Mỹ gọi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ là ‘nhà đấu tranh không mệt mỏi cho tự do tôn giáo’

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và từng bị chính quyền bỏ tù trong 10 năm, viên tịch hôm 24/11/2023. Ảnh: Báo Giác Ngộ (screenshot)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đưa ra tuyên bố sau khi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, trong đó ca ngợi nhà lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, từng bị chính quyền trong nước bỏ tù, vì đã đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và nhân quyền.

Hòa thượng Tuệ Sỹ, vị trưởng lão thông tuệ của Phật giáo Việt Nam, viên tịch hôm 24/11/2023 tại chùa Phật Ân ở Đồng Nai, nơi ông cư ngụ trong những năm cuối đời.

Thông cáo của BNG Mỹ đưa ra hôm 27/11 nói rằng “thay mặt cho người dân Mỹ, chúng tôi chia buồn sâu sắc tới người dân Việt Nam và các tín đồ trên toàn thế giới sau khi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, đó là vị lãnh đạo lỗi lạc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nam Thống nhất.”

Truyền thông do nhà nước Việt Nam quản lý hầu như không đưa tin về sự kiện Hòa thượng Tuệ Sỹ viên tịch, người từng bị chính quyền coi là một nhà bất đồng chính kiến và bị giam cầm trong hơn một thập niên.

Theo tìm hiểu của VOA, Tuổi Trẻ là tờ báo chính thống duy nhất đưa tin về việc Hòa thượng Tuệ Sỹ qua đời sau một thời gian điều trị bệnh, cùng một số dòng tiểu sử về ông cũng như những tác phẩm và công trình nghiên cứu Phật học và Thiền học có giá trị được ông để lại cho hậu thế.

Hòa thượng Tuệ Sỹ trở thành lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) vào tháng 9 năm ngoái sau khi Hội đồng Giáo phẩm Trung ương của Giáo hội được tái lập theo di nguyện của cố Tăng thống Thích Quảng Độ, người viên tịch hai năm trước đó.

GHPGVNTN là tổ chức Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở miền Nam nhưng sau năm 1975, chính quyền cộng sản Việt Nam phủ nhận sự tồn tại của giáo hội này trong khi ủng hộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

“Trong nhiều thập kỷ, (Hòa thượng) Thích Tuệ Sỹ là một nhà đấu tranh không mệt mỏi cho quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và các quyền con người liên quan, khiến chính quyền Việt Nam bỏ tù ông hơn một thập kỷ”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói trong tuyên bố. “Ông cũng là một học giả uyên bác, một nhà văn và triết gia có nhiều tác phẩm.”

Cả cuộc đời của Hòa thượng Tuệ Sỹ, sinh năm 1943, tập trung vào các sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy và dịch kinh điển Phật giáo ra tiếng Việt. Nhưng vào năm 1984, ông bị chính quyền Cộng sản bắt giam và bị kết án tử hình 4 năm sau đó về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Sau gần 15 năm bị giam trong tù, ông được thả tự do vì áp lực của quốc tế lên chính quyền Việt Nam.

Tuy nhiên vào năm 2010, Hòa thượng Tuệ Sỹ lại bị chính phủ Việt Nam đặt dưới chế độ quản thúc tại gia vì bị cáo buộc vi phạm các luật lệ an ninh quốc gia. Ông cùng hai vị thượng tọa khác bị chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh lúc đó áp chế độ quản thúc tại gia trong hai năm. Trước đó, vào năm 2003, ông cũng bị chính quyền quản chế hành chính hai năm cùng Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Hòa thượng Tuệ Sỹ được biết đến với lập trường mạnh mẽ về việc tách Phật giáo ra khỏi chính trị nhà nước. Ông kiên quyết phản đối việc sáp nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị, và khẳng định rằng Phật giáo phải duy trì tính phi chính trị và độc lập với mọi đảng phái chính trị.

Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn luôn nói rằng không có việc đàn áp tôn giáo ở Việt Nam mà chính quyền chỉ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong nước.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, người cùng giảng dạy với Hòa thượng Tuệ Sỹ tại Đại học Vạn Hạnh trước năm 1975, nói với VOA hồi tuần trước rằng Hòa thượng Tuệ Sỹ là người “rất trực tính, tôn trọng sự thật” và do đó “không thể nào thích hợp dưới chế độ cộng sản”. Nhưng theo GS Hoạt, những gì Hòa thượng Tuệ Sỹ từng lên tiếng “không đề cập đến chính trị mà chỉ nói về tư tưởng, các vấn đề về con người, về xã hội.”

“Tiếng nói của (Hòa thượng) Thích Tuệ Sỹ sẽ vô cùng đáng nhớ khi chúng ta suy ngẫm về sự vận động của ông đối với nhân dân Việt Nam”, người phát ngôn BNG Mỹ nói. “Tâm trí của chúng tôi hướng về cộng đồng GHPGVNTN của ngài ở Việt Nam và trên toàn thế giới.”

Nguồn: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.