Nguồn gốc nợ công và những kẻ xung phong làm nô lệ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Ký sự bên lề phiên tòa Lê Đình Lượng)

Tòa án nhân dân tỉnh nghệ an xử những người yêu nước Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) vào ngày 15/8/2018 và Nguyễn Đình Lượng vào ngày 16/8/2018. Trong khi tại huyện Yên Thành đã điều động gần 10.000 công an, cảnh sát cơ động và hàng ngàn cựu chiến binh, dân phòng, công an xóm, xã để đối phó với các tình huống nhân dân phản đối và bảo vệ các trụ sở chính quyền, thì tại địa bàn xã Khánh Thành, nơi có Giáo Xứ Mỹ Khánh tọa lạc, hàng ngàn người công an, dân phòng, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ… cũng được điều động đến đóng chốt, canh giữ đêm ngày trên các ngã đường và sân bóng tại Giáo Xứ!

Đêm muộn 15/8, trời mưa lớn nhưng mệnh lệnh được ban bố “không ai được phép rời vị trí, lơ là nhiệm vụ, đề cao cảnh giác, đề phòng các thế lực thù địch”. Chỉ tội mấy ông bà cao tuổi, bình thường vào giờ này đã yên giấc và được con cháu phục vụ, nâng niu miếng ăn, giấc ngủ, giờ phải dầm mưa, canh bọn giáo dân đang ngon giấc, bên cạnh đó bọn ban lệnh chỉ đáng tuổi cháu con, sau khi ban bố quân lệnh, chúng lại tụ tập nhậu nhẹt, bia rượu, ngã ngớn! Tầm ba giờ sáng, một trận mưa khủng khiếp đổ xuống, cực chẳng đã, những người cao tuổi được cho về ngủ nhưng lệnh 4 giờ 30 phải có mặt!

4 giờ ngày 16/8 loa công cộng mở hết công suất, điều động tất cả những ai đang nhận lương, từ công nhân viên chức đến các vị hưu trí, thậm chí huy động cả giáo viên mầm non, tiểu học và trung học phải tập trung tại sân bóng Khánh Hòa (Mỹ Khánh). Các vị cao niên chưa kịp ngủ, mắt nhắm mắt mở, bụng lạnh, chân run, dò dẫm đến sân bóng lại bị chửi té tát vì chậm giờ!

6 giờ 30 phút ngày 16/8 đoàn xe chở giáo dân từ Thánh Đường từ từ tiến ra, trực chỉ Giáo Xứ Vĩnh Hòa, hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho anh Lê Đình Lượng. Mọi ánh mắt với mọi cung bậc cảm xúc đều đổ dồn vào đoàn xe! Có ánh mắt hình viên đạn! Có ánh mắt ngỡ ngàng! Có ánh mắt ngạc nhiên! Có ánh mắt xoáy hình dấu hỏi! Tất cả đều im lặng một cách kỳ lạ!

Đoàn xe đi rồi, sự nhốn nháo trở lại, tất cả về nơi tập kết. Có cụ trầm ngâm trước tô phở thiếu hành, có vị im lặng như chìm trong suy tưởng, có vị thì thầm trao đổi với nhau ra điều nghiêm trọng, thỉnh thoảng không gian như xé toạc bởi tiếng chửi thề từ bàn của những người trẻ ban lệnh đang hào sảng bên đĩa thịt chó!

Ngang qua trung tâm hành chính huyện, thị, những cảnh sát sắc phục hối hả ngược xuôi; Những cảnh sát cơ động mặt đằng đằng sát khí, tay gậy tay khiên dàn hàng ngang trước các trụ sở chính quyền; Xe biển đỏ, biển xanh xuôi ngược như chuẩn bị cuộc chiến; Những chiếc xe tải, xe cẩu tự hành, ngổn ngang hai bên đường không theo trật tự; Những phương tiện lưu thông chỉ cần chậm lại đều được yêu cầu đi qua nhanh!

Qua Thị Trấn Yên Thành, nhóm cảnh sát giao thông trực sẵn, bỏ qua những xe lưu thông, dừng đoàn xe chở người đi lễ! Như kịch đã soạn sẵn: Có đồng chí cảnh sát tay lăm lăm điện thoại ghi hình người dân nhưng lại dí sát vào mặt, cách chỉ khoảng 5 xăng ti mét! Có đồng chí lớn tiếng hô không được xúc phạm cán bộ thi hành công vụ! Hỏi lỗi gì, bảo kiểm tra hành chính! Hỏi chuyên đề, đâu có mà coi! Những thường phục lượn lờ, mặt đằng đằng sát khí, cơ bắp cuồn cuộn, cấm người dân ló cổ ra ngoài! Sau một hồi đôi co, đoàn tiếp tục lên đường, thấy thương mấy bác tài làm ăn kiếm sống được tặng lời “nhớ mặt đó, ngày sau!”.

10 giờ đoàn trở về Mỹ Khánh, xứ đạo vẫn bình yên. Bọn trai trẻ tiếc hùi hụi, sân bóng bị dày, loang lỗ những dấu chân.

Tuyệt không một bóng cờ! …

Nguồn: GNsP

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.