Môi trường sống đang chết dần bởi bàn tay quan chức Cộng Sản

Mức độ ô nhiễm không khí tại Việt Nam ngày càng tệ hại.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau hơn ba mươi năm, đất nước Việt Nam núp bóng dưới mỹ từ “đổi mới”, nhưng môi trường sống lại trở nên ngày một tồi tệ đến mức nguy hiểm đến cuộc sống và tính mạng người dân. Tình trạng ô nhiễm diễn ra khắp nơi, từ biển khơi tới rừng núi cao, từ hải đảo Phú Quốc đến thung lũng Tây Bắc. Câu nói cửa miệng của mọi người Việt Nam hiện nay là “mọi thứ đều bị ô nhiễm.”

Một nghiên cứu của Đại Học Yale, Hoa Kỳ về bảo vệ hệ sinh thái công bố vào năm 2018, Việt Nam đứng thứ 131 trên toàn cầu, thấp hơn cả Trung Quốc đứng thứ 109. Trong đó có một số chỉ tiêu cơ bản mà Việt Nam đứng sát đáy của nhóm 10 nước tồi tệ nhất về xử lý nước thải, ô nhiễm bụi và mật độ che phủ rừng.

Theo báo cáo năm 2017 của tổ chức Ocean Conservacy, Việt Nam là nước đứng thứ 4 trong số các quốc gia gây ô nhiễm môi trường biển nhiều nhất trên thế giới. Trong đó, rác nhựa của 5 nước gồm Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Sri Lanka thải ra biển nhiều hơn tất cả các quốc gia khác trên thế giới cộng lại. Riêng tại Việt Nam vào năm 2016, công ty Formosa đã gây thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt trên chiều dài hơn 300 km dọc bờ biển mà đến nay chưa hồi phục.

Về ô nhiễm không khí, theo số liệu từ EPI (The Environmental Performance Index) của Hoa Kỳ thực hiện và công bố, Việt Nam hiện đang đứng trong nhóm 10 quốc gia ô nhiễm không khí nhất Châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP. HCM liên tục tăng cao, khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI – Air Quality Index) luôn ở mức dẫn đầu trong số 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Thật vậy, chúng ta không khỏi giật mình khi xem những con số do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường báo cáo vào tháng Tám, 2019 như sau: (không loại trừ khả năng con số thực tế còn kinh khủng hơn).

Mỗi năm, cả nước đã thải ra môi trường hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt; hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp; hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại từ nguồn khác. Riêng lượng tro xỉ thải ra từ các nhà máy nhiệt điện than đang vận hành ước tính 12,2 triệu tấn và chủ yếu tập trung tại khu vực miền Bắc (chiếm 60%), miền Trung (chiếm 21%) và miền Nam (chiếm 19%). Chúng ta đều biết hệ thống nhà máy nhiệt điện này đều nhập khẩu máy móc, dây chuyền công nghệ từ Trung Quốc 4 tốt.

Trên cả nước hiện có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000m³ nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu. Trên 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; hơn 4.500 làng nghề. Hơn 13.500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m³ nước thải y tế.

Cả nước hiện có 787 đô thị với 3.000.000 m³ nước thải/ngày đêm nhưng hầu hết chưa được xử lý trước khi chảy thẳng ra kênh mương, sông rạch. Hiện có 458 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh; có hơn 100 lò đốt rác sinh hoạt công suất nhỏ, có nguy cơ phát sinh khí dioxin, furan.

Như vậy, phải nói rằng người dân cả nước đang sống trong tình trạng nguy hiểm, do ô nhiễm môi trường ngày càng lớn cả về quy mô lẫn mức độ độc hại từ đất đai canh tác, nguồn nước mặt, nước ngầm và không khí . Bằng chứng là thời điểm này ở các khu đô thị Việt Nam, để tìm được một con sông hay kênh đào có nguồn nước trong sạch theo tiêu chuẩn bình thường là điều vô cùng hiếm. Nước vốn là chất không màu, không mùi nhưng giờ đây tại Việt Nam, nước hầu hết đã có màu nâu, thậm chí màu đen và có mùi hôi thối.

Để môi trường sống của người dân trên cả nước dẫn đến thảm trạng như ngày hôm nay là do rất nhiều nguyên nhân. Song nguyên nhân cốt lõi và nền tảng nhất chính là xuất phát từ giới lãnh đạo của đảng Cộng Sản không có tầm nhìn chiến lược hay còn gọi là thiếu sự hiểu biết về việc xây dựng và phát triển đất nước. Trong khi lòng tham của quan chức kể từ khi mở cửa phát triển kinh tế được dịp nở rộ. Các quan niệm “ăn xổi ở thì” trong thời bao cấp được nâng lên một tầm cao mới trong hệ thống kinh tế thị trường định hướng XHCN, nó trở thành tư duy “vơ vét theo nhiệm kỳ” và “sống chết mặc dân, tiền quan bỏ túi.

Nhìn về quá khứ chúng ta thấy rõ ràng thảm trạng môi trường của Việt Nam bắt nguồn từ sai lầm về việc xây dựng hệ thống giao thông quốc gia, lập quy hoạch cơ sở hạ tầng đô thị và chủ trương phát triển nông thôn. Bắt đầu từ năm 1996 sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và kỷ niệm 10 năm chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, cầu đường bắt đầu hình thành và mở rộng ở mọi nơi.

Các định chế tài chính quốc tế và các quốc gia phát triển ào ào đổ ngân quỹ vào viện trợ cho Việt Nam, khiến cho cả một dải đất hình chữ S bỗng trở thành một bãi xưởng công trường kéo dài hơn 20 năm nay mà vẫn ngổn ngang mịt mù khói bụi. Để kịp giải ngân, các dự án được vẽ ra và phê duyệt rầm rộ trong cái tầm nhìn hạn hẹp ấy, sau đó phân chia cho các tổng công ty nhà nước, tập đoàn tư nhân, doanh nghiệp cá nhân, tập đoàn quốc tế… thi nhau đào núi, ngăn sông, lấp hồ, đắp đập thủy điện… khiến cho hệ thống thủy văn tự nhiên hàng ngàn năm nay bị phá vỡ hoàn toàn.

Mẹ Việt Nam kể từ đó và nhiều năm sau này phải luôn gồng mình chịu cảnh hạn hán, lũ lụt thảm khốc như là một tất yếu.

Rõ ràng là với một thể chế độc tài cả về cơ cấu lẫn tư tưởng đã sản sinh ra hàng hàng lớp lớp thế hệ cán bộ tham lam vô độ. Do đó việc mở cửa phát triển kinh tế theo cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa”, đã làm cho đất nước bị phân chia, xé nát ngay từ đầu và sau này cứ chạy theo chắp vá, giải tỏa, đền bù… khiến cho sai lầm chồng chất sai lầm.

Bắt đầu từ tư duy thiển cận trong một hệ thống chính nhơ nhớp, hàng ngàn thứ hệ lụy về môi trường và xã hội đã bắt đầu sinh sôi nảy nở, để rồi đến nay sau 45 năm cai trị toàn cõi Việt Nam, đảng Cộng Sản đã biến đất nước với rừng vàng biển bạc, đất đai phì nhiêu thành một tổ quốc cạn kiệt mọi thứ ngoại trừ bất công lan tràn.

Đặng Xuân Diệu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.