Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị chuyển từ trại tạm giam tới bệnh viện tâm thần

Bà Nguyễn Thúy Hạnh trong một lần biểu tình trước Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội, Ảnh: FB Nguyen Thuy Hanh
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cơ quan an ninh điều tra kết luận nhà hoạt động nhân quyền người Hà Nội gặp vấn đề tâm thần nghiêm trọng và cần phải đi điều trị, đây là trường hợp mới nhất về việc một người bất đồng chính kiến với nhà nước Việt Nam bị đưa đi viện tâm thần chữa trị không thời hạn.

Hôm 6 tháng 5, ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, cho biết phía cơ quan công an thông báo đã đưa bà Hạnh đi chữa bệnh trầm cảm bắt buộc từ cuối tháng 4, sau khi tổ chức khám và giám định tâm thần cho nhà hoạt động nhân quyền này.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh – Nhà sáng lập và điều hành Quỹ 50k chuyên giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm, bị công an Hà Nội bắt tạm giam hồi năm ngoái với cáo buộc “phán tán tài liệu chống nhà nước.”

Trả lời phỏng vấn của đài Á châu Tự do ngay sau khi kết thúc buổi làm việc với cơ quan công an, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho biết thông tin cụ thể:

“Họ thông báo về quyết định tạm đình chỉ tạm giam đối với Nguyễn Thúy Hạnh và bắt buộc đi chữa bệnh tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương.”

Như chúng tôi đã đưa tin trước đây, bà Nguyễn Thuý Hạnh vốn đã mắc bệnh trầm cảm nặng và phải trải qua quá trình điều trị bệnh này từ trước khi bị bắt.

Tuy nhiên theo ông Huỳnh Ngọc Chênh thì trong buổi làm việc sáng hôm nay, đại diện phía công an đã nói rằng bệnh tình của bà Hạnh lúc trước khi bị bắt không đủ nghiêm trọng để được miễn trách nhiệm hình sự.

Và phải đến khi bị bắt tạm giam thì bệnh trầm cảm của nhà hoạt động này mới trở nặng, do vậy mới được đưa đi chữa bệnh.

Phía cơ quan an ninh điều tra cũng cho biết sau khi chữa trị xong thì bà Hạnh vẫn sẽ phải đối diện với việc bị truy tố. Nhưng thời gian chữa trị thì không được tiết lộ, ông Chênh nói:

Tôi có hỏi việc đó nhưng bên cơ quan điều tra họ cũng không biết luôn, họ nói đó là chuyện của khoa học, viện Pháp y mới trả lời được chứ họ chỉ biết là khi nào hết bệnh thì họ lại đưa về để truy tố ra toà. Họ đã có kết luận điều tra rồi, bây giờ chỉ chờ hết bệnh là xử thôi.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh vốn là một blogger được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới và Google trao giải thưởng Công dân mạng năm 2013 cũng bày tỏ lo lắng trên Facebook cá nhân, về việc bà Hạnh sẽ bị đưa đi chữa trị vô thời hạn như blogger Lê Anh Hùng của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA.

Ông Lê Anh Hùng bị bắt hồi tháng 7 năm 2018 vì bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” và đến tháng 4/2019 thì bị đưa vào Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 để điều trị mà đến giờ vẫn chưa được xét xử.

Đáng chú ý là trong quá trình “điều trị bắt buộc,” ông Hùng đã nhiều lần lén cho người nhà biết ông bị nhân viên y tế đánh đập và ngược đãi.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh từng là một người phụ nữ thành đạt trước khi dấn thân vào con đường hoạt động nhân quyền.

Hồi năm 2016, người phụ nữ sinh năm 1963 này đứng ra tranh cử trong kỳ Bầu cử Quốc hội với cương lĩnh tập trung vào việc bảo vệ chủ quyền và bảo vệ quyền phụ nữ, trong đó có lời hứa khi trúng cử sẻ đề nghị Quốc hội thống nhất và giao cho Chính phủ trình và ký Hồ sơ Kiện Trung Quốc ra toà án Quốc tế về việc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 1/1974.

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp Quốc hội Ukraine tại Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Andrii Nesterenko/ AFP via Getty Images

Cải tổ nội các Ukraine: Ba mục tiêu chính của Tổng thống Zelensky

Lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến tranh tháng 2/2022, Ukraine tiến thành cải tổ nội các quy mô lớn. Chính phủ mới do một phụ nữ điều hành và một nhà ngoại giao nữ được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ. Chủ đích chính của lần cải tổ nội các này là củng cố mối quan hệ với Mỹ, đồng minh và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv.

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp của Quốc hội Ukraine, Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Reuters/ Andrii Nesterenko

Chân dung tân nữ Thủ tướng Yulia Svyrydenko

Với hình ảnh một nhà kỹ trị năng động, tân Thủ tướng Yulia Svyrydenko đang được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho Ukraine.

Bà được đánh giá là người dễ làm việc cùng, không câu nệ thủ tục, luôn lắng nghe ý kiến từ những người có kinh nghiệm, hỗ trợ thế hệ trẻ và có khả năng xử lý nhân sự khéo léo, đồng thời am hiểu sâu sắc về truyền thông.

Ảnh minh họa: Nội lực quốc gia - Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Nội lực quốc gia – Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Trong một thế giới cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nội lực không chỉ là yếu tố tăng trưởng mà là điều kiện sống còn. Việt Nam phải nhanh chóng quyết định: Tiếp tục làm gia công giá rẻ hay bước lên nấc thang cao hơn bằng năng lực sản xuất, công nghệ và bản lĩnh quốc gia thực sự?