Mỹ và Trung Quốc: Câu chuyện đấu tay đôi tại Đối Thoại Shangri-La

Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa phát biểu tại Đối Thoại An Ninh Shangri-La 2022 (phía sau là Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Austin). Ảnh minh họa Miami Standard
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đối thoại thường niên do Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (The International Institute for Strategic Studies – IISS) tổ chức ở Shangri-La, Singapore ngày 10 tháng Sáu vừa qua đã cung cấp những thông tin gần nhất về tình hình chiến lược ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Cuộc họp quy tụ các nhà lãnh đạo quốc phòng, nhà ngoại giao, nhà chiến lược, nhà báo và lãnh đạo doanh nghiệp để xem xét những thách thức cấp bách nhất đối với an ninh và thịnh vượng của khu vực. Cuộc họp quy tụ 600 đại biểu đến từ 59 quốc gia, bao gồm các quốc gia tiêu biểu như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Fiji, các nước thành viên khối ASEAN tạo một bức tranh nổi bậc về tình hình chiến lược ở châu Á.

Nội dung xuyên suốt của hội nghị được đề cập là những thách thức chồng chất mà khu vực phải đối mặt. Những người tham gia đã nói về những nguy cơ mà người dân của họ phải đối mặt, từ mất an ninh năng lượng và lương thực, các cuộc khủng hoảng do khí hậu gây ra và những thảm họa do Covid-19. Trong bối cảnh đó, hầu như mọi nhà lãnh đạo quốc phòng đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm cách kéo Trung Quốc tham gia vào các nỗ lực toàn cầu và khu vực nhằm giải quyết những thách thức mang tính hệ thống này.

Các bên tham gia cũng thảo luận sâu rộng về các nguy cơ xung đột ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Họ đã làm việc để xác định các bài học rút ra từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga để bảo vệ hòa bình ở Châu Á. Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham gia vào hội nghị đã mang lại ích lợi quan trọng nhất khi đối mặt với câu hỏi này một cách thẳng thắn. Zelensky đã đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ để các nước hợp tác với nhau bảo vệ các nguyên tắc chủ quyền và giải quyết hòa bình các tranh chấp, và phản đối việc bình thường hóa sự kiện các nước lớn áp đặt ý chí của họ lên các nước láng giềng nhỏ hơn.

Chính trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã đưa ra tầm nhìn của họ cho tương lai của khu vực. Đại diện của mỗi quốc gia được dành khoảng 1 giờ trên diễn đàn để phát biểu và trả lời các câu hỏi từ các đại biểu. Một cách tổng quát, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin nêu rõ tầm nhìn tích cực của Mỹ đối với khu vực, trong khi người đồng cấp Trung Quốc, Bộ Trưởng Quốc Phòng, tướng Ngụy Phượng Hòa, tập trung vào việc Trung Quốc sẽ quan trọng như thế nào đối với tương lai của Châu Á và tại sao sẽ là một sai lầm cho bất kỳ quốc gia nào muốn vượt qua Trung Quốc.

Lập luận của Hoa Kỳ

Bài thuyết trình của Bộ Trưởng Austin không tập trung vào Trung Quốc. Thay vào đó, ông nhấn mạnh cách mà Hoa Kỳ coi Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là trọng tâm chiến lược đối với các lợi ích của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21. Ông nói về quyết tâm của Bộ Quốc Phòng trong việc duy trì sự đổi mới công nghệ, bao gồm thông qua yêu cầu ngân sách lớn nhất từ ​​trước đến nay dành cho nghiên cứu và phát triển. Những khoản đầu tư này đang tạo ra tiến bộ trong việc trang bị các khả năng mới xung quanh phi cơ tàng hình, hỏa lực tầm xa, bệ phóng tự động và các cảm biến tích hợp. Austin giải thích rằng Mỹ cũng đang tổng hợp các nguồn lực và năng lực với các đồng minh và đối tác để tăng tốc đổi mới, bao gồm bằng cách liên kết các cơ sở công nghiệp quốc phòng, tích hợp chuỗi cung ứng và đồng sản xuất các công nghệ mới và đang phát triển.

Bộ Trưởng Austin đưa ra một lời nhắc nhở đầy tự tin rằng Hoa Kỳ vẫn là lực lượng quân sự lớn nhất thế giới, được ưu đãi với các nguồn lực quan trọng nhất và mối quan hệ đối tác sâu sắc nhất với các cường quốc có năng lực khác. Austin liên tục viện dẫn “sức mạnh của quan hệ đối tác” như yếu tố gia tăng sức mạnh để giải quyết các thách thức. Ông giải thích rằng Trung Quốc càng vượt qua các lằn ranh trong khu vực, thì Mỹ và các đối tác càng thắt chặt mối quan hệ của họ để đối phó với sự quyết đoán của Trung Quốc. Austin dường như muốn xóa tan mọi ý niệm cho rằng Trung Quốc sẽ làm chủ tương lai và Hoa Kỳ là một cường quốc đang lụi tàn.

Đồng thời, Bộ Trưởng Austin cũng thể hiện nhận thức về lợi ích của đối tượng của mình. Ông không cố gắng bôi nhọ những thành tựu của Trung Quốc. Trong khi trực tiếp chỉ trích một số hành vi của Trung Quốc, ông cũng ủng hộ việc duy trì các kênh mở với Bắc Kinh để giải quyết các căng thẳng. Ông cố gắng tránh mọi đóng khung cứng ngắc cuộc cạnh tranh với Trung Quốc như là một cuộc đối đầu giữa các nền dân chủ và các chế độ chuyên quyền. Ông không đặt câu hỏi về mối quan hệ của bất kỳ quốc gia nào với Trung Quốc hoặc thúc giục các quốc gia chống lại những lời dụ dỗ của Trung Quốc. Thay vào đó, ông nhấn mạnh rằng mục tiêu của Mỹ là bảo vệ khả năng của mỗi quốc gia trong việc theo đuổi các lợi ích của mình như họ đã xác định; Washington sẽ không buộc các nước phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Bộ Trưởng Austin cũng nhấn mạnh rằng cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với Đài Loan được hướng dẫn bởi mục tiêu chung là gìn giữ hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. Austin đã đọc nguyên văn chính sách lâu đời của Mỹ về Đài Loan, cả trong bài phát biểu của mình và trong phần Hỏi & Đáp diễn ra sau đó. Ông nhấn mạnh rằng Washington không tìm cách đối đầu với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan và không ủng hộ Đài Loan độc lập. Bộ Trưởng Austin dường như cho rằng bóng đang ở trên sân của Trung Quốc để giảm áp lực của họ lên Đài Loan nếu họ muốn hạ nhiệt căng thăng eo biển  Đài Loan.

Trường hợp của Trung Quốc

So ra phần trình bày của Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa trực tiếp, rõ ràng hơn, ngay cả khi phần trình bày của ông tương đối nhẹ nhàng và lôi cuốn hơn của Bộ Trưởng Austin. Ông Ngụy nhấn mạnh rằng sự trỗi dậy và sự phát triển không ngừng của Trung Quốc là không thể bị dừng lại; Trung Quốc không thể bị cô lập hoặc loại trừ khỏi khu vực.

Ông Ngụy cảnh báo rằng những nỗ lực của Mỹ để thành lập các khối độc quyền (ví dụ, thông qua Đối Thoại An Ninh Tứ Giác hoặc Hiệp Ước AUKUS) sẽ chia rẽ khu vực và làm suy yếu lợi ích của tất cả các bên. Ông kêu gọi cử tọa chống lại các kế hoạch của Mỹ nhằm tìm cách bao vây và kiềm chế Trung Quốc. Sau đó một phụ tá của Ngụy đã khuếch đại thông điệp bằng cách cảnh báo với các phương tiện truyền thông, rằng “Hoa Kỳ đã biến Trung Đông và Châu Âu thành một mớ hỗn độn, liệu họ (Mỹ) có muốn làm rối tung Châu Á – Thái Bình Dương tiếp theo không?”

Bài thuyết trình của ông Ngụy bộc lộ những lo lắng và bất an của Trung Quốc. Ông mở đầu bài phát biểu bằng cách tuyên bố rằng thành tích của Trung Quốc về COVID-19 là rất xuất sắc và rằng nền kinh tế của nước này đang phát triển không ngừng (hai khẳng định đáng ngờ ở thời điểm hiện tại đối với người theo dõi các tin tức quốc tế.) Sau đó, Ngụy xác định một loạt thách thức an ninh mà Trung Quốc phải đối đầu, bao gồm Đài Loan, Biển Đông, Triều Tiên, Ukraine và sự hình thành của tập hợp thách thức sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong lời kể của ông, Mỹ là tác nhân ác ý đứng trong bóng tối của từng thử thách này.

Tướng Ngụy Phượng Hòa đôi khi cũng dùng thứ ngôn ngữ võ biền, đặc biệt là trong các bình luận của ông về Đài Loan. Ông cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ “đè bẹp” bất kỳ nỗ lực nào nhằm giành độc lập cho Đài Loan. Ông cảnh báo rằng nếu những ai khác muốn đối đầu, quân đội Trung Quốc sẽ chiến đấu đến cùng mà không hề nao núng. Đồng thời, ông cũng bảo đảm rằng “thống nhất hòa bình” vẫn là mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc đối với Đài Loan và rằng Trung Quốc hy vọng về “sự phát triển ổn định” trong quan hệ với Hoa Kỳ.

Nhìn chung, bài thuyết trình của ông Ngụy không có nhiều điểm mới. Những lời cảnh báo của ông đã trở nên quen thuộc với những ai từng trao đổi riêng tư với các viên chức hoặc chuyên gia Trung Quốc trong năm qua. Một số cảnh báo của ông Ngụy dường như thể hiện lo ngại rằng Washington không chú ý đủ mức độ của các mối quan tâm của Trung Quốc và rằng một giọng điệu mạnh mẽ, rõ ràng hơn về chúng là cần thiết để thu hút sự chú ý của chính quyền Biden.

Gia tăng sự đối đầu

Một số lo ngại của Ngụy về năng lực của Hoa Kỳ trong việc phối hợp các nỗ lực với các đồng minh và các đối tác ở Châu Á cũng có thể được cho thấy qua ba yếu tố. Thứ nhất, chính quyền Biden có thể đã vượt quá mong đợi của Bắc Kinh. Sau thời Trump, Bắc Kinh có thể đã tự ru ngủ mình khi tin vào câu chuyện của chính họ về sự suy yếu tổng thể của nước Mỹ và khả năng dẫn đầu của nước này trên chính trường thế giới đang giảm dần.

Thứ hai, nhiều nhà phân tích Trung Quốc cho rằng việc Nga xâm lược Ukraine sẽ khiến Mỹ chuyển hướng tập trung vào Châu Âu và giảm bớt căng thẳng chiến lược đối với Trung Quốc. Những kỳ vọng đó đã không thành hiện thực.

Thứ ba, các nhà lãnh đạo và nhà tư tưởng hàng đầu của Trung Quốc có thể đã bị kích động bởi hình mẫu các viên chức cao cấp của Mỹ đến thăm Châu Á và tiếp xúc với các đối tác Châu Á, nhưng lại bỏ qua Trung Quốc. Chỉ trong vài tuần vừa rồi, Tổng Thống Joe Biden, Phó Tổng Thống Kamala Harris , Ngoại Trưởng Antony Blinken, Bộ Trưởng Quốc Phòng Austin, Bộ Trưởng Thương Mại Gina Raimondo, Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ KatherineTai, và nhiều viên chức cao cấp  khác đã giao tiếp mật thiết với những người đồng cấp Châu Á của họ. Tuy nhiên, họ đã không đến thăm Trung Quốc hoặc tiếp xúc với các viên chức cao cấp của Trung Quốc.

Sự kiện này một phần do Trung Quốc trở thành một quốc gia đóng cửa trên thực tế do các biện pháp kiểm soát Covid-19. Tuy nhiên, cường độ chú ý của Washington đối với Châu Á và việc nước này không ưu tiên tương tác trực tiếp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đã tạo ra cảm giác chiến tranh và bị bao vây ở Bắc Kinh.

Nếu Đối Thoại Shangri-La cung cấp một bức ảnh X-quang về bối cảnh chiến lược hiện tại ở Châu Á, thì chẩn đoán dường như  nhắm vào các vấn đề phức tạp và mối quan ngại đang gia tăng trong khu vực, với việc gia tăng sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Suy ngẫm về những động lực rộng lớn nầy, một nhà tư tưởng nổi tiếng người Singapore đã chia sẻ với tác giả và một số người khác lời khuyên dành cho Washington và Bắc Kinh. Ông cho biết khu vực nầy “sẽ không trung thành với Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc.” Như vậy, cả hai bên nên giảm bớt những lời xúc phạm và giận dữ đối với đối phương. Mỹ nên nghiêm túc xem xét những cảnh báo của Trung Quốc về những lo ngại về “ranh giới đỏ” của họ. Đồng thời, Trung Quốc không nên đánh giá thấp khả năng phục hồi, sức mạnh và sự hấp dẫn của Mỹ.

Những lời khuyên như vậy sẽ không giải quyết được những căng thẳng tiềm ẩn trong mối quan hệ Mỹ-Trung, nhưng nó có thể giúp ngăn chặn tình hình căng thẳng ngày càng trở nên gay gắt và đối đầu hơn.

Phạm Nhật Bình lược dịch

Nguồn: America and China present dueling narratives at Shangri-La Dialogue,” Ryan Hass, Brookings, 14/6/2022.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.