Môi trường nào cho chúng ta?

Người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh tuần hành phản đối hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của Formosa, 1/9/2016. Ảnh: VOA/mạng xã hội
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo thông tin của các báo trong nước, mà sau đó links bài bị gỡ bỏ, không thể vào đọc, chỉ còn bài tổng hợp trên RFA, cảnh sát môi trường Hà Tĩnh phải chào thua, bó tay trước nạn ô nhiễm chất thải do Formosa gây ra. Đây là thông tin có thật, nó thật vì số lượng bãi chất thải do RFA tổng hợp vẫn chưa đủ, dẫn đến khối lượng chưa đủ. Nó thật vì tình trạng môi trường Hà Tĩnh và biển miền Trung ngày càng xấu đi. Nó thật vì lời cảnh báo của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc là có thật.

Nhưng, ông Phúc đã cảnh báo gì? Bãi thải của Formosa nằm ở đâu? Và môi trường miền Trung xấu cỡ nào?

Trích RFA: “Hôm 24 tháng 7 năm 2017, tại buổi thị sát khu liên hợp gang thép của Công ty TNHH Formosa Hưng Nghiệp Hà Tĩnh (FHS) và làm việc với FHS, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và các bộ, ngành liên quan, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng ‘Không an toàn thì không được sản xuất; nếu vi phạm trở lại thì phải đóng cửa nhà máy. Việc nâng công suất nhà máy phải đi liền với bảo vệ môi trường.”

Lời phát biểu của ông thủ tướng vừa là lời cảnh tỉnh đối với Formosa và các cơ quan liên ngành Hà Tĩnh (nói là lời đe nẹt cũng không sai), đồng thời là lời cảnh báo về môi trường đang xấu đi ở tỉnh này nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Và, đứng trên cương vị thủ tướng, dù muốn hay không muốn, ông Phúc vẫn phải nhìn thấy thực trạng môi trường đang ngày càng xấu đi ở khu vực này. Sự xấu đi này không chỉ riêng môi trường tự nhiên mà cả môi trường xã hội cũng có vấn đề nốt. Lời cảnh báo của ông Phúc trong lúc này không cho thấy tâm huyết của ông với môi trường mà đó là sự phát biểu thụ động bởi đứng trên cương vị này, ông không thể nói khác đi!

Và vấn đề thứ hai, bãi thải Formosa, theo như RFA tổng hợp từ các báo trong nước thì: “Chiều ngày 29 tháng 6 năm 2016, tại trụ sở Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, gần 50 đại diện các bộ, ngành cùng các nhà khoa học đã chứng kiến Formosa nhận lỗi, cam kết các trách nhiệm liên quan đến xử lý ô nhiễm, bồi thường kinh tế cho người dân vùng cá chết.

Chưa đến một tháng sau, ngày 23 tháng 7 năm 2016, báo chí trong nước loan tải thông tin các cơ quan chức trách đã phát hiện 8 điểm chôn lấp và xử lý chất thải của Formosa Hà Tĩnh tại nhiều khu vực thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Theo báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh lúc đó  thì khi kiểm tra chứng từ xuất kho cho thấy số lượng chất thải của Formosa Hà Tĩnh đã đưa ra khỏi nhà máy lên đến 267 tấn. Về việc này ông Nguyễn Đăng Quang nhận xét chuyện cũ chưa giải quyết xong lại tiếp tục vi phạm mới.”

Ở đây, các báo trong nước chỉ đưa ra được 8 điểm chứa thải của Formosa, chủ yếu nằm dọc bờ biển Hà Tĩnh, chung quanh khu vực công ty này cắm mốc và hoạt động. Nhưng trên thực tế, điểm thứ 9 nằm giáp giới với thôn Xuân Sơn, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đây là bãi thải chất thải nặng, không được nhắc tới trong các báo. Có thể vì điều này nằm ngoài quan sát của báo chí hoặc cố tình mua chuộc báo chí để che mắt thiên hạ. Chất thải ở Formosa được tập kết và đưa lên Kỳ Lạc vào nửa đêm, đổ giữa hai hẻm núi và hiện tại, khối lượng của nó có thể lên đến hàng triệu mét khối chứ không còn là con số vài trăm ngàn như các bãi ven biển. Và chất thải ở bãi Kỳ Lạc là chất thải rắn, có mùi khét rất khó chịu, mỗi khi trời mưa, chất thải tự bốc khói, tỏa ra mùi hôi thối cả vùng rừng.

Bãi chất thải Kỳ Lạc mới là bãi chất thải đáng kể, đáng bàn nhất trong vấn đề ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra. Bởi đây là vùng đất cao, mọi nguồn nước chảy về đồng bằng đều đi qua đây, và một khi chất thải ngấm vào đất thì mối nguy môi trường khó mà lường được. Nhưng đáng sợ hơn nữa, có lẽ là môi trường xã hội ở Kỳ Anh.

Hiện tại, số phụ nữ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh và Vĩnh Tân, Bình Thuận nói riêng cũng như các khu vực có người Trung Quốc sang làm việc tại Việt Nam nói chung bỏ chồng theo đàn ông Trung Quốc vì đồng tiền là quá cao. Riêng huyện Kỳ Anh, con số thông kê do một số giáo xứ ở đây cung cấp đã lên đến hàng trăm phụ nữ bỏ chồng theo trai Trung Quốc. Và trong số hàng trăm phụ nữ này, có không ít người là con chiên ngoan đạo của Kitô Giáo. Như trường hợp 1 phụ nữ theo Kito Giáo ở xã Kỳ Lạc, cô này bỏ chồng và ba đứa con để theo trai Trung Quốc, đến Tết, dắt trai về nhà ăn Tết và “hưởng tuần trăng mật” như không có gì, người chồng thấy vậy đuổi gã bạn trai Trung Quốc đi, cô vợ đứng ra cãi cọ, gã trai Trung Quốc đấm thẳng vào người chồng làm anh này tổn thương mắt và mù mất một bên mắt trái. Khi chúng tôi đến thăm thì cô vợ và gã Trung Quốc kia đã cao chạy xa bay, anh chồng vừa xuất viện và những đứa con ngơ ngác, dáo dác khó mà nói cho trọn…!

Tình trạng này ở Vĩnh Tân, Bình Thuận và nhiều nơi khác cũng xảy ra tương tự, nó khiến cho người ta phải đặt câu hỏi: Liệu đàn ông Việt Nam bất lực, kém hấp dẫn đến độ đã có con với nhau mà người vợ vẫn bỏ theo trai Trung Quốc? Câu trả lời là Không. Vấn đề nằm ở chỗ hệ qui chiếu đạo đức của người Việt đã bị đánh tráo từ những dự án có người Trung Quốc tham gia. Nó bị đánh tráo thế nào? Người nông dân Việt Nam, người lao động Việt Nam vốn thật thà, chân chất và có thêm một cái chứng nữa là nghèo khổ. Đùng một cái, chính quyền mang dự án về, giá đất tăng vụt vụt, thế giới kim tiền lấn áp mọi thứ. Vòng quay đồng tiền cuốn đi mọi thứ, và mọi giá trị tình cảm, mọi qui ước về đạo đức của người bản địa tưởng chừng như trường tồn hoặc khó thay đổi bỗng chốc trở nên đổ sập trước sức mạnh đồng tiền. Có tiền là có tất cả, có tiền, khi ra chợ, có thể hô biến, mua một món hàng tầm thường với giá trên trời và biến mình trở thành tâm điểm của người bán, được săn đón… Đây cũng là lúc những người nghèo cảm thấy mình bị thiệt thòi, cảm thấy mặc cảm và thù hận cái nghèo của mình. Những cô vợ nghèo cắn răng, nhắm mắt bỏ chồng cũng không ngoài vòng xoáy này.

Một khi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bị xuống cấp trầm trọng như vậy thì những báo cáo về môi trường của các cơ quan nhà nước đôi khi chỉ là trò mị dân, lấy vải thưa che mắt thánh, trích RFA: “Báo cáo môi trường quốc gia 2016 của Bộ Tài Nguyên – Môi Trường đánh giá sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được xếp đứng đầu danh sách các công ty gây ô nhiễm.

Formosa đã gây ra thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền trung, bắt đầu từ ven biển Hà Tĩnh lan dọc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường.

Nguyên nhân được xác định là do trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy, công ty Formosa đã có những vi phạm dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua chưa xử lý xả thẳng ra môi trường.

Formosa được ký hợp đồng thuê đất đến 70 năm, thuế thu nhập chỉ là 10%. Ngoài ra Formosa còn được miễn thuế thu nhập trong 4 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, thuế tài nguyên.”

Dù muốn hay không muốn, cũng phải nhìn thấy một thực tế là môi trường tự nhiên của Việt Nam hiện nay, nếu xét trên bình diện khu vực, chúng ta còn hi vọng khá hơn môi trường của Trung Quốc. Nhưng nếu xét trên tổng quan môi trường tự nhiên và xã hội, có vẻ như Việt Nam kém hơn Trung Quốc rất xa. Vì Trung Quốc nó xấu cỡ nào vẫn có khả năng thu hút đàn bà Việt. Đó là sự thật phũ phàng nhưng không thể nói khác! Và điều này cũng khó mà trách nhà nước quản lý yếu kém, lỏng lẽo. Vì chuyện này có trách hay không trách, họ vẫn vậy. Nên chăng là trách cái hệ qui chiếu đạo đức, hay trách cái hòn đá tảng nhân phẩm của người Việt nó quá mỏng, quá dễ vỡ. Không cần bom nguyên tử hay vũ khí hạt nhân mà chỉ cần ném một trái lựu đạn tiền tệ thì xem như người ta có thể chết đầy mặt nước chẳng khác nào ném cá, chết từ chính quyền đến nhân dân.

Viết Từ Sài Gòn

Nguồn: RFA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.