Nguyễn Tấn Dũng lại thoát nữa!

Ông Nguyễn Tấn Dũng thời còn làm thủ tướng. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nếu Đinh La Thăng được ví như một cận thần của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc thu phục “quần hùng” để tranh giành ghế tổng bí thư với phe ông Nguyễn Phú Trọng trong đại hội 12, thì Trần Bắc Hà được coi là cận thần nắm “tài chánh” để nuôi các quần hùng đã thu phục được, kể cả việc xây dựng đế chế của gia đình Nguyễn Tấn Dũng.

Vì thế mà sau khi xong phiên tòa kết án Đinh La Thăng 30 năm tù giam và phạt nộp hơn 800 tỷ đồng vào tháng Sáu, 2018, ông Nguyễn Phú Trọng đã hạ lệnh khởi tố và bắt tạm giam Trần Bắc Hà vào cuối tháng Mười Một, 2018 cùng với 2 người khác là Trần Lục Lang, cựu Phó Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), và Kiều Đình Hòa, cựu Giám Đốc BIDV Hà Tĩnh, về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, và hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Trần Bắc Hà sinh năm 1956 tại Bình Định. Năm 1981, ông Hà được nhận vào làm việc trong BIDV là một trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần lớn có vốn nhà nước trên 50%. Năm 1991, ông Hà được thăng chức giám đốc chi nhánh Bình Định. Năm 1999 được thăng chức phó tổng giám đốc BIDV. Tháng Năm, 2003 được thăng chức tổng giám đốc và đến tháng Giêng, 2008 thì làm chủ tịch hội đồng quản trị. Ngày 1 tháng Chín, 2016 thì về hưu. Ông Trần Bắc Hà là một người “lăn lộn” trong ngành ngân hàng hơn 3 thập niên, thuộc loại “bố già” trong hệ thống ngân hàng – tài chánh của chế độ từ thời bao cấp đến thời mở cửa.

Trần Bắc Hà đã trở thành thân thiết với ông Nguyễn Tấn Dũng từ sau khi chuyển từ giám đốc chi nhánh Bình Định lên làm phó giám đốc Ngân Hàng BIDV vào tháng Mười, 1999, lúc đó ông Dũng đang làm phó cho Thủ Tướng Phan Văn Khải, kiêm nhiệm chức thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (5/1997-12/1999) sau khi Cao Sĩ Kiếm về hưu.

Sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng rời chức thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước vào tháng Mười Hai, 1999, ông Lê Đức Thúy được ông Dũng đề cử lên thay thế, bộ ba Nguyễn Tấn Dũng – Lê Đức Thúy – Trần Bắc Hà đã có những quan hệ rất đặc biệt kể từ đó.

Năm 2011, ông Lê Đức Thúy đã bị tờ báo The Age của Úc tố cáo trong một loạt điều tra là đã nhận hối lộ từ công ty Securency của Úc in tiền polymer của Việt Nam, một cách tham nhũng và khuất tất là công ty này trả tiền học phí và ăn ở cho con trai ông Thúy tên Lê Đức Minh lúc đó đang học tại Anh vào năm 2007.

Còn đối với ông Trần Bắc Hà, qua chỗ thân cận với ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Hà phụ trách việc cung cấp mọi nhu cầu tài chánh khi cần cho phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng từ khi Dũng được chọn lên làm thủ tướng thay ông Phan Văn Khải từ năm 2006. Chính mối quan hệ này, ông Hà trở thành một ông trùm ngân hàng kéo dài trong hai thập niên cho đến lúc về hưu.

Ông Trần Bắc Hà thường xuất hiện bên cạnh ông Nguyễn Tấn Dũng trong các dịp tham quan chùa chiền, đền thờ… như là một đại gia đứng sau lưng thủ tướng, đưa tiền cúng dường cho chùa hay nhà thờ. Trần Bắc Hà còn giúp kín đáo cho dịch vụ vay tiền của con gái ông Dũng. Vì thế mà trong cáo trạng truy tố, ông Trần Bắc Hà bị kết án sai phạm trong việc cho vay 4.700 tỷ đồng cho 12 công ty của Phạm Công Danh, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Xây Dựng Việt Nam cũng như một số ngân hàng khác.

Thông thường sau khi truy tố và bắt giữ, công an điều tra sẽ giam giữ phạm nhân ở nhà tù do Bộ Công An quản lý như T16 hay B14; nhưng theo báo Tuổi Trẻ loan tải thì ông Trần Bắc Hà được đưa đi cấp cứu ở Bệnh Viện 105 từ trại giam quân đội ở Sóc Sơn. Việc đưa ông Trần Bắc Hà giam giữ và điều tra ở trại giam quân đội là dấu hỏi lớn. Phải chăng ông Trọng không tin vào sự điều tra của công an dù bộ máy công an đã bị ông Trọng phá sập 6 tổng cục và sắp xếp lại hoàn toàn mới.

Ngoài ra, báo Tuổi Trẻ loan tải rằng ông Trần Bắc Hà chết trước khi đến bệnh viện vì bị ung thư gan ở vào thời kỳ nguy kịch. Trước khi bị bắt, ông Hà bị ung thư gan và từng sang Singapore chữa trị. Đáng lẽ chính sách giam giữ và chăm sóc sức khỏe ông Hà phải có sự đặc biệt vì đây là một “tù nhân” quan trọng, phục vụ cho mục tiêu đánh sập đế chế của Nguyễn Tấn Dũng. Dư luận nói chung không tin vào nguyên nhân tử vong của ông Hà như báo chí nhà nước loan tải là chết vì bệnh gan.

Phải chăng sau hơn 6 tháng giam giữ và từ chối cung khai những điều liên quan đến Nguyễn Tấn Dũng, ông Trần Bắc Hà đã chọn cái chết để bảo vệ ông Dũng và phe nhóm ông Dũng, sau khi nghe tin ông Nguyễn Phú Trọng đột quỵ.

Nói cách khác, sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ đã hé mở một viễn cảnh là phe nhóm ông Dũng có thể quậy trở lại trong đại hội 13, nên Trần Bắc Hà chấp nhận cái chết không cung khai để “hy vọng” phe ông Dũng phục hoạt và cứu người con trai ông Hà là Trần Duy Tùng cũng đang bị truy tố và bắt giam vì liên quan đến vụ mua bán Tổng Công Ty Cổ Phần Cảng Quy Nhơn vào cuối tháng Ba, 2019.

Rõ ràng là cuộc chiến đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng đã có những diễn biến bất ngờ khó hiểu, kể từ ngày ông Trọng bị đột quỵ khi đến thăm Kiên Giang đột ngột vào ngày 14 tháng Tư, 2019. Trọng tính không bằng Trời tính là vậy!

Trung Điền

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.