Người Việt ở Mỹ lên tiếng về Biển Đông trước đại sứ quán Trung Quốc, Việt Nam

Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, Mỹ. Ảnh: VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một cuộc biểu tình phản đối những hành động của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 18/3 ở thủ đô Washington của Mỹ, một phần trong chuỗi sự kiện biểu tình được lên kế hoạch ở một số các thành phố lớn khắp thế giới trong những tuần sắp tới.

Các cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh Việt Nam kỷ niệm trận hải chiến tại Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, khi 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam hi sinh trong một cuộc tấn công của lực lượng hải quân Trung Quốc. Bắc Kinh kể từ đó đã chiếm quyền kiểm soát thực thể này.

Trung Quốc trước đó đã chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hòa trong một trận hải chiến vào năm 1974.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo này và hiện kiểm soát phần nhiều các đảo ở Trường Sa, nơi mà Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Brunei và Malaysia cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo.

Các cuộc biểu tình, được tổ chức bởi Việt Tân – một đảng chính trị có trụ sở ở Mỹ đấu tranh chống lại sự cai trị độc tài của chế độ cộng sản ở Việt Nam – cùng gần 140 tổ chức và đoàn thể của người Việt khắp thế giới, nhằm “phản đối hành động xâm chiếm của Trung Quốc và đòi chính phủ cộng sản Việt Nam kiện Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia,” theo một thông báo trên Facebook của Việt Tân.

XEM THÊM: Biểu tình vì Hoàng Sa – Trường Sa ở Âu Châu

Một cuộc biểu tình trong chuỗi sự kiện này đã diễn ra vào 11 tháng 3 tại thành phố Den Haag (The Hague) ở Hà Lan với sự tham dự của người Việt từ các nước như Pháp, Bỉ, Đức, Đan Mạch và Na Uy. Các cuộc biểu tình khác dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này và tuần sau tại các cơ sở ngoại giao của Trung Quốc ở Washington, Sydney và Tokyo, theo ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư của Việt Tân.

“Đây là năm với những mốc điểm rất đặc biệt mà người Việt chúng ta phải làm sao lên tiếng để khẳng định là Việt Nam có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa và kêu gọi quốc tế tiếp tục không công nhận những hành động xâm lược của Trung Quốc,” ông nói với VOA.

XEM THÊM: Mời tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tại Washington DC

Tại Washington, cuộc biểu tình được lên lịch diễn ra vào ngày 18 tháng 3 trước đại sứ quán của Trung Quốc và sau đó di chuyển sang đại sứ quán của Việt Nam, để kêu gọi “hành động mạnh hơn đối với Trung Quốc, cụ thể là thu hồi công hàm của Phạm Văn Đồng,” ông Duy nói, nhắc tới một văn kiện mà thủ tướng của Bắc Việt Nam đã gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc có nội dung được nói là tán thành những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hai quần đảo.

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ ngoạo giao giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Việt Nam thường lên tiếng bày tỏ lo ngại về những hành động bị cho là hung hăng của Trung Quốc nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền, nhưng những người chỉ trích cho rằng việc này vẫn chưa đủ và kêu gọi Hà Nội có những bước đi mạnh mẽ hơn.

Trong những năm trước, các hoạt động tưởng niệm công khai quân nhân Việt Nam hi sinh khi bảo vệ lãnh thổ và Hoàng Sa và Trường Sa thường bị cản trở và ít khi được nhắc tới trên truyền thông chính thống. Nhưng năm nay có những chỉ dấu cho thấy nhà chức trách dường như đã cho phép các hoạt động tưởng niệm diễn ra với một mức độ tự do nhất định trong khi báo chí đề cập đến sự kiện lịch sử này nhiều hơn.

“Bao nhiêu lần mà Trung Quốc có những hành động hung hăng ở Biển Đông thì nhà nước cộng sản Việt Nam lên tiếng rất là chừng mực, và đến ngày hôm nay họ vẫn chưa kiện Bắc Kinh tại Tòa án Trọng tài Quốc tế ở The Hague để xác định chủ quyền của Việt Nam,” ông Duy nói.

“Đối với người Việt Nam chúng ta, chúng ta có chấp nhận mất Hoàng Sa, Trường Sa hay không thì tôi nghĩ chắc chắn là không. Đó là lý do phải có sự phản đối từ người dân, rằng chúng ta không chấp nhận mất chủ quyền biển đảo của Việt Nam và phải có những hành động mạnh hơn từ chính quyền Hà Nội.”

Ông Duy cho biết ngoài những đồng hương người Việt ở vùng thủ đô Washington sẽ tham dự cuộc biểu tình vào ngày 18 tháng 3 còn có những phái đoàn khác đến từ các thành phố như Philadelphia, Boston và Toronto thuộc Canada.

Ông Nguyễn Quốc Hưng, một thành viên của Việt Tân ở Toronto, phụ trách sắp xếp chuyến đi cho những người biểu tình đến Washington, cho biết đến nay gần 60 đồng hương người Việt ở Toronto và vùng phụ cận đã ghi danh tham dự và con số này chất đầy một chuyến xe buýt. Ông nói ông sẽ làm hết sức có thể để thu xếp phương tiện đi lại nếu thêm nhiều người nữa tham gia hành trình.

“Thông điệp của chúng tôi muốn gửi đến phía Việt Nam là yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngưng ngay việc thui chột lòng yêu nước của dân Việt Nam,” ông nói.

“Cứ mỗi một lần người Việt Nam xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc là bị nhà cầm quyền thẳng tay đàn áp… Họ tìm tất cả mọi phương tiện mà họ có được để ngăn chặn tất cả tiếng nói chống Trung Quốc của dân Việt Nam. Đó là điều mình không thể chấp nhận được.”

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái), thăm Nhật hôm 9/2, được Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đón tiếp. Philippines ngày càng gần Mỹ, Nhật, Úc, Nam Hàn vì cách hành xử nói một đằng làm một nẻo của giới lãnh đạo Trung Quốc. Ảnh: Kimimasa Mayama – Pool/ Getty Images

Tập Cận Bình nên tự trách mình

Các nước củng cố mối liên kết an ninh để đề phòng sự bành trướng của Trung Quốc, hình thành một thế trận mới ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Chuyến thăm Nhật kéo dài năm ngày của ông Ferdinand Marcos Jr., tổng thống Philippines, hồi giữa Tháng Hai đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Manila.

Công nhân nhà máy của Đài Loan tại TP.HCM tan ca, chụp ngày 30/11/2022. Ảnh: AFP

Việt Nam phải thi hành những cam kết về lao động trong các Hiệp định EVFTA và CPTPP

Để giảm thiểu tình trạng người lao động bị bóc lột, ức hiếp thì quan trọng nhất là việc tuân thủ các cam kết về lao động đã ký kết trong các hiệp định EVFTA, CPTPP và đưa vào áp dụng luật lao động đã có hiệu lực từ 2 năm nay về việc cho phép các tổ chức người lao động tại cơ sở nằm ngoài hệ thống Công đoàn được đăng ký để có thể hoạt động hợp pháp bảo vệ người lao động.

Bà Marianne Vind (phải), Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện Châu Âu (European Parliament) phát biểu trong buổi điều trần. Ảnh chụp từ màn hình VOA

Ủy ban EU điều trần về việc thực thi công ước lao động ở Đông Nam Á, nêu tình hình VN

Phiên điều trần được tổ chức vào ngày 23/3 dưới sự chủ trì của Nghị sĩ Marianne Vind, Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, cùng với sự tham gia của ông Tim De Meyer, cố vấn cấp cao của ILO; ông Sơn Trần, phó giám đốc của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam (VWP), và ông Jordi Curell, Vụ trưởng Lao động và Việc làm (DG Empl) của Uỷ ban châu Âu