Nghĩ Về Việc Truy Tố Hai Nhà Báo Nguyễn Việt Chiến Và Nguyễn Văn Hải

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việc truy tố hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải chất chứa nhiều uẩn khúc và dấy lên nhiều nghi vấn trong xã hội Việt Nam. Xin nêu một vài vấn đề trong số đó:

1 – Vụ án PMU-18 đã bị Nhà nước truy tố phạm tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa nhận hối lộ, tham ô tài sản.

JPEG - 12.5 kb
Nhà Báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải.

Góp phần phanh phui vụ này đã có hơn 1.000 bài báo đăng trên gần 100 tờ báo. Tại sao chỉ hai nhà báo này bị xử lý nặng nề nhất ? trong khi ai cũng biết Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải là hai ký giả thuộc hàng xuất sắc nhất trong làng phóng viên nội chính phía Bắc Việt Nam, có công lớn trong việc phanh phui vụ án PMU-18. Không chỉ hai nhà báo này bị xử lý tàn tệ mà cả 4 nhà báo cấp lãnh đạo của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ cũng đã bị rút thẻ hành nghề; trong khi độc giả cả nước đều đánh giá cao hai tờ báo này thuộc vị trí hàng đầu trên trận tuyến chống tiêu cực và tham nhũng.

Phải chăng Đảng muốn răn đe các nhà báo chỉ nên chuyên tâm dốc lòng ca ngợi Đảng chứ đừng hăng hái quá trong việc chống tiêu cực và chống tham nhũng ?

2 – Một trong những tuyên bố hùng hồn của Nguyễn Tấn Dũng khi mới lên nhậm chức Thủ tướng là sẽ thẳng tay chống tham nhũng. Liên quan đến vụ PMU – 18, không chỉ Bùi Tiến Dũng và một sỗ cán bộ nhỏ mà cả Nguyễn Việt Tiễn, thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng bị bắt ngày 4 tháng 4 năm 2006 về tội “ Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng ” ( Điều 165 Bộ luật Hình sự ) và “ Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ ” (Điều 281 BLHS).

JPEG - 56.7 kb
Nguyễn Việt Tiến ra tù.

Đùng một cái, ngày 28 tháng 3 năm 2008 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao lại ký quyết định đình chỉ điều tra đối với hai tội danh này. Nguyễn Việt Tiến được khôi phục sinh hoạt Đảng và ngông nghênh đòi phục hồi chức vụ.

Người ta nghĩ đến chuyện con rể Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là đệ tử của Nguyễn Việt Tiến, có vai trò tích cực trong PMU-18; và Đảng (dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư) đang tâng Nguyễn Việt Tiến vào ủy viên Trung ương, đồng thời ngấp nghé ghế Bộ trưởng.

Quốc hội và dư luận xã hội phản ứng gay gắt quyết định miễn tố này, nhiều đại biểu Quốc hội đòi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trả lời công khai sự mờ ám của quyết định miễn tố đó.

Thế rồi, lại đùng một cái, gần đây Nguyễn Việt Tiến lại bị khai trừ khỏi Đảng, cách chức Thứ trưởng và chuẩn bị ra tòa trong vụ PMU-18.

Pháp luật ở Việt Nam chỉ là cái con rối, là thanh gươm tàn bạo đối với người chính trực đồng thời là cái khiên chắn gian trá trong tay những người lãnh đạo ĐCSVN ?

Nhà báo Việt Nam không chỉ là tay sai, là nô lệ của ĐCSVN mà còn là phận “ruồi muỗi” dễ dàng bị thí mạng khi “trâu bò đánh nhau”?! (Trong vụ này có cả thân phận một vị tướng công an)

JPEG - 65.5 kb
Nhà báo Nguyễn Việt Chiến chia tay đồng nghiệp.

3 – Tội trạng hai nhà báo này bị cáo buộc đã được lệnh chuyển đổi từ: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sang tội: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Ngày 6 tháng 10 vừa qua, ông Tô Huy Rứa, trưởng Ban Tuyên giáo TƯ, truyền đạt chỉ đạo của Ban Bí thư TƯ Đảng và giải thích việc thay đổi tội danh “không phải là đặc quyền đặc lợi đối với công an và nhà báo” mà là sự “xem xét các cống hiến của họ”.

Tội danh phải được tuyên định chính xác theo chứng cứ và bản chất của tội trạng chứ sao lại tùy thuộc vào sự “xem xét các cống hiến của họ”! Cùng một hành vi cưỡng dâm dẫn đến giết người nhưng vì phải “xem xét các cống hiến của họ” nên đối với tổng bí thư, quan tòa chỉ được định tội sao cho ông ta chỉ bị phê bình, cảnh cáo, còn đối với dân thường có thể định đúng tội tử hình?

4 – Theo các trang web trên mạng, nội dung chỉ đạo của Ban Bí thư TƯĐ đối với việc đưa tin và tường thuật phiên tòa xử hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải được tiết lộ như sau:

JPEG - 64.2 kb
Nhà báo Nguyễn Văn Hải.

Thứ nhất, khi tường thuật vụ xử, báo chí phải viết rằng “2 sĩ quan công an là ‘ nguyên cán bộ công an,’ và hai nhà báo là “nguyên nhà báo.” ”
Thứ hai, việc thay đổi tội danh so với lúc khởi tố phải được giải thích để công chúng biết, rằng đây “không phải là đặc quyền đặc lợi đối với công an và nhà báo” mà là sự “xem xét các cống hiến của họ.”
Thứ ba, khi viết, báo chí phải “ dân chủ, công khai, công bằng, khách quan, đúng người, đúng việc ” nhưng “ không được bình luận và không được suy diễn.”
Thứ tư, Tổng Biên tập các báo phải dự phòng các vấn đề phức tạp có thể diễn ra quanh phiên toà. Thứ năm, phải xem đây như một phiên toà bình thường, như bất cứ phiên toà nào khác.
Và thứ sáu, không nên để bạn đọc hiểu là những bị cáo này được hưởng đặc quyền đặc lợi.

Em bé cũng có quyền kể với mẹ, cô bảo mẫu này hiền, cô kia đối xử không công bằng. Thính giả phải được khen chê bài hát hay, dở và cho điểm bình chọn ca sỹ. Người nông dân nên đựoc phẩm bình chủ trương cho lập sân gôn bừa bãi chứ không nên chỉ kể với cấp trên tỉnh tôi nhỏ nhưng có 13 sân gôn.

Không cho nhà báo được bình luận khác nào moi óc họ vứt đi, chỉ để lại các ngón tay điều khiển máy ghi âm và bấm máy chụp hình !

Hãy thẳng thắn công khai bày tỏ nhận thức của mình đối với vụ án này, và nếu cần, phê phán quyết liệt vì lương tâm, vì công lý, vì sứ mệnh thiêng liêng của tự do ngôn luận.

Hà Nội 11 tháng 10 năm 2008

Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Tel: 43. 5534370

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.