Người ở lại Charlie

Ngôi miếu nhỏ trên đồi Charlie tưởng nhớ các chiến sĩ trận vong Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù VNCH và Đại tá Nguyễn Đình Bảo những năm trước đây (hình trái) và hình ảnh ngôi miếu đã bị đập phá mới đây (hình phải)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm!”
– Cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu

Câu nói nổi tiếng trên của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có lẽ không người dân miền Nam nào không biết và giờ thì nhiều người dân miền Bắc cũng hay. Nó luôn đúng! Chế độ cộng sản là một chế độ tồn tại bằng dối trá và khủng bố. Lê Nin nói “Khủng bố là chân lý của cách mạng,” còn dối trá thì người cộng sản còn giỏi hơn cả Joseph Goebbels – ông trùm tuyên truyền của Đức Quốc xã.

Mấy ngày hôm nay trên các hội nhóm và mạng xã hội, lan truyền hình ảnh một ngôi miếu nhỏ xíu thờ những chiến sĩ trận vong của Tiểu đoàn 11 Nhảy dù VNCH và vị chỉ huy vang danh Nguyễn Đình Bảo – “người ở lại Charlie” – đã bị giới chức CSVN đập phá tan tành vào đầu năm 2023.

Theo FB Như Hồ cho biết:

“Những người đi viếng đồi Charlie, Kontum, nơi trận chiến ác liệt Tháng Tư 1972 để thắp hương trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão cho những tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa, và đặc biệt là Đại tá Nguyễn Đình Bảo, vừa báo tin cho hay:

Tin loan đi đầu tháng Hai 2023 trong các nhóm sinh hoạt thông tin khép kín trên mạng xã hội, nhằm báo cho nhiều người miền Nam và phía hậu duệ quân nhân VNCH còn lại ở trong nước, vốn vẫn hay tổ chức hẹn nhau đi viếng.

Hầu hết những người chứng kiến sự đập phá tàn bạo này hỏi dân chúng thì chuyện đập phá chỉ mới diễn ra vào Tháng Giêng 2023, do dấu vết hủy hoại còn rất mới. Một người dân ở gần [cao] điểm 1015 Charlie không cho danh tính, nói có hai chiếc xe bán tải đi lên đồi, cùng các viên chức nhà nước, trước khi vụ đập phá diễn ra.

Đây không phải là một hành động phá hoạt ngông cuồng không chủ đích, vì nơi tưởng niệm Đại tá Nguyễn Đình Bảo và những tử sĩ VNCH nằm ở một khu riêng biệt, vắng vẻ không chen lẫn vào ai. Cách đó rất xa là chỗ nhang khói quy mô của thân nhân các binh sĩ Bắc Việt tử trận, sau năm 1975 được chính quyền địa phương long trọng dựng nên. Thân nhân của các binh sĩ miền Bắc cũng đi từng đoàn vào tìm hài cốt, cầu siêu…”

Nhiều bạn đọc trẻ sinh sau 1975 có thể không biết về sự kiện lịch sử gắn liền với địa danh đồi Charlie và Đại tá Nguyễn Đình Bảo thì nhân đây có thể tự mình tìm hiểu về một câu chuyện lịch sử thực sự của đất nước.

Đồi Charlie là một điểm cao nằm tiếp giáp 3 huyện Sa Thầy, Đắk Tô và Ngọc Hồi thuộc tỉnh Kon Tum. Từ trung tâm tỉnh Kon Tum đi theo đường 14 về hướng Tây Nam khoảng 45 km, đến ngã ba Tân Cảnh đi khoảng 10 km là tới địa danh này. Điểm cao Charlie cao 900m, là một cứ điểm quân sự chiến lược, khống chế đường 14 và cả vùng rộng lớn xung quanh. Trong chiến tranh, nơi đây là chiến địa khốc liệt, chứng kiến cuộc chiến đấu ngoan cường của những chiến sỹ lính Dù Tiểu đoàn 11 do Trung tá Nguyễn Đình Bảo chỉ huy trấn giữ, chống lại đội quân đông gấp hơn 10 lần của Bắc cộng là Sư 320 vào tháng Tư, 1972. Những người lính của Tiểu đoàn Dù 11 đã chiến đấu tới cùng đến khi Tiểu đoàn trưởng Trung tá Nguyễn Đình Bảo tử thương vì pháo kích của Bắc cộng. Khi những cánh quân Sư 320 Bắc quân tràn ngập điểm cao cũng là lúc B52 rải thảm và gần như xóa sạch sư đoàn này. Đây là một tổn thất to lớn với Bắc cộng dù họ có chiếm được điểm cao Charlie và sau đó là Tân Cảnh và sân bay Phượng Hoàng.

Cuộc đời và sự hy sinh bi hùng của Trung tá Nguyễn Đình Bảo đã là cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác bài “Người ở lại Charlie” còn được những thế hệ Việt Nam yêu nước hát mãi cho đến hôm nay. Ông là biểu tượng của Tiểu đoàn dù 11 oai hùng. Những người chiến sĩ của Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù và ông đã mãi nằm lại trên đồi Charlie, thân xác cũng không còn. Nhưng những hậu duệ VNCH, những người con miền Nam vẫn tưởng nhớ đến ông và các đồng đội của ông. Họ đã xây lên một ngôi miếu nhỏ để tưởng nhớ vong hồn những người chiến sĩ “anh hùng tử, khí hùng bất tử.” Thế nhưng, dù chỉ là một ngôi miếu nhỏ, một bài hát cũng khiến cho nhà cầm quyền CSVN run sợ. Lén lút đê hèn, những kẻ cầm quyền, dù có trong tay mọi sức mạnh đàn áp vẫn hành xử như một phường vô lại, trộm cắp, đã tiến hành việc đập phá ngôi miếu nhỏ để ngăn cản người dân đến thăm viếng.

Người cộng sản mấy mươi năm qua ngoài miệng thì luôn hô hào “hòa giải, hòa hợp” với người miền Nam nhưng thực chất người cộng sản chỉ lợi dụng kiều bào nước ngoài mang tiền về đầu tư ở Việt Nam, gửi tiền về cho thân nhân. Kiều hối là nguồn ngoại tệ sống còn của chế độ CS. Trong khi đó, người CS vẫn giữ sự thù địch, phân biệt, cô lập và đàn áp những người thương phế binh VNCH, gọi họ là “ngụy quân” và ngấm ngầm triệt hạ đường sinh nhai, phá hoại nơi chốn ở của họ. Mộ phần của những người lính VNCH ở Biên Hòa, Bình Dương, ở Huế… bị đập phá, bị hạn chế thăm viếng, tu bổ. Chúng vẫn run sợ những người lính ngay cả khi họ đã nằm dưới mộ phần hay thậm chí thân xác đã tan trong gió bụi.

Bởi chúng biết, qua thời gian, lịch sử thực sự đã cho người dân biết ai mới là “ngụy.” Chúng biết dù đã thống nhất đất nước bằng nhà tù và súng đạn nhưng nhân tâm của người dân miền Nam thì chúng chưa bao giờ khuất phục được. Những anh hùng như Đại tá Nguyễn Đình Bảo và những người lính VNCH đã hy sinh trên đồi Charlie còn sống mãi cùng những lời ca, những câu chuyện khắc ghi trong tâm khảm của những hậu duệ, những người Việt yêu tự do và sự thực. Xin thắp nén nhang tưởng nhớ đến những người anh hùng đã ở lại Charlie.

… Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí
Vâng, chính anh là ngôi sao mới
Một lần này chợt sáng trưng
Là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng

Này anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Vâng, chính anh là loài chim quý
Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý
Một lần dậy cánh bay
Người để cho người nước mắt trên tay

(Nhạc phẩm Người Ở Lại Charlie, Trần Thiện Thanh)

Tân Phong

(Video: SBTNOfficial)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.