Metro số 1, ‘Đảng ngồi xổm trên pháp luật’ và những bàn tay đen đúa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cảnh nạn Metro số 1

Vụ “Bộ Chính trị đồng ý chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư metro số 1 và 2 ở Sài Gòn lên 95,000 tỷ đồng” xảy ra ngay vào những ngày đầu năm dương lịch 2019 xứng đáng không chỉ như một chứng cứ trắng trợn và thô bạo cho đúc kết dân gian “Đảng ngồi xổm trên pháp luật,” mà còn có thể khiến bật ra một âm mưu gài nhau trong nội bộ: thấy “nuốt” không trôi núi tiền cao ngất, một số cá nhân liền đẩy trách nhiệm và hậu quả phát sinh cho tập thể theo truyền thống vốn có của một đảng vô trách nhiệm với dân tộc.

Vụ scandal trên xảy ra trong cảnh nạn của một bức tranh nhuốm màu chết chóc đã được khởi sự vào đầu Tháng Mười Một, 2018: ông Võ Phi Anh, mới có 54 tuổi và là phó tổng giám đốc Cienco 6 đơn vị thi công một số hạng mục thuộc công trình tuyến metro số 1 tại TP.HCM, chết trong tư thế treo cổ ở cầu thang văn phòng làm việc. Cái chết bằng dây thừng này bị nghi vấn cao về tiêu cực của những quan chức phụ trách dự án này.

Không bao lâu sau cái chết trên, phía Việt Nam đã bị Nhật Bản kéo áo đòi số tiền $100 triệu còn thiếu nhà thầu Nhật trong thi công dự án Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên ở Sài Gòn.

Chi tiết ngoại giao rất đáng chú ý là cú đòi nợ của Nhật đã từ nhà thầu tới cấp đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam rồi lên đến cấp bộ trưởng ngoại giao Nhật. Có thể cho rằng là lần đầu tiên Nhật Bản – quốc gia mà Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn vốn phát triển chính thức ODA và luôn mơn trớn người Nhật để được vay mượn và nhận viện trợ không hoàn lại nhiều hơn thế, đã công khai phi vụ đòi nợ cho quốc tế biết, bất chấp phía Việt Nam kiên định giữ kín câu chuyện đáng xấu hổ này.

Dự án Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã trở nên nổi tiếng không chỉ bởi cái chết chấn động của quan chức Võ Phi Anh mà còn do nạn đội vốn đến hơn 30,000 tỷ đồng, từ hơn 17 ngàn tỷ lên đến 47 ngàn tỷ, lập kỷ lục đội vốn trong số các công trình xây dựng giao thông thuộc loại “đơn giá đắt nhất hành tinh” và tỷ lệ “ăn chia” lên đến 50-70% giá trị công trình mà chỉ có ở dải đất chữ S thời độc đảng và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vụ scandal trên xảy ra trong bối cảnh phó trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM Hoàng Như Cương đang hội tụ nhiều dấu hiệu “ra đi tìm đường cứu nước” khi quan chức này bị cơ quan kiểm toán nhà nước yêu cầu xử lý tài chính gần 3 ngàn tỷ đồng. Địa chỉ “cứu nước” vẫn là Hoa Kỳ – một trong những quốc gia hội tụ đông đảo nhất giới quan tham nước Việt.

Và cận kề nhất, bản tin “Bộ Chính Trị đồng ý chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư metro số 1 và 2 lên 95,000 tỷ đồng” đã bị Ban Tuyên giáo trung ương và có thể còn ở cấp cao hơn thế chỉ đạo xóa sạch khỏi mặt báo quốc doanh sau khi bị mạng xã hội lên án “đảng ngồi xổm trên pháp luật.”

Nhưng từ lâu trước đó, chính quyền TP.HCM đã “ngồi xổm trên pháp luật.”

Hành vi bất hợp pháp!

Theo quy định tại Luật Đầu Tư Công 2014, dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 10,000 tỷ đồng trở lên thuộc dự án trọng điểm quốc gia, phải trình Quốc Hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư và thủ tướng chính phủ ra quyết định đầu tư. Nhưng Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM đã tự phê duyệt điều chỉnh dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 – một biểu hiện quá rõ ràng về tội “cố ý làm trái.”

Trách nhiệm “cố ý làm trái” trên thuộc về thời của những Lê Thanh Hải – bí thư thành ủy TP.HCM, Lê Hoàng Quân – chủ tịch TP.HCM, Nguyễn Hữu Tín – phó chủ tịch TP.HCM, Tất Thành Cang – giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải và sau đó là phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM… – cũng đều là những quan chức gây ra tội ác vô bờ bến tại cái gọi là “khu đô thị mới Thủ Thiêm đẹp nhất khu vực Đông Nam Á” mà đã cưỡng bức hàng chục ngàn gia đình người dân nơi đây phải gia nhập đội ngũ dân oan đất đai lên đến hàng triệu người, trong một Việt Nam khốn khổ điêu linh bởi nạn cường hào ác bá hoành hành khắp nơi từ trung ương xuống tất cả các địa phương.

Còn giờ đây, những kẻ nào, hoặc nhóm lợi ích tham nhũng nào phải chịu trách nhiệm về núi vốn đội lên hơn 30 ngàn tỷ đồng và quá nhiều sai phạm cố ý tại Dự án Metro số 1?

Hành vi Bộ Chính Trị bất chấp Luật Đầu Tư Công 2014, vội vã “ngồi xổm trên pháp luật” để chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư metro số 1 và 2 lên đến 95,000 tỷ đồng phải chăng là một động tác nhằm hợp thức hóa số tiền khổng lồ đã chui gọn vào túi giới quan tham trong dự án này? Và nếu đúng là như thế, những kẻ nào hay nhóm lợi ích nào đã “lobby” để “tập thể Bộ Chính Trị” qua mặt Quốc Hội khi thực hiện sự thông qua – chỉ có thể gọi đúng nghĩa là bất hợp pháp – như thế?

Nguyễn Phú Trọng – quan chức mà giờ đây đã nắm trọn quyền trong Bộ Chính Trị và chỉ còn thiếu cái ghế thủ tướng, đã bị ai đó “dùi,” hay chính ông ta là người đưa ra chủ trương Bộ Chính Trị họp gấp để hợp pháp hóa mức điều hỉnh dự toán cho dự án Metro số 1 như sự đã rồi, hợp thức hóa cho một núi tiền từ nguồn ODA và tiền đóng thuế của dân Việt mà rất có thể đã bị một nhóm lợi ích nuốt sống, và bắt Quốc Hội cùng báo chí quốc doanh phải câm miệng – đúng theo cái cái cách “cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp” mà Trọng đã sống sượng tuyên bố và năm 2013?

Bức tranh xám ngoét năm 2019

Rất tương hợp với xu hướng và chiến dịch nhất thể hóa, vụ “Bộ Chính Trị đồng ý chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư metro số 1 và 2 ở Sài Gòn lên 95,000 tỷ đồng” càng khiến hiện rõ bức tranh xung sát quyền lực vào thời “đảng không làm thay mà làm luôn.”

Nhưng còn các ủy viên bộ chính trị khác thì sao? Chắc chắn có những vị không “xơ múi” và cũng chẳng liên đới gì với núi tiền trong Dự Án Metro số 1, song chẳng lẽ họ vẫn chấp nhận cúi đầu bỏ phiếu thuận để lịch sử thời hậu thế sẽ phải truy xét họ?

Lịch sử cận đại đảng Cộng Sản Việt Nam lại đã chứng kiến không ít vụ việc đẩy hậu quả phát sinh trầm trọng cho “tập thể Bộ Chính Trị”: vụ dự án Boxit Tây Nguyên đội vốn cao, ô nhiễm môi trường trầm trọng và liên quan đến nguồn gốc đầu tư từ Trung Quốc, đặc biệt là địa thế quân sự của Việt Nam bị khống chế; dự luật Đặc Khu bị nghi ngờ “bán đất cho Trung Quốc” và gây ra cuộc biểu tình phản đối của hàng trăm ngàn người dân ở Sài Gòn… Tất cả hậu quả phát sinh đó đều được những bàn tay và thế lực đen tối nào đó đẩy cho “tập thể Bộ Chính trị” và như một cách bán đứng Quốc Hội “của dân, do dân và vì dân.”

Lịch sử thu gọn cho thể chế chính trị độc đảng ở Việt Nam đã được tóm gọn bởi sự khởi đầu mang nặng “điềm xấu” trong hai năm gần nhất: nếu vào đầu năm dương lịch 2018, vụ nhà chức trách Chi Lê phát hiện hàng trăm vây cá mập được phơi phóng công khai ngay trên mái nhà của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Chi Lê đã khiến ngành ngoại giao Việt Nam “rông” nguyên năm với cơn địa chấn mang tên “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” lan từ Đức sang Slovakia, Pháp, Ba Lan và khiến giới quan chức cao cấp của Việt Nam khốn đốn, thì ngay đầu năm 2019 lại nổ ra một scandal, nhưng không còn phải ở phạm vi ngoại giao, mà đã lên đến cấp Bộ Chính Trị với cái tên “Metro số 1.”

Năm 2019 vừa mở màn bức tranh xám ngoét của nó.

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”