Nhà hoạt động Trương Văn Dũng hô “đả đảo Cộng sản” trong phiên phúc thẩm

Nhà hoạt động Trương Dũng không nhận mình là bị cáo, và không nhận mình có tội. Thậm chí, ông còn hô khẩu hiệu phản đối đảng Cộng sản trước tòa
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày 13 tháng 7, Tòa án Cấp cao Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm đối với nhà hoạt động dân chủ Trương Văn Dũng (người trước đó đã bị tòa sơ thẩm tuyên sáu năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước) và tuyên y án sơ thẩm.

Phiên tòa diễn ra từ 9:00 sáng và kết thúc lúc 1h30 chiều cùng ngày với sự tham dự của một người thân duy nhất của ông Dũng là bà Nghiêm Thị Hợp, vợ của ông Trương Văn Dũng. Phía luật sư bào chữa có hai người là các ông Lê Đình Việt và Nguyễn Tiến Nghĩa.

Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do sau khi phiên tòa kết thúc, bà Nghiêm Thị Hợp cho biết thông tin về phiên xét xử:

“Tòa phúc thẩm xử vẫn sáu năm như tòa sơ thẩm, không thêm, không bớt.”

Bà Hợp cho biết thêm rằng phía thẩm phán đã thẳng thừng yêu cầu luật sư “nói ít thôi”, và liên tục cho thấy thái độ không muốn tranh luận, không muốn lắng nghe ý kiến từ phía luật sư bào chữa.

“Luật sư nói đúng nhưng mà người ta lại cãi là luật sư nói sai, và luật sư còn phải hướng dẫn cho người ta điều luật này điều luật kia, và chỉ ra là người ta nói chưa đúng. Nhưng mà chủ tọa nói luật sư không được nói nhiều, nói ít thôi.”

Về phần ông Trương Văn Dũng, bà Hợp cho biết chồng mình phản đối phiên tòa từ đầu tới cuối, ông không nhận mình là bị cáo, và không nhận mình có tội. Thậm chí, ông Dũng còn hô khẩu hiệu phản đối đảng Cộng sản trước tòa.

“Anh Dũng cuối cùng hô ba lần đả đảo Cộng sản Việt Nam, hô ba lần như thế.”

Trước phản ứng của ông Trương Văn Dũng, phía tòa đã hai lần yêu cầu cảnh sát cưỡng chế và đưa nhà hoạt động này ra khỏi phòng xét xử. Và chỉ cho phép ông quay trở lại sau khi đã hoàn tất thủ tục tranh tụng.

Sự hời hợt của phiên tòa còn được bà Hợp mô tả qua chi tiết cái micro của vị thẩm phán, khi trong suốt quá trình xét xử, cả luật sư, bị cáo lẫn người thân đều không thể nghe rõ tiếng của vị chủ tọa. Do vậy, bà cho rằng phiên xét xử hôm nay chỉ mang hình thức thủ tục, mở ra chỉ cho có, chứ “không quan trọng gì cả”.

Bị bắt vào ngày 21 tháng 5 năm 2022, ông Trương Văn Dũng bị cáo buộc phạm tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Hầu hết các hoạt động được cho là “hành vi phạm tội” của ông Dũng đều liên quan đến các bài đăng trên mạng xã hội, và các phát biểu của ông trên báo chí.

Nhà hoạt động người Hà Nội này được biết đến thông qua các hoạt động xã hội, điển hình như phong trào biểu tình ôn hoà phản đối đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, phản đối việc chặt hàng ngàn cây cổ thụ ở trung tâm thành phố Hà Nội, phản đối nhà máy Formosa đã gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung năm 2016, phản đối vi phạm nhân quyền, và đòi tự do cho nhiều tù nhân lương tâm.

RFA cố gắng liên lạc với luật sư bào chữa để hỏi thêm thông tin liên quan, nhưng bất thành.

Trước phiên phúc thẩm nhà hoạt động Trương Văn Dũng một ngày, hai tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW – Human Rights Watch) và Ân xá Quốc tế (AI – Amnesty International) kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông này vì những việc làm ôn hòa của ông chỉ thực hiện quyền căn bản của công dân.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…