Nguyễn Phú Trọng lại trồi lên

Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng lại đưa ra lời kêu gọi, nhai đi nhai lại những gì mà nhà cầm quyền đã kêu gào suốt hơn một năm qua, về phòng chống dịch bệnh Covid-19 hôm 29/7/2021. Ảnh: VTC News
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào đầu tháng Ba, 2020, cũng là thời gian đại hội XIII vừa kết thúc, với tư cách là tổng bí thư đảng CSVN – nhiệm kỳ thứ 3, ông Nguyễn Phú Trọng đã cho phổ biến: “Lời kêu gọi toàn dân chống dịch” vào ngày 30 tháng Ba, 2020. Trong lời kêu gọi vào lúc đó,  ông Trọng đã hô hào: “Đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết để bảo đảm chiến thắng đại dịch.” Nhưng mau chóng, lời kêu gọi này chìm vào quên lãng, chẳng mấy ai chú ý. Ông Trọng im lặng đến tháng Giêng, 2021 thì có một lời phát biểu vô cùng kiêu ngạo “trong khi mây mù bao trùm thế giới, thì Việt Nam ta vô cùng vinh quang và tươi sáng.

Sau những lời lẽ nhuốm đầy tính chất “kiêu ngạo cộng sản” ấy, ông Trọng lại chìm xuống và hoàn toàn im lặng trong cơn dịch thứ tư đang tấn công dữ dội trên cả nước. Số liệu ghi nhận trên báo Tuổi Trẻ online cho biết trong ngày 31/7/2021 Việt Nam ghi nhận 8.624 ca dương tính mới, trong số đó TP. HCM có 4.180 ca, Bình Dương 2.075. Long An 544, Đồng Nai 456 ca…

Thế nhưng mới đây, ông Trọng lại trồi lên phá vỡ sự im lặng bằng cách gởi ra một lá thư kêu gọi thứ hai mà báo chí lề đảng gọi là lời kêu gọi “toàn dân đồng lòng ủng hộ, chung tay góp sức chống đại dịch. Lời lẽ trong lá thư thứ hai này nếu xem kỹ người ta sẽ thấy nó không khác lá thư thứ nhất, chỉ xào qua tráo lại các câu chữ thành một nội dung gọi là mới mà rất cũ, kèm theo những lời hô hào động viên mà người ta thường nghe như cố gắng hơn nữa, đoàn kết hơn nữa, quyết tâm hơn nữa… Tuy nhiên nó cũng khiến báo Công An Nhân Dân phải tán tụng bằng một bài báo có cái tít rất cảm động với người nhẹ dạ: “Lời kêu gọi của tổng bí thư lay động trái tim mỗi người dân.” (sic!)

Nói như ông Trọng hóa ra trong hơn một năm qua người dân không đoàn kết, không chung tay hay không đồng lòng chống dịch hay sao mà phải đợi đến bây giờ ông mới đưa ra lời kêu gọi “đồng lòng chống dịch.” Đúng là một lời kêu gọi ngớ ngẩn của một nhà lãnh đạo bị “tai biến mạch máu não.”

Mặt khác lá thư ngớ ngẩn này cũng chỉ nhai đi nhai lại những gì mà ông Trọng và các lãnh tụ đảng và nhà nước đã kêu gào trong hơn một năm qua. Nào là đề cao thành tích các địa phương đã kịp thời chủ động chống dịch, nào là dịch bệnh lần này lây lan rất nguy hiểm nên toàn đảng, toàn dân, toàn quân phải đoàn kết chống dịch như chống giặc, thực hiện chiến lược vắc-xin, biện pháp 5K… Và ông Trọng cũng không quên trò giả nhân giả nghĩa “chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe  nhân dân,” cũng như kêu gọi toàn hệ thống chính trị phải vào cuộc.

Nói chung toàn là khẩu hiệu và những điều lặp đi lặp lại quá cũ, quá nhàm chán. So với thực tế đang diễn biến ngoài xã hội, ông Trọng và cả Bộ Chính Trị không hề nhắc đến một lời nào về thảm cảnh công nhân, lao động nghèo hoảng loạn bỏ chạy khỏi TP.HCM để tránh thảm họa Covid, bất chấp hiểm nguy. Xa rời thực tế đến nỗi không nhìn thấy trách nhiệm của đảng cầm quyền, liên tục đưa ra những chỉ thị, quy định mâu thuẫn tạo thêm khó khăn cho người dân, chẳng những không giải quyết nổi tình hình mà còn càng làm cho xã hội thêm rối loạn.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang gia tăng trên toàn quốc, những cuộc phong tỏa càng ngày càng siết chặt có thể kéo dài hàng tháng trên nhiều địa phương, nhiều vùng kinh tế quan trọng nhất. Biện pháp này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số công nhân lao động nghèo, vì hãng xưởng đóng cửa, mất việc làm, không đi ra ngoài được; cảnh thiếu đói đang diễn ra hàng ngày đối với thành phần “vô sản” đúng nghĩa ở Sài Gòn.

Với tình hình bi đát đó, là người đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam, ít ra ông Trọng nên xin lỗi người dân hoặc nói với họ những điều mà họ quan tâm, thay vì thỉnh thoảng thổi điệu kèn thúc quân vô nghĩa. Thiết tưởng nếu thực sự vì dân, vì nước:

– Đảng CSVN phải nhanh chóng tổ chức cứu trợ cho toàn thể người dân Việt Nam một số tiền nào đó, chứ không chỉ cho người nghèo, để họ có thể sống qua tạm một thời gian. Và đảng mới có cơ hội chứng minh được phần nào mình quan tâm đến đời sống nhân dân như lời lẽ tốt đẹp của tổng bí thư trong thư kêu gọi lần 2. Có thật sự quan tâm thì khi kêu gọi người dân mới hợp tác.

– Đảng CSVN phải tuyên bố miễn thuế ít nhất là trong 2 năm 2020 và 2021 cho người dân vì những khó khăn do đại dịch gây ra. Điều này sẽ làm nhẹ đi mối lo toan của họ trước tình hình kinh tế chưa biết khi nào hồi phục.

Tóm lại, trong vài trò số 1 của đảng CSVN, ông Trọng cần bàn với Bộ Chính Trị để công bố hai quyết sách nói trên.

Phạm Nhật Bình

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.