Người Việt tại Tokyo lên tiếng về Biển Đông trước Đại sứ quán Trung Quốc

Người Việt tại Tokyo phản đối hành động của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trước đại sứ quán nước nầy hôm 19/3/2023. Ảnh: Cơ sở Việt Tân tại Nhật
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trưa ngày 19 tháng 3 năm 2023, đồng bào và cơ sở Việt Tân tại Nhật đã tổ chức cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo để phản đối hành động của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 35 năm xảy ra trận hải chiến tại đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào ngày 14/03/1988 khiến tổng cộng 64 chiến sĩ Việt Nam thiệt mạng và đá Gạc Ma từ đó đến nay lọt vào tay Trung Quốc.

Ông Trần Văn Ngọc, từ Saitama-ken, chia sẻ:

Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam! Do chính quyền Hà Nội nhu nhược mà để mất vào tay giặc Tàu. Là một người Việt Nam, tôi có trách nhiệm cùng mọi người lên tiếng để tạo sức ép, cùng hành động để đòi lại bằng được cho con cháu Việt Nam ta.

Anh Trần Đăng, thực tập sinh kỹ năng đang công tác tại Tokyo, góp ý:

Giới trẻ chúng con mặc dù sang Nhật với mục đích làm việc hay học tập, nhưng tấm lòng với quê hương và tinh thần yêu nước vẫn luôn có trong mỗi người. Dù ít dù nhiều. Rất mong trong cộng đồng chúng ta sẽ có nhiều dịp như thế này nữa, để lứa trẻ chúng con có thêm cơ hội chung tay với mọi người lên tiếng để bảo vệ Tổ quốc.

Người Việt tại Tokyo phản đối Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, hôm 19/3/2023
Người Việt tại Tokyo phản đối Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, hôm 19/3/2023

Đoàn biểu tình đã tập trung tại công viên gần nhất, với sự hỗ trợ của cảnh sát, tuần hành đến trụ sở của Đại sứ quán Trung Quốc ở Roppongi, mang theo biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” cùng với áp phích tố cáo tội ác của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam.

Thay mặt đoàn biểu tình, bà Hà Anh Võ – đại diện Việt Tân tại Nhật; ông Nguyễn Hà Kiến Quốc – đại diện Phong trào Antichicom, đã đọc kháng nghị thư lần lượt bằng tiếng Việt và tiếng Nhật, trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc với 5 yêu cầu như sau:

1. Dừng ngay việc tôn tạo các đảo cũng như bãi đá để biến đổi thành căn cứ quân sự của Trung Quốc;

2. Không được hành xử thô bạo đe dọa ngư dân Việt Nam;

3. Phải rút khỏi các đảo chiếm đóng trái phép ở Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian sớm nhất có thể;

4. Phải từ bỏ ngay yêu sách đường lưỡi bò phi lý và tuân thủ luật biển quốc tế;

5. Phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và ứng xử có trách nhiệm trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định trong khu vực.

Cuộc biểu tình kết thúc lúc gần 14:00 sau khi ông Nguyễn Hà Kiến Quốc đại diện đoàn biểu tình trao kháng nghị thư cho Đại sứ quán Trung Quốc.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phó Tổng Thống Lại Thanh Đức (William Lai, trái) và bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), đại diện Đài Loan tại Mỹ, trong liên danh đại diện đảng DPP đương quyền ứng cử cuộc bầu cử tổng thống đầu năm 2024. Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images

Đài Loan bầu tổng thống: Chiến tranh hay hòa bình?

Chỉ một tháng nữa 23,5 triệu dân Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống và Quốc Hội. Bắc Kinh đe nẹt người Đài Loan sẽ phải chọn “chiến tranh hay hòa bình,” trong khi giới quan sát quốc tế nhận định, cuộc bầu cử này là một bước ngoặt sẽ quyết định tương lai Đài Loan, hoặc sẽ củng cố chủ quyền quý giá của đảo quốc, hoặc sẽ gia tăng xung đột, thậm chí chiến tranh, giữa hai bờ eo biển.

Tàu khu trục Mỹ USS Milius trong cuộc hải hành ở eo biển Đài Loan hôm 16/4/2023. Ảnh: AP

Mỹ và các đồng minh châu Á “sẵn sàng đứng lên” bảo vệ ổn định tại eo biển Đài Loan

Kết thúc cuộc họp ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại Seoul vào sáng nay 09/12/2023, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng của Mỹ, Jake Sullivan khẳng định Washington và các đồng minh sẵn sàng “đứng lên” vì “ổn định hòa bình tại eo biển Đài Loan, vì quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông và Hoa Đông.”

Hội luận trực tuyến chủ đề "75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam" lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023

Hội luận trực tuyến “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam”

Hội luận trực tuyến chủ đề “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam” lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023 với sự góp mặt của các diễn giả: Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cựu Tù nhân Lương tâm Paulus Lê Sơn và cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng do MC Thanh Lan điều hợp.

Không gian Xã hội dân sự và các quyền tự do, dân chủ Việt Nam bị đóng kín, theo kết quả báo cáo khảo sát của liên minh quốc tế CIVICUS tổng kết năm 2023. Ảnh chụp màn hình VOA

Báo cáo: Quyền tự do dân chủ ở Việt Nam ‘bị đóng kín’ trong năm 2023

Không gian dân sự được định nghĩa là “sự tôn trọng luật pháp, chính sách và thực tiễn đối với các quyền tự do lập hội, nhóm họp và biểu đạt ôn hòa cũng như mức độ mà nhà nước bảo vệ các quyền cơ bản này.”

Năm nay Việt Nam chỉ đạt 13/100 điểm, sau cả Cuba 14/100 điểm. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Hà Nội bị liệt vào danh sách đen này kể từ lần đầu tiên xếp hạng vào năm 2018.