Người Nhật ý thức, tự trọng và kỷ luật giữa cơn nguy khốn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Có thể nói Nhật Bản là xứ sở của động đất và sóng thần (tsunami). Động đất cấp hai, cấp ba theo biểu đồ Richter xảy ra gần như cơm bữa. Và động đất từ cấp 5 trở lên dễ kéo theo sóng thần xuất hiện. Ai cũng sợ hai thiên tai này. Nhưng có điều lạ và khó nói là người dân Nhật mong có những trận động đất như vậy. Vài ba tháng trở lên mà không thấy động đất thì hơi lo vì sợ ông Trời nổi giận, dồn lại, làm một trận lớn thì chết. Ngày xưa, Nhật cũng hứng chịu động đất triền miên, mỗi trận lớn cướp đi cả mấy vạn sinh mạng. Sách vở, tài liệu có ghi lại khá đầy đủ, nhưng chỉ viết rằng động đất lớn lắm chứ không biết lớn thế nào. Mãi đến thời Minh Trị năm thứ 17 (1884), Nhật mới bắt đầu thiết lập được hệ thống đo chấn động. Từ khi có hệ thống này thì cuộc động đất vào ngày 11/03/2011 vừa rồi được coi là lớn nhất trong hơn 127 năm qua với nguồn chấn động 8,9 richter nằm ngoài khơi vùng đông bắc, cách đất liền khoảng 130 km. Tỉnh Miyagi với thành phố Sendai, cách Tokyo 351 km, là nơi bị động đất và sóng thần tàn phá nặng nhất.

Những thiệt hại về nhân mạng và tài sản ngay lúc động đất và sóng thần xảy ra thì đành bó tay cam chịu. Nhưng nếu người Nhật không có ý thức, lòng tự trọng và kỷ luật thì chắc chắn thiệt hại sẽ còn cao hơn nhiều, không ai lường được. Tại các thành phố lớn, khi động đất đang xảy ra, người ta thấy tại các cầu thang của những tòa nhà cao tầng, từng đoàn người nối đuôi nhau đi xuống, không ai xô đẩy ai để dành đường chạy trước cho dù ai nấy mặt mày xanh như tàu lá chuối, đi không vững. Trong cảnh ngổn ngang vì nhà cửa sụp đổ, nhiều đám cháy xảy ra, hết khu phố này đến khu phố khác lần lượt bị mất điện, thế mà không xảy ra một vụ trộm cướp nào, nên cảnh sát không phải mất công đối phó và dồn nỗ lực cứu giúp những người bị thương, hướng dẫn mọi người đến nơi tránh nạn.

Khi trận động đất xảy ra, Quốc hội Nhật đang họp. Đảng cầm quyền và các đảng đối lập tranh cãi nhau rất quyết liệt, nhất quyết không nhân nhượng nhau, nhưng khi nghe báo cáo sơ khởi về thiệt hại do động đất và sóng thần gây nên thì tất cả đều xếp mọi chuyện lại để dốc lòng lo cứu trợ cho dân. Chủ tịch đảng Tự Do, một đảng đối lập lớn nhất, đề nghị ngưng họp một tuần để chính phủ chuyên tâm lo cho các nạn nhân và cam kết sẽ hiệp tác đến cùng với chính quyền trong tất cả mọi công tác cứu trợ. Tất cả hệ thống giao thông ở các thành phố lớn bị động đất đều ngưng hoạt động, hầu hết những người đi làm, đi công chuyện không có phương tiện về nhà, chính quyền trưng dụng ngay các trường trung học công lập làm chỗ trú qua đêm cho bất kỳ ai cần, rồi thông báo trên đài cho mọi người biết, yêu cầu những ai ở xa không nên về nhà vì rất nguy hiểm. Những nơi tạm trú qua đêm được nhân viên tòa hành chánh địa phương đem mền gối, cơm vắt, nước uống đến phân phát. Có nơi đồ phân phát thiếu vì số người tạm trú quá đông, nhưng không có chuyện dành giựt nhau, trật tự vô cùng. Người nhận được chia sẽ cho người không nhận được. Chỗ tập trung nhiều người nhất vẫn là các nhà ga vì ai cũng muốn khi xe điện chạy lại là leo lên để về nhà ngay. Các nơi này đông nghẹt người nhưng chẳng hề có lộn xộn, mọi người nhường nhịn nhau tối đa, nhân viên nhà ga và cảnh sát làm tất cả những gì có thể làm được để giúp cho tất cả. Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, kiêm phát ngôn viên chính phủ cứ hai tiếng một lần lên đài báo cáo tình hình, trấn an người dân và cũng không quên xin lỗi về những gì mà chính phủ thiếu sót hay chậm trễ trong việc cứu trợ ngay thời điểm này.

Trong số những người phải tạm “sống bụi” nêu trên, có nhiều bà con người Việt từ Việt Nam sang lao động hoặc học hành. Nhìn cảnh chính phủ Nhật tất bật lo cho dân như thế mà còn phải lên tiếng xin lỗi vì cảm thấy vẫn còn nhiều thiếu sót, nhiều người Việt chạnh lòng nhớ đến quê nhà vào năm 2008, khi miền Bắc bị trận lụt lịch sử. Giữa Hà Nội mênh mông sông nước, người dân đã chẳng được nhà nước giúp một gói mì khô mà còn phải nghe lời phê phán của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: “Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại nhà nước lắm”. Còn trong vụ xả nước đập thủy điện A Vương ở Quảng Nam không hề thông báo trước và tuôn ra ngay tại cao điểm mùa lũ năm 2009 làm chết hàng trăm người dân, các quan chức cấp tỉnh bảo đó là công ty tư nhân nên họ không chịu trách nhiệm. Còn ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khi được báo chí hỏi thì phán A Vương làm thế là đúng và chê trách dân chúng quanh vùng không cảnh giác phòng chống bão lũ. Có lẽ các quan chức trung ương còn đang quá bận với các dự án xây đường tàu cao tốc, làm nhà máy điện nguyên tử, thuê vệ tinh truyền tin, và cho đấu thầu các khu khai thác Bôxít mới.

JPEG - 30.3 kb
Dân Nhật kiên nhẫn đứng xếp hàng để mua xăng

Trở lại xứ Thái Dương Thần Nữ, một hai ngày sau cơn động đất, nhiều cửa hàng và siêu thị tại những nơi bị thiệt hại nặng đã mở cửa lại nhưng trong tình trạng thiếu hàng trầm trọng mà người mua thì sắp hàng rất dài. Nước uống, bánh mì, thức ăn nhanh là những mặt hàng khan hiếm nhất nên mỗi người chỉ được mua một lít nước. Các món bánh mì, cơm vắt mỗi thứ chỉ được mua một cái. Mọi người đều chấp hành theo lời yêu cầu của các cửa tiệm chẳng ai lên tiếng phàn nàn. Đặc biệt không một con buôn nào lợi dụng tình trạng này để tăng giá. Nhiều cửa hàng tiện lợi (convenient stores) còn vui vẻ BÁN CHỊU cho những khách không hề quen mặt vì biết rằng khi đi lánh nạn họ không đem theo được đồng nào. Những người mua thiếu khi gặp lại thân nhân là đem tiền đến trả ngay, chẳng cửa hàng nào thất thu về chuyện bán thiếu.

Trong khi tự vệ đội, cảnh sát, nhân viên cứu hỏa và nhiều tổ chức thiện nguyện đương đầu với hiểm nguy để cứu những người bị nhà cửa đè, thì chính phủ Nhật phải lo đối phó với nguy cơ nổ 4 lò hạt nhân ở nhà máy phát điện nguyên tử Fukushima, cách Tokyo khoảng 200 km. Ngoài việc tìm cách cứu chữa cho khỏi nổ, chính phủ Nhật đã ra lịnh cho cư dân ở cách nhà máy phát điện từ 50 mét đến 20 km phải sơ tán để tránh phóng xạ, còn cách 30 km thì phải chuẩn bị.

16 năm trước trận động đất Hanshin Awaji đã làm cho Kobe trở thành đống gạch vụn, thế mà chỉ trong vòng 3 năm là đã tái thiết xong, còn đồ sộ hơn trước rất nhiều. Nhật Bản là một nước văn minh, cộng thêm ý thức, lòng tự trọng và kỷ luật của người dân rất cao nên chắc chắn sẽ kiên cường để vượt qua tất cả những khó khăn hầu vươn lên; mọi người đều tin như vậy. Và cũng từ những người dân này, một chính quyền thực sự yêu nước và có trách nhiệm với dân được chọn ra.

Tại Việt Nam, cách Nhật Bản chừng 3600 km, người ta chỉ thấy những vở kịch trách nhiệm vụng về và kệch cỡm. Ngày 14 tháng 3 vừa qua báo chí lề phải cho hay Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam yêu cầu các cơ sở đo mức độ phóng xạ trong môi trường, trong khi chính các thành phố Nhật bên ngoài Fukushima cũng chưa thấy cần thiết. Thế là cũng đo, cũng đạc rồi báo cáo cho hay đến nay không hề có một sự bất thường nào về phóng xạ tại hai trạm đo. Đây lại càng là một màn dương oai diệu võ buồn cười vì trong lúc đó các lãnh đạo CSVN nhất định tiếp tục làm phình ngày một lớn hơn nữa trái bom bùn đỏ đang nằm ngay trên “nóc nhà Đông Dương”, và long trọng đặt ngòi nổ trong tay các chuyên gia Trung Quốc. Trời ạ!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.