Nguồn nước của 20 triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long*

Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Tổng Cục Khí Tượng Thủy Văn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sông Mekong là một sông lớn, dài 4.350 cây số. Bắt đầu từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Vân Nam (Trung Quốc), rồi chạy dọc theo biên giới nước Lào với Miến Điện và Thái Lan. Đi vào Cam Bốt, sông chia làm nhiều nhánh ở Nam Vang, phía Tây nối tới hồ Tonle Sap, phía Đông chảy vào Việt Nam với Tiền Giang và Hậu Giang. Sau cùng, sông đổ ra Biển Đông qua 9 cửa nên gọi là sông Cửu Long.

20 triệu người dân Việt Nam sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long, có cuộc sống hàng ngày gắn liền với dòng sông. Việc sản xuất lúa gạo, tôm cá, các loại trái cây đều phụ thuộc vào nước sông Cửu Long. Nơi đây cung cấp 50% lương thực và thủy sản cho cả nước. Nếu sông Cửu Long cạn nước, hết cá thì 20 triệu người dân ở đây không còn tương lai, người dân cả nước sẽ bị đói.

Đừng nghĩ rằng sông hồ không bao giờ cạn. Hồ Aral bên nước Nga, năm 1960 là hồ lớn thứ bốn trên thế giới, rộng 68.000 km², lớn hơn miền Đông và miền Tây Nam Bộ cộng lại. Sau các chính sách nông nghiệp và thủy lợi sai lầm của đảng cộng sản Liên Xô, năm 1998 nó chỉ còn 28.000 km². Đến năm 2007 thì chỉ còn 7.000 km². Năm 1960 vùng Aral cung cấp 16% số cá cả nước, năm 1987 nghề cá ở Aral không còn nữa.

Hàng ngàn năm nay, sông Cửu Long lên xuống theo mùa, mùa mưa và mùa khô, nông dân cũng dựa theo mùa để làm ruộng. Nhưng từ năm 2010, Trung Quốc làm xong các đập thủy điện lớn ở thượng lưu thì sự lên xuống mực nước sông Cửu Long bị ảnh hưởng của việc giữ nước và xả nước của chúng, bởi vì những đập này giữ lại rất nhiều nước. Đập Xiaowan (Tiểu Loan) làm xong năm 2010, có hồ chứa 15 tỉ m³ nước. Đập Nuozhadu (Nọa Trát Độ) làm xong năm 2012, có hồ chứa 22 tỉ m³ nước.

Các đập thủy điện cũng ngăn chặn phù sa và các loài cá đi xuống hạ lưu. Ngày nay, lượng phù sa đi xuống hạ lưu chỉ còn 50% khi xưa và nguồn cá cũng giảm sút hẳn. Mấy năm nay, lòng sông Cửu Long ở Việt Nam liên tục xuống thấp, từ 2008 đến nay đã thấp đi 1,4 m. Tháng 7/2019, Ủy hội sông Mekong cho biết, mực nước đầu mùa lũ trên sông Mekong ở mức thấp nhất trong lịch sử.

Nước sông thấp xuống, nước biển cao lên, đầu năm 2020 nước mặn xâm nhập vào đồng bằng sông Cửu Long hơn 100 cây số, gây nhiều thiệt hại cho nông dân. Tháng 7/2020, mực nước sông Mekong lại xuống thấp kỷ lục một lần nữa.

Sông Mekong đang bị tấn công, chúng ta làm gì để bảo vệ dòng sông thân yêu này?

Mấy chục năm qua, đảng Cộng Sản độc quyền cai trị nước Việt Nam, cấm người dân không được hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ sông hồ, bảo vệ biển đảo, phải để đảng độc quyền “lo.” Đảng Cộng Sản giành độc quyền để hưởng quyền lợi chứ không thấy làm cái gì để bảo vệ sông Mekong.

Đảng Cộng Sản Việt Nam nói Việt Cộng và Trung Cộng vừa là đồng chí, vừa là anh em, giao thiệp với nhau theo 4 tốt. Trung Cộng đã xây 11 đập thủy điện trên thượng lưu và đang tiếp tục xây thêm nữa, chứ không đối xử tốt với thằng em phía Nam là ngưng xây. Việc giữ nước, xả nước, qui trình vận hành của các đập thủy điện cũng không thèm tham khảo hay thông báo cho thằng em Việt Cộng biết. Trung Quốc đối xử xấu với Việt Nam và đảng CSVN hoàn toàn bất lực, không làm được gì để thay đổi, không giúp được gì cho sông Mekong.

20 năm nay, phong trào bảo vệ môi trường phát triển mạnh trên thế giới, thu hút hàng chục triệu thanh thiếu niên tham gia. Những buổi nói chuyện về môi trường có nhiều người tham dự hơn là những buổi nói chuyện của tổng thống, tổng bí thư. Các tổ chức bảo vệ môi trường là một phần của xã hội dân sự, hoạt động độc lập, không liên quan tới chính quyền, không là cánh tay nối dài của một đảng. Có nhiều việc chính quyền một nước không làm được mà xã hội dân sự làm được, như việc 195 quốc gia đã ký Hiệp định Paris năm 2016 về Biến đổi khí hậu, do sự thúc đẩy của xã hội dân sự.

Đúng ra phải có sự góp mặt của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam trong việc bảo vệ sông Mekong, nhưng chúng ta chỉ thấy một sự trống vắng. Tại sao? Thanh niên Việt Nam không quan tâm tới bảo vệ môi trường, bảo vệ sông hồ? Thanh niên VN không dám biểu tình đòi hỏi không khí trong lành để hít thở? Không dám liên lạc và vận động các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới cùng bảo vệ sông Mekong? Nền giáo dục XHCN tai hại không đào tạo những thanh niên dám tìm tòi và bước đi theo ý mình, phải đợi đảng cho phép mới dám làm.

Thanh niên Việt Nam không quá tệ như vậy, một lý do của sự trống vắng là do đảng Cộng Sản đàn áp những người muốn bảo vệ môi trường. Đảng Cộng Sản bưng bít thông tin để người dân chỉ biết có đảng trong bầu trời này, không biết có các tổ chức khác. Đảng Cộng Sản khen ngợi các tổ chức bảo vệ môi trường ở những nước khác nhưng lại ngăn cấm sự có mặt của các tổ chức bảo vệ môi trường ở nước ta (chính sách hai mặt). Đảng Cộng Sản sợ người dân sẽ yêu thích các tổ chức xã hội dân sự hơn là yêu đảng. Đảng Cộng Sản Việt Nam đang phá hoại các nỗ lực để cứu sông Mekong.

Đảng CSVN không dám phản đối đàn anh Trung Cộng để bảo vệ nguồn nước cho nông dân Việt Nam, đã vậy họ còn đàn áp những người muốn góp sức bảo vệ dòng sông. Phải chăng đảng CSVN là tay sai của Trung Cộng, làm nhiệm vụ trói tay dân tộc Việt Nam để Trung Cộng muốn làm gì thì làm.

Nghiêm trọng hơn nữa, Trung Cộng đang có kế hoạch chuyển nước từ Nam lên Bắc, lấy nước từ sông Mekong sang các sông khác ở Trung Quốc. Đảng CSVN cũng sẽ cúi đầu im lặng, không có khả năng thay đổi tình hình, và sông Mekong sẽ đi từ bị thương tới chết.

Một hy vọng mong manh là Việt Nam có xã hội dân sự, có những tổ chức bảo vệ môi trường. Các tổ chức xã hội dân sự phải có nhiều người tham gia và ủng hộ. Người dân Nam Bộ, đảng viên Nam Bộ phải thúc đẩy phát triển các tổ chức xã hội dân sự bởi vì sông Mekong ảnh hưởng trực tiếp đến nồi cơm của chúng ta, tương lai con cháu chúng ta. Nếu nồi cơm của gia đình bị bể thì chủ nghĩa nào cũng trở thành vô nghĩa.

Sông Mekong là của chung nhiều quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự VN phải liên lạc và vận động các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới cùng bảo vệ sông Mekong, phổ biến hình ảnh xây thêm đập thủy điện là xấu xa. Đòi hỏi các dữ liệu về sự vận hành của những đập thủy điện phải được chia sẻ đầy đủ với Ủy hội sông Mekong (MRC) và các quốc gia liên quan, thực hiện sự công bằng trong việc sử dụng nguồn nước của dòng sông.

Nếu chúng ta không hành động thì sông Mekong sẽ đi vào khô cạn, 2 triệu mẫu ruộng sẽ bị thiếu nước, 20 triệu người dân Nam Bộ sẽ đi vào nghèo đói.

Trần Mai Trung

Nguồn: Báo Tiếng Dân

* Tựa do BBT đặt

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm phát biểu nhậm chức tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Xây dựng Chính sách

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có thể cải cách thể chế lâu nay của Việt Nam?

Sau khi vừa nắm giữ được chức tổng bí thư, ông Tô Lâm cho biết sẽ tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế .

“…Nếu ông Tô Lâm thật sự muốn giải quyết các vướng mắc của đất nước thì nên bỏ Điều 4 Hiến pháp, để cho nhiều đảng được cạnh tranh một cách công bằng, minh bạch, thì như vậy bộ máy chính trị mới có thể thay đổi tích cực. Ai tốt thì được người dân lựa chọn, ai dở thì bị đào thải là tự nhiên các khó khăn vướng mắc của đất nước sẽ được giải quyết nhanh chóng chứ không cần phải nói tới nói lui nhiều!” (một nhà hoạt động trẻ ở Sài Gòn, hôm 6/8/2024)

Người dân hô vang khẩu hiệu khi tham gia cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng Sheikh Hasina và chính phủ của bà, đòi Hasina từ chức và công lý cho các nạn nhân thiệt mạng trong các cuộc đụng độ chết người trên toàn quốc gần đây, tại Dhaka, Bangladesh, ngày 5/8/2024. Ảnh: AP/ Rajib Dhar

Bangladesh: Người được giải Nobel Hòa Bình Muhammad Yunus điều hành chính phủ lâm thời

Ngày 7/8/2024, phủ tổng thống Bangladesh thông báo ông Muhammad Yunus, người được giải Nobel Hòa Bình năm 2006, được giao thành lập chính phủ lâm thời sau khi Thủ tướng Sheikh Hasina phải trốn sang Ấn Độ và từ chức, Quốc hội bị giải tán. Theo thông cáo, “tổng thống đã đề nghị người dân giúp ông vượt qua khỏi khủng hoảng. Việc khẩn trương thành lập một chính phủ lâm thời là điều cần thiết để vượt qua khủng hoảng.”

Người dân Venezuela biểu tình liên tục đòi minh bạch kết quả cuộc bầu cử tổng thống ngày 28/7 vừa qua. Người biểu tình trương các poster ví Tổng thống đương nhiệm Maduro như Tổng thống độc tài Putin của Nga, và "Venezuela sát cánh cùng Ukraine." Ảnh: FB Trần Trung Đạo

Tình hình mới ở Venezuela và bài học về cái chết của những kẻ độc tài

Một căn bệnh không thuốc nào chữa khỏi mà những kẻ độc tài đều mắc phải là bệnh hoang tưởng quyền lực. Ngoại trừ một số chết già vì điều kiện cách mạng dân chủ tại quốc gia họ cai trị chưa chín muồi, một phần không nhỏ đã chết một cách thê thảm bằng những cực hình mà họ chưa bao giờ tưởng tượng ra khi còn nắm quyền sinh sát.

Một hiện tượng đáng lưu ý khác, những kẻ độc tài này thường chết trong tay của những người trước đó không lâu đã thề trung thành với họ.

Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet và phu nhân Pich Chanmony trong lễ khởi công xây dựng kênh đào Funan Techo, ngày 5/8/2024. Ảnh: AFP/ Tang Chhin Sothy

Cam Bốt khởi công xây dựng kênh đào Funan ‘‘gây tranh cãi’’ trên dòng Mekong

Bên cạnh tác động về an ninh và quốc phòng, do Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự, áp sát Việt Nam thông qua kênh đào, vấn đề tác động đến dòng chảy Mekong đặc biệt gây lo ngại. Theo khảo sát của Trung tâm Stimson, việc dẫn nước kênh đào này rời khỏi dòng chính Mekong có thể làm giảm một nửa diện tích vùng đồng bằng ngập nước tại hạ lưu, với diện tích lên đến 1 triệu ha…