Hà Nội rất căng. Ngay cả khi họ Kim lên tàu cho chuyến hành trình hai ngày tới Việt Nam và ông Trump cất cánh trên Air Force One, hai phía vẫn bế tắc, chưa tìm ra một giải pháp chung. Cuối cùng thả nổi để cho ông Trump và họ Kim quyết định trong cuộc thảo luận tay đôi.

Không biết là ông Trump đã có lúc nào bị lay động về giải pháp nửa vời của họ Kim hay không, nhất là trong tình huống các tác hại chính trị do cuộc điều trần chống lại ông của cựu luật sư thân tín Michael Cohen trước Quốc hội ngày 27/2/2019 đang bủa vây ông, thì một chút kết quả nào từ hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ giúp xoay sự chú ý của dư luận một cách tích cực hơn cho ông Trump.

Nhưng Ngoại trưởng Mike Pompeo, cũng là cựu giám đốc CIA, đã chống đối mạnh mẽ đề nghị của họ Kim và cố vấn cho ông Trump rằng, nếu Tổng thống chấp nhận dỡ cấm vận chỉ để đổi lấy Yongbyon thôi thì dư luận sẽ cho là ông đã bị lừa bởi một lãnh tụ trẻ nổi tiếng cất giấu chương trình hạt nhân của hắn trong các đường hầm khắp nước.

Một giới chức cao cấp của bộ Ngoại giao Mỹ lý luận rằng dỡ bỏ cấm vận sẽ chỉ giúp họ Kim tiếp tục phát triển và tinh luyện uranium thêm cho vũ khí nguyên tử mà thôi. Mỹ đã theo dõi và khám phá nhiều cơ sở hạt nhân của Bắc Triều Tiên hiện vẫn đang hoạt động, ngoài trung tâm Yongbyon cũ kỹ mà Kim Chính Ân đề nghị phá hủy.

Tổng thống Trump cho biết Bắc Triều Tiên đã “rất ngạc nhiên khi thấy chúng tôi biết.”

Và nước Mỹ đã thở phào nhẹ nhõm khi ông Trump bỏ hội nghị ra về.

Cuối cùng, ông Trump đã bay trở lại Washington mà không có gì – không có thỏa thuận nào về tuyên bố hòa bình, cũng không có thỏa thuận ngưng phát triển hạt nhân, có nghĩa là kho vũ khí Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục mở rộng trong khi hai bên tranh cãi. Chỉ có những lời hứa sẽ tiếp tục đàm phán dù không có thời điểm ấn định, và tiếp tục giữ những lời hứa từ thượng đỉnh năm ngoái tại Singapore là Bắc Triều Tiên sẽ ngưng thử nghiệm vũ khí, trong khi Mỹ ngưng các cuộc tập trận lớn với Nam Hàn và một số đồng minh Úc, Anh, Pháp…

Hai ký giả nói trên đã phỏng vấn nửa tá giới chức tham dự để đi đến kết luận là cả hai phía đều đánh giá lầm về nhau.

Ông Trump bước vào ngôi vị tổng thống, coi thường “Gã Hỏa Tiễn Nhỏ,” và nghĩ là những lời lẽ cứng rắn cùng việc cấm vận sẽ khiến họ Kim phải nhượng bộ; nhưng khi tình hình tiếp tục căng thẳng, ông Trump bất chợt đổi thế đánh, dẹp qua các cố vấn và sử dụng ngoại giao cá nhân, hết lời ca tụng Kim Chính Ân, và họ đã gởi cho nhau những “lá thư tình tuyệt đẹp (beautiful love letters),” theo mô tả của ông Trump. Sự thay đổi này cũng đã giúp thế giới, nhất là vùng Á châu, tạm im tiếng thử nghiệm hỏa tiễn kinh hoàng từ Bắc Triều Tiên trong hơn một năm qua.

Nhưng sau hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội vừa qua, hy vọng mong manh cho một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân càng trở nên mong manh hơn. Tổng thống Trump chắc cũng nhận ra rằng thực tế không dễ dàng như ông nghĩ, liên hệ cá nhân tuy quan trọng trong thương thảo nhưng không phải là yếu tố duy nhất, đặc biệt là khi đàm phán với những đầu lãnh bệnh hoạn, chuyên quyền và độc ác như Kim Chính Ân.

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.