Mỹ – ASEAN thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Tổng Thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ Tướng Cam Bốt Hun Sen, tại cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, ngày 12/11/2022. Ảnh: AP - Alex Brandon
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày 12/11/2022, Tổng thống Joe Biden đã đến Phnom Penh, thủ đô Cam Bốt, để cùng với các lãnh đạo Đông Nam Á mở cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN. Tại cuộc họp này, ông Biden ký kết Thỏa thuận Đối tác Chiến lược Toàn diện Mỹ-ASEAN.

Từ Phnom Penh, đặc phái viên Thanh Phương tường trình:

“Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, một tổng thống Mỹ đến dự thượng đỉnh với các lãnh đạo ASEAN. Trước cuộc họp thượng đỉnh này, ông Biden đã gặp Thủ tướng Hun Sen để bàn về việc tăng cường quan hệ Hoa Kỳ-Cam Bốt.

Chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine, việc Trung Quốc quân sự hóa vùng Biển Đông và căng thẳng vùng eo biển Đài Loan, cũng như mối đe dọa tên lửa và vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên, và khủng hoảng Miến Điện sẽ là những chủ đề trọng tâm mà tổng thống Hoa Kỳ sẽ đề cập đến trong các cuộc họp thượng đỉnh ở Phnom Penh. 

Nhưng trên hết, chuyến đi Phnom Penh sẽ là dịp để ông Biden tái khẳng định cam kết của Mỹ với vùng Đông Nam Á nói riêng và với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nói chung, trong nỗ lực tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu vực này. Để cụ thể hóa cam kết đó, Tổng thống Biden theo dự kiến sẽ ký kết Thỏa thuận Đối tác Chiến lược Toàn diện, tương tự như thỏa thuận mà khối các nước Đông Nam Á đã ký với Trung Quốc.

Theo lời phát ngôn viên Thượng đỉnh ASEAN Kung Phoak trong cuộc họp báo sáng nay (12/11), tiềm năng trong qua hệ Mỹ-ASEAN còn rất lớn cả về mặt kinh tế, chính trị lẫn xã hội. Ông cho rằng việc nâng quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện sẽ tạo ra những cơ hội đối tác mới. Các bộ trưởng của ASEAN và Mỹ trước hết sẽ thảo luận về các vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường.

Ngoài thỏa thuận nói trên, ít ai chờ đợi sẽ có những bước tiến đáng kể trong quan hệ Mỹ-ASEAN tại thượng đỉnh Phnom Penh, nhưng sự có mặt của Tổng thống Biden tại thủ đô Cam Bốt cho thấy là chính sách ngoại giao của Mỹ đối với châu Á đã trở lại bình thường, khác hẳn với thời Donald Trump.

Sau thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, ngày mai ông Biden sẽ dự Thượng đỉnh Đông Á, quy tụ lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ. Nhưng tổng thống Mỹ sẽ không có dịp gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cả hai đều không có mặt ở Phnom Penh ngày mai.”

Thanh Phương

Nguồn: RFI

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phó Tổng Thống Lại Thanh Đức (William Lai, trái) và bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), đại diện Đài Loan tại Mỹ, trong liên danh đại diện đảng DPP đương quyền ứng cử cuộc bầu cử tổng thống đầu năm 2024. Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images

Đài Loan bầu tổng thống: Chiến tranh hay hòa bình?

Chỉ một tháng nữa 23,5 triệu dân Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống và Quốc Hội. Bắc Kinh đe nẹt người Đài Loan sẽ phải chọn “chiến tranh hay hòa bình,” trong khi giới quan sát quốc tế nhận định, cuộc bầu cử này là một bước ngoặt sẽ quyết định tương lai Đài Loan, hoặc sẽ củng cố chủ quyền quý giá của đảo quốc, hoặc sẽ gia tăng xung đột, thậm chí chiến tranh, giữa hai bờ eo biển.

Tàu khu trục Mỹ USS Milius trong cuộc hải hành ở eo biển Đài Loan hôm 16/4/2023. Ảnh: AP

Mỹ và các đồng minh châu Á “sẵn sàng đứng lên” bảo vệ ổn định tại eo biển Đài Loan

Kết thúc cuộc họp ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại Seoul vào sáng nay 09/12/2023, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng của Mỹ, Jake Sullivan khẳng định Washington và các đồng minh sẵn sàng “đứng lên” vì “ổn định hòa bình tại eo biển Đài Loan, vì quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông và Hoa Đông.”

Hội luận trực tuyến chủ đề "75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam" lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023

Hội luận trực tuyến “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam”

Hội luận trực tuyến chủ đề “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam” lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023 với sự góp mặt của các diễn giả: Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cựu Tù nhân Lương tâm Paulus Lê Sơn và cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng do MC Thanh Lan điều hợp.

Không gian Xã hội dân sự và các quyền tự do, dân chủ Việt Nam bị đóng kín, theo kết quả báo cáo khảo sát của liên minh quốc tế CIVICUS tổng kết năm 2023. Ảnh chụp màn hình VOA

Báo cáo: Quyền tự do dân chủ ở Việt Nam ‘bị đóng kín’ trong năm 2023

Không gian dân sự được định nghĩa là “sự tôn trọng luật pháp, chính sách và thực tiễn đối với các quyền tự do lập hội, nhóm họp và biểu đạt ôn hòa cũng như mức độ mà nhà nước bảo vệ các quyền cơ bản này.”

Năm nay Việt Nam chỉ đạt 13/100 điểm, sau cả Cuba 14/100 điểm. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Hà Nội bị liệt vào danh sách đen này kể từ lần đầu tiên xếp hạng vào năm 2018.