Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua. Hôm nay trong bầu không khí trang nghiêm, mọi người cùng tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến đã anh dũng hy sinh trên con đường quang phục quê hương và cùng nhìn lại chặng đường đấu tranh của Việt Tân trong 20 năm qua từ khi công khai hóa năm 2004 tại Bá Linh, Đức Quốc.

Mở đầu là nghi thức chào cờ và phút mặc niệm. Tiếp theo, là phần đọc tiểu sử và rước di ảnh những chiến hữu tiên phong và các Kháng chiến quân đã nằm xuống trên bước đường Đông Tiến, tháng 8 năm 1987 ở biên giới Nam Lào.

Di ảnh các Anh Hùng Đông Tiến
Di ảnh các Anh Hùng Đông Tiến

Tôi nhìn lên bàn thờ di ảnh khói trầm nghi ngút, không khí thật thiêng liêng đầy xúc cảm. Tôi chợt thấy thấm thía những câu thơ của KCQ Ph. Minh Mẫn:

…Đường cách mạng là con đường cao cả
ta vẫn bước đi dù trời tối nắng mưa
có lúc thác người dồn bước theo ta
có lúc đơn độc nhưng ta vẫn bước …

hay của KCQ Võ Hoàng: 

Đường kháng chiến có người đi phía trước
Mỗi bước đi là một tương lai
Ta tuổi trẻ đường dài
Phải dài như đất nước
Đất nước hôm nay đất nước mai sau
Đường kháng chiến đi mau
Bỗng giật mình người theo nhau rầm rập
Những con người tình cờ bắt gặp
Hối hả bước đi cho kịp đấu tranh…

Sau đó ông Trần Nhân Định thay mặt cho Cơ sở Việt Tân gửi lời chào mừng đến quan khách.

Ban hợp ca Trùng Dương trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến tại Paris hôm 15/09/2024
Ban hợp ca Trùng Dương trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến tại Paris hôm 15/09/2024

Ban hợp ca Trùng Dương đã nung lại hào khí Đông Tiến bằng “Bài Ca Đông Tiến” sáng tác của KCQ Trần Thiện Khải

Ơi, anh em ơi tiến qua trời Đông,
quân reo vang khắp nơi tưng bừng.
Ơi, anh em ơi tiến qua trời Đông mai sương tan
đón thái dương hồng nắng say men lòng rung khắp nước Nam… 

Ông Trần Đức Tường, một trong những cánh chim đầu đàn của Việt Tân, đã giới thiệu cho chúng ta biết bối cảnh hình thành của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam ngày 30/04/1980 và sự ra đời của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng ngày 10/09/1982, cùng với 5 quan niệm chiến lược và đường hướng đấu tranh.

Ông đã kể cho chúng tôi nghe quá trình tham gia vào công cuộc đấu tranh của ông, từ những thập niên 80 khi ông tham gia toàn thời hay khi ông trở về khu chiến năm 1989. Nay tuy ông đã ngoài 87 tuổi, với hơn 44 năm đấu tranh trường kỳ, ông vẫn thổi ngọn lửa hồng Đông Tiến cho cháu và các con ông.

Anh Trần Nhân Định đã trình bày cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc canh tân xã hội từ cách thức xây dựng một tổ chức vững mạnh dựa trên yếu tố canh tân con người với những đức tính căn bản, và khai thác phát huy tiềm năng qua những khóa đào tạo, huấn luyện.

Chị Hoàng Thúy Phượng đã nêu cao tinh thần đấu tranh của người phụ nữ Việt Nam từ những gương hy sinh của các bà vợ các KCQ, của những người vợ các tù nhân lương tâm hay chính những nữ tù nhân lương tâm bất khuất kiên cường. Hình ảnh những “người em gái áo nâu” xuống đường phát truyền đơn hay tham gia làm văn nghệ yểm trợ kháng chiến trong thập niên 80-90 luôn khắc ghi. Làm tôi cũng nhớ những kỷ niệm thân thương của thời em gái áo nâu của mình

Chiều nay đường phố thêm đông thêm màu
bởi có em trong chiếc áo nâu
em phát những tờ truyền đơn…
Em chào người mẹ đã già
mẹ ơi giặc chiếm quê ta
nhưng chúng con quyết tâm giành lại
giành lại quê cho mắt mẹ vui
giành lại quê cho môi mẹ cười, mẹ ơi.
Mẹ hân hoan nhìn em, nước mắt,
tờ truyền đơn mẹ áp vào lòng…
Mẹ thương anh kháng chiến quân.

Chị Kim Hương đã hát cho chúng ta nghe bài “Bên Giòng Sông Cũ” của KCQ Hoàng Thiện và ca sĩ Đình Đại đã chia sẻ cho chúng ta những ước mơ qua bài “Mai Về” do chính anh sáng tác 

Rồi mai đây đất nước ta tự do
Ta sẽ hát nhau nghe những câu hò
Kể nhau nghe một đời gian khó
Người vì người xây đắp núi sông
Dù chông gai cay đắng không sờn lòng
Dù bạo quyền đàn áp với cùm gông
Vẫn hiên ngang, vẫn quật cường sống chết cho Việt Nam. 

Ông Nguyễn Ngọc Danh chia sẻ về giai đoạn và lý do công khai hóa Việt Tân năm 2004 tại Bá Linh với những quan niệm nền tảng của Việt Tân xây dựng trên canh tân con người, canh tân cơ chế và môi trường xã hội cho một tương lai Việt Nam độc lập, dân chủ, nhân quyền và tự do.

Chị Ngô Thị Tuyết Hoa đã nói về những phương thức xây dựng phương tiện để tự chủ trong công cuộc đấu tranh trường kỳ như tổ chức những bữa cơm tiếp vận, phở quốc nội, những buổi ca nhạc “Hát Cho Đồng Bào Tôi,” v.v…

Em Nguyễn Chân Phương đã giới thiệu về những sinh hoạt của Đồng Hành và giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại. 

Ban hợp ca Trùng Dương trở lại chương trình với bài “Thế Kỷ Này Là Thế Kỷ Của Chúng Ta” do KCQ Võ Hoàng sáng tác

 …Nước tràn lòng người
Triệu dân ta vui sống một đời
Người người mang nụ cười
Trên đê trẻ thơ ca hát vang chào ngày vui đã tới
Ta đi. Ta đi. Tay trong tay ôm trời Việt Nam yêu dấu
Hòa mình trong loài người thái hòa
Thế kỷ này, thế kỷ của chúng ta… 

Video “Con Người Việt Tân Xưa và Nay” phối hợp cùng với diễn thuyết của ông Trần Kỉnh Thành, ông Trần Sơn, ông Nguyễn Ngọc Bảo đã cho chúng ta thấy những đường hướng xây dựng thực tiễn của Việt Tân hiện tại và tương lai.

Ông Trần Kỉnh Thành nhấn mạnh về đào tạo và huấn luyện hạ tầng cơ sở, về vận động và hỗ trợ đồng bào trong nước qua các công tác dân sinh…

Ông Trần Sơn chia sẻ về tiềm năng của Việt Tân tại hải ngoại như tận dụng mạng xã hội nhằm phá vỡ sự bưng bít thông tin của chế độ, vận động các tổ chức quốc tế trong lãnh vực nhân quyền và tấn công vào uy tín của nhà cầm quyền CSVN, qua các các buổi xuống đường Kháng nghị Quốc tế 50 năm Trường Sa Hoàng Sa trước Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye, Hòa Lan, hay Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, (Universal Periodic Review – UPR) tại trụ sở LHQ ở thành phố Genève, Thụy Sĩ, và mới đây nhất là Bản Tuyên dương những cống hiến của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh cùng Việt Tân của chính quyền Honolulu, Hawaii…

Ông Nguyễn Ngọc Bảo trình bày những thành quả, khó khăn và thuận lợi trong việc thành lập công đoàn độc lập nhằm bảo vệ những quyền lợi chính đáng của công nhân tại Việt Nam. 

Cuối cùng, Ban hợp ca Trùng Dương với các bài hát “Trái Tim Tự Do,” “Việt Nam Việt Nam,” “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” đã kết thúc chương trình.

Trước khi ra về, mọi người quây quần cùng nhau, anh chị em Cơ sở Viêt Tân tại Pháp cùng các quý thân hữu hàn huyên trong buổi tiệc trà thân mật.

Trần Tường Vi

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.