Mỹ: Chủ quyền ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc ở Biển Đông vô căn cứ

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Viện Nghiên Cứu Quốc Tế về Chiến Lược (IISS) ở Singapore ngày 27/7/2021. Ảnh: Roslan Rahman/ AFP/ Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

SINGAPORE (NV) – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu hôm Thứ Ba 27/7 là tuyên bố chủ quyền “Lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông là vô căn cứ theo luật quốc tế.

“Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông là vô căn cứ theo luật quốc tế. Sự cả quyết đó chà đạp chủ quyền của các nước ở khu vực.” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Viện nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (IISS) tại Singapore hôm Thứ Ba 27 Tháng Bảy trên chặng đầu tiên thăm viếng Singapore, Việt Nam và Phi Luật Tân.

Trước tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh mà các nước nhỏ ở khu vực ASEAN không thể đối phó, ông Austin nói rằng “Chúng tôi tiếp tục hậu thuẫn cho các nước ven Biển Đông duy trì quyền của họ theo luật lệ quốc tế. Đồng thời chúng tôi vẫn tôn trọng các cam kết đã ký với Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku và với Phi Luật Tân đối với Biển Đông.”

Theo nhận định của thông tấn AFP, chính quyền của Tổng thống Joe Biden gửi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới khu vực ASEAN động viên đồng minh đang là bức tường thành ngăn chặn Trung Quốc. Hãng tin này cho rằng chính sách thời Tổng thống Trump nhiều bất định, khó lường (các nước khu vực có thái độ dè dặt với Mỹ) nên ông Biden muốn nối lại mối quan hệ.

Dịp này, ông Austin cảnh cáo nước Mỹ “không nao núng khi lợi ích của mình bị đe dọa.” Dù vậy, ông cho hay nước Mỹ “không muốn đối đầu” với Trung Quốc.

“Tôi cam đoan theo đuổi một mối quan hệ xây dựng, ổn định với Trung Quốc, gồm cả việc trao đổi thông tin chặt chẽ hơn về quản lý khủng hoảng với quân đội Trung Quốc,” ông nói.

Bắc Kinh đã ngang ngược bồi đắp các bãi đá ngầm ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo khồng lồ rồi đưa đến đó các trang bị quân sự tối tân, bất chấp họ đã cam kết với các nước ASEAN giữ nguyên trạng các tranh chấp. Bắc Kinh tập trận liền liền trên Biển Đông, phô trương sức mạnh quân sự, vừa đe dọa các nước nhỏ phía Nam, vừa biểu diễn cho Mỹ thấy họ cũng dữ tợn, chứ không sợ gì cường quốc nào.

Trên tài khoản Twitter, ông Austin viết giải thích về chiến lược mới của Mỹ “răn đe tổng hợp” (Integrated deterrence) mà ông đề cập trong buổi nói chuyện ở viện nghiên cứu IISS rằng ông sẽ “hợp tác với các đối tác để chống lại các sự chèn ép và đe dọa qua mọi hình thái xung đột khác nhau, gồm cả “vùng xám” (tức khó phân biệt) làm cho các quyền và đời sống của người dân Đông Nam Á bị đè nén.

Hai hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Roosevelt tập trận trên Biển Đông ngày 9/2/2021. Ảnh: US Navy
Hai hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Roosevelt tập trận trên Biển Đông ngày 9/2/2021. Ảnh: US Navy

Lời tuyên bố của ông Austin ở Singapore lập lại những gì Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo của chính phủ tiền nhiệm Donald Trump từng xác định năm ngoái. Ngày 14 Tháng Bảy 2020, ông Pompeo viết trong bản tuyên bố “Đường Lưỡi bò của Trung Quốc là vô giá trị” và “Thế giới không cho phép Trung Quốc coi Biển Đông như một phần của đế quốc Trung Hoa… Chúng tôi đứng cùng với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á bảo vệ chủ quyền đối với các tài nguyên thiên nhiên theo đúng luật lệ quốc tế. Chúng tôi hợp cùng với cộng đồng quốc tế bảo vệ quyền tự do trên biển, tôn trọng chủ quyền cũng như bác bỏ bất cứ áp đặt nào ‘sức mạnh tạo ra quyền’ trên Biển Đông…”

Khi nói chuyện ở Singapore hôm Thứ Ba 27 Tháng Bảy 2021, ông Austin nói rằng “Chúng tôi đang hành động để bảo đảm rằng các đồng minh và đối tác của chúng tôi có khả năng và sức mạnh cũng như các thông tin họ cần thiết.”

Bình luận về chuyến thăm 3 nước ASEAN đang diễn ra của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bắc Kinh cho tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời một phân tích gia ở Viện Nghiên cứu Biển Đông phỏng định Ngũ Giác Đài muốn vận động cả Hà Nội và Manila để Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự và các cơ sở hải quân liên quan đến Biển Đông.

Nguồn: Người Việt

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.