Nghịch lý ngành than ở Việt Nam: Mua đắt, bán rẻ, tàn phá môi trường

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ vài năm trước, Việt Nam vẫn còn dư than để xuất khẩu. Thậm chí, giai đoạn 2006-2011 mỗi năm xuất đi khoảng gần 21 triệu tấn than. Thì nay, Việt Nam đã phải nhập khẩu với tốc độ đáng kinh ngạc. Báo Dân Trí mới đây dẫn số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan cho hay, bảy tháng đầu năm 2018, Việt Nam chi 1,4 tỷ đô la để nhập cảng hơn 11,9 triệu tấn than, tăng 49%. Điều đặc biệt, giờ đây Việt Nam đang phải mua về với giá đắt hơn gấp nhiều lần. Tại sao?

Mua đắt, bán rẻ

Việt Nam đang tăng cường nhập các loại than cám, than phẩm cấp thấp để xuất những loại than giá trị cao như antraxit, than đá vỉa, than cốc. Các năm trước khi Việt Nam đem xuất khẩu than một cách ồ ạt thì thị trường nhập than chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc. Hai năm gần đây, khi Việt Nam bắt đầu phải nhập than, thì Trung Quốc lại trở thành một trong những nguồn cung ứng lớn nhất. Đáng nói là mức giá bình quân của than nhập từ Indonesia chỉ 1,6 triệu đồng/tấn. Nhưng than nhập từ Trung Quốc đang có giá tới 8,2 triệu đồng/tấn, tức là cao hơn 6,6 lần.

Ở chiều ngược lại, thống kê của Tổng Cục Hải Quan cho biết, giá trị xuất cảng khoáng sản của Việt Nam sang Trung Quốc đang rẻ hơn rất nhiều so với xuất cảng sang các thị trường khác. Theo đó, khoáng sản Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc chiếm 80% tổng lượng xuất cảng, đạt gần 1,2 triệu tấn. Đáng chú ý, giá bán quặng và khoáng sản cho thị trường Nam Hàn cao gấp 10 lần so với giá bán cho Trung Quốc.

Qua các con số, có thể thấy một cách rõ ràng, hàng hóa của Trung Quốc bán cho Việt Nam đang ở mức cao ngất ngưởng so với các thị trường khác và cao hơn nhiều so với lượng mà Việt Nam bán đi. Thực trạng bán rẻ quặng và khoáng sản của Việt Nam cho Trung Quốc không hề mới mà đã diễn ra nhiều năm và dư luận cũng đã lên tiếng chỉ trích nhiều lần. Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia là sòng phẳng, tại sao Việt Nam lại bán rẻ quặng và khoáng sản cho Trung Quốc? Đánh đổi như thế để được cái gì?

Trung Quốc đang làm gì với tài nguyên của họ?

Trung Quốc hạn chế khai thác khoáng sản, nhưng đã ban hành chính sách “nhập khẩu không hạn chế” số lượng tài nguyên khoáng sản từ nước ngoài. Để thực hiện được điều này, Trung Quốc tăng cường hỗ trợ các quốc gia đang phát triển khai thác khoáng sản theo hình thức ODA nhằm đổi quyền khai thác mỏ. Không chỉ với Việt Nam, hiện Trung Quốc đang tăng đầu tư khai thác khoáng sản tại một số quốc gia khác ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin. Từ đó, đưa khoáng sản thô về Trung Quốc chế biến.

Trung Quốc còn thực hiện ý đồ kiểm soát thị trường thế giới bằng cách thâu tóm các mỏ lớn, sử dụng nguồn cung độc quyền như một công cụ điều khiển giá cả, đồng thời ép buộc các công ty lớn phải đầu tư tại Trung Quốc để đổi lấy nguồn nguyên liệu quý giá này.

Nhập than và câu chuyện nhiệt điện

Theo kế hoạch về phát triển ngành nhiệt điện, đến năm 2020 Việt Nam phải nhập đến 50 triệu tấn than. Năm 2030 con số trên là 80 triệu tấn. Nhiều nhà máy nhiệt điện sử dụng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc nên giá thành sản xuất điện cao trong khi gây ô nhiễm môi trường.

Hàng chục nhà máy nhiệt điện dùng than đã hoàn thành hoặc đang được xây dựng ở cả đồng bằng sông Hồng và Sông Cửu Long. Thậm chí số lượng nhà máy nhiệt điện dùng than theo “Quy hoạch điện VII” đã được điều chỉnh, tăng từ 52 thành 57. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) từng cảnh báo Việt Nam cần tính toán lại trong việc phát triển nhiệt điện dùng than, bởi đã có những bằng chứng rất rõ ràng cho thấy chúng là tác nhân gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, khiến sức khỏe của hàng triệu người cư trú gần các nhà máy này suy giảm không thể hồi phục.

Vào tháng 9 năm 2015, nhóm mô hình hóa học khí quyển thuộc Đại học Harvard từng công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, hàng chục ngàn người Việt sẽ chết dần, chết mòn vì nhiệt điện dùng than. Cũng năm đó, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam loan báo, mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 4.300 người Việt thiệt mạng do sức khỏe suy giảm, bởi tình trạng ô nhiễm từ nhiệt điện dùng than.

Nếu nhà cầm quyền CSVN tiếp tục cho phép đầu tư – vận hành các nhà máy nhiệt điện theo “Quy hoạch điện VII” thì số người chết sẽ tăng lên thành 25.000 người/năm. Như vậy, số người chết vì các nhà máy nhiệt điện dùng than sẽ cao gấp ba lần số người chết vì tai nạn giao thông, chưa kể chi phí khổng lồ chăm sóc sức khỏe các nạn nhân.

GreenID tính toán, quá trình đốt than để tạo điện sẽ thải vào không khí 15 triệu tấn tro, một lượng lớn các chất nguy hiểm: lưu huỳnh dioxit, thủy ngân, thạch tín,…. Những chất này sẽ phá hủy hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tăng nguy cơ bị ung thư phổi, đột qụy, mắc các bệnh về tim mạch, bệnh mãn tính hoặc bệnh truyền nhiễm về hô hấp. Chưa kể các loại khí sunfat và nitrat còn gây ra mưa axit, hủy hoại những dòng suối, những cánh rừng. Xỉ than một số nhà máy điện hiện đang đổ xuống biển, tiêu diệt môi trường biển. Bên cạnh đó, các nhà máy phát điện bằng than cần một lượng nước rất lớn cho hệ thống làm mát. Đó là lý do tất cả các sinh vật biển: tảo, san hô, tôm, cá,… bị hủy diệt.

Tóm lại, Việt Nam đang là đất nước mà tài nguyên giàu có đến mức mỏ lộ thiên, giờ đã trở thành quốc gia nhập siêu. “Chảy máu” tài nguyên quốc gia từng được báo động từ nhiều năm qua, nhưng chính sự tham lam của cán bộ cán cấp, đào xới tài nguyên quốc gia bán rẻ đề bỏ tiền vào túi riêng, dẫn đến thảm trạng ngày nay.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.