Mỹ, LHQ quan ngại về vụ bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng

Nhà hoạt động Hoàng Thị Minh Hồng trong một lần tham gia biểu tình vì môi trường tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Hong Hoang
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vụ bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng khơi ra những tuyên bố bày tỏ lo ngại từ Bộ Ngoại giao Mỹ và Cao ủy Nhân quyền của Liên Hợp Quốc và thu hút sự chú ý tới thành tích nhân quyền của Việt Nam trong khi nước này mở rộng chiến dịch trấn áp nhắm vào xã hội dân sự.

Bà Hồng, 51 tuổi, Giám đốc Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển CHANGE, bị công an TP.HCM bắt giam hôm 31/5 cùng với chồng và hai nhân viên với cáo buộc “trốn thuế,” truyền thông nhà nước đưa tin.

“Hoa Kỳ lo ngại về việc giam giữ các lãnh đạo và nhân viên của tổ chức CHANGE, bao gồm cả việc giam giữ liên tục người sáng lập CHANGE Hoàng Thị Minh Hồng,” Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Matthew Miller cho biết trong một tuyên bố hôm 2/6.

“Chúng tôi kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền của những người bị giam giữ cũng như tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do ngôn luận và lập hội của tất cả người dân Việt Nam.”

Marta Hurtado, người phát ngôn của Cao ủy Nhân quyền LHQ, nói trong một thông cáo gửi đến VOA rằng cơ quan này bày tỏ “lo ngại sâu sắc” về vụ bắt giữ bà Hồng về cáo buộc trốn thuế. Bà cho biết thêm rằng đây là trường hợp thứ năm bị bắt với cáo buộc này đối với các nhà hoạt động môi trường hàng đầu ở Việt Nam.

“Việc bắt giữ những người bảo vệ nhân quyền về môi trường đang diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã tuyên bố cam kết chuyển đổi năng lượng công bằng và bền vững. Để đạt được mục tiêu này, những người bảo vệ nhân quyền và các tổ chức môi trường phải có khả năng tham gia một cách tự do và tích cực vào việc hình thành các chính sách và ra quyết định về khí hậu và môi trường,” bà nói.

Việt Nam đã bác bỏ sự liên hệ giữa việc bắt giữ bà Hồng với nỗ lực vận động vì môi trường của bà, nói rằng “những người vi phạm pháp luật sẽ phải xử lý theo đúng các quy định của pháp luật.”

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một lớp dạy học thêm ở nhà. Ảnh: Giáo Dục Việt Nam

Trao đổi với nhà báo Lê Thanh Phong về dạy thêm

Nay, xã hội hóa đang bị bóp méo: Lợi dụng vị trí của mình, các nhà trường và giáo viên vừa chưa làm hết trách nhiệm vừa móc nối với các cơ sở bên ngoài để làm tiền học sinh, điều này là vừa trái đạo vừa vi phạm pháp luật.

Cha mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan cho con. Ảnh: FB Nguyễn Trường Chinh

Án oan, trách nhiệm & Quyền của tù nhân

Đôi lúc tôi tự chất vấn, ngay cả khi người ta có tội mà phải vào tù, thì những quyền căn bản của một con người, như: quyền được ăn uống, ngủ nghỉ, quyền được có thuốc men, quyền được có một môi trường sống đảm bảo vệ sinh, v.v. rất cần phải được tôn trọng. Vậy những quyền đó ở đâu?

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng trong buổi quốc yến trưa ngày 11/9. Ảnh: Reuters

Mỹ hứa hẹn đầu tư công nghệ, liệu Việt Nam có đủ năng lực tiếp nhận?

Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam mang theo hàng loạt dự án từ các tập đoàn khổng lồ của Mỹ. Thực tế đó được cho sẽ mang lại cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế đánh giá Việt Nam cần phải thay đổi rất nhiều nữa mới có thể tận dụng tối đa nguồn lực mà Mỹ cam kết hỗ trợ.

Anh chị em đảng viên Cơ sở Việt Tân Adelaide, Nam Úc xuống đường tại tiền đình Quốc Hội Nam Úc hôm 17/9/2023, nhằm khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam nhân sự kiện 50 năm Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974 - 19/1/2024)

Việt Tân Adelaide xuống đường vì Hoàng Sa

Anh chị em đảng viên Cơ sở Việt Tân Adelaide, Nam Úc đã xuống đường tại tiền đình Quốc hội Nam Úc hôm 17/9/2023 nhằm bày tỏ lòng yêu thương, ngưỡng mộ, và sát cánh với những trái tim yêu nước tại quốc nội cho Hoàng Sa.

Hoàng Sa là của Việt Nam!