Nhìn lại trận chiến biên giới phía Bắc 1979

"Nhân dân sẽ không quên", biểu ngữ trong một cuộc biểu tình tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 năm 2016 tại Hà Nội. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày nầy đúng 43 năm về trước, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa 600 ngàn quân tổng tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.

Mời quí độc giả đọc lại bài viết dưới đây của tác giả Lý Thái Hùng.

BBT Web Việt Tân
***

Nếu như ông Lê Duẩn không đưa quân vào xứ Chùa Tháp, lật đổ chính quyền Pol Pot và đưa Heng Samrin và Hun Sen lên thay thế vào đầu năm 1979, thì liệu ông Đặng Tiểu Bình có đưa 600 ngàn quân tổng tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 hay không?

Nếu như sau khi kết thúc cuộc chiến vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, lãnh đạo CSVN tiếp tục chính sách đu dây giữa Liên Xô và Trung Cộng, và không có tham vọng khống chế hai đàn em Lào và Campuchia để thành lập Liên Bang Đông Dương, thì liệu Trung Cộng có lấy lý cớ “khiêu khích vũ trang và thù nghịch” tại các khu vực biên giới, để xâm lược Việt Nam vào năm 1979 hay không?

Lịch sử không có chữ nếu. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề nói trên người ta phải hiểu rằng cuộc chiến tranh biên giới xảy ra cách nay 40 năm, chỉ là hệ quả của những xung đột quyền lực giữa lãnh đạo CSVN và Trung Cộng vào lúc đó. Dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Hoa chỉ là nạn nhân của những tham vọng tranh giành quyền lực của hai tập đoàn lãnh đạo này mà thôi.

Thật vậy, nhìn lại bối cảnh lịch sử của CSVN và Trung Cộng trong giai đoạn từ 1975 đến 1980 người ta thấy rõ ý đồ tranh bá của lãnh đạo hai phía.

Về phía Trung Cộng, Đặng Tiểu Bình vừa mới củng cố được quyền lực của mình, sau nhiều năm bị đấu tố và mất hết chức vụ trong thời kỳ cách mạng văn hóa (1966-1976). Sau Hội nghị lần thứ 3 Trung ương đảng khóa XI vào cuối năm 1978, họ Đặng đã trở thành nhân vật có quyền lực lớn nhất ở trong đảng. Dù chỉ giữ bí thư quân ủy Trung ương, nhưng các chủ trương và tiếng nói của họ Đặng ảnh hưởng rất lớn lên các chính sách của Trung Cộng vào lúc đó. Chủ trương của Đặng là bắt tay với Mỹ để hiện đại hóa Trung Quốc và nuôi Khờ Me Đỏ để kiềm chân CSVN. Sau khi Liên Xô và CSVN ký hiệp ước hữu nghị, hợp tác và gia nhập vào Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) của các nước xã hội chủ nghĩa thì Trung Cộng cắt toàn bộ viện trợ cho CSVN từ năm 1978.

Cuối năm 1978, Liên Xô ký thỏa thuận với CSVN về việc xây dựng và khai thác căn cứ tại Cam Ranh trong 25 năm. Liên Xô lúc đó gọi CSVN là “tiền đồn đáng tin cậy của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á”, càng khiến cho họ Đặng tin rằng, CSVN đang cùng với Liên Xô đe dọa an ninh Trung Quốc. Khi CSVN bắt đầu đưa quân sang chiếm Campuchia, đuổi lực lượng Khờ Me Đỏ ra khỏi Nam Vang vào đầu năm 1979, đã như giọt nước tràn ly, khiến cho họ Đặng không còn có thể chịu đựng được nữa nên đã phát động cuộc chiến gọi là “trừng phạt” tiểu bá CSVN.

Về phía CSVN, “say men” chiến thắng miền Nam vào tháng 4 năm 1975, lãnh đạo CSVN đã ngạo mạn tự coi mình “đứng trên đỉnh cao trí tuệ của loài người”. Đường lối đối ngoại của CSVN vào lúc đó là “tăng cường mối quan hệ mật thiết với các nước XHCN anh em, thực hiện nghĩa vụ vô sản quốc tế, chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ.” Đường lối này cho thấy là CSVN không còn đu dây nữa mà ngả hẳn vào Liên Xô.

Dựa vào sự hậu thuẫn này, CSVN bắt đầu tiến hành tham vọng xây dựng Liên Bang Đông Dương bằng cách khống chế Lào và Campuchia. Điều trớ trêu là Khờ Me Đỏ đã được Bắc Kinh nuôi từ sau năm 1975, nên không những không quy phục mà còn khiêu khích CSVN bằng cách mở những cuộc tấn công ở biên giới phía Nam trong các năm 1977, 1978. Từ cuối năm 1978, CSVN đã tiến hành hai nỗ lực: 1) Thành lập Hội đồng cách mạng Campuchia do Heng Samrin và Hun Sen lãnh đạo để chuẩn bị tiếp thu Nam Vang khi Khờ Me Đỏ bỏ chạy; 2) Huy động một lực lượng hùng hậu tấn công lực lượng Khờ Me Đỏ ngay trên xứ Chùa Tháp.

Ngày 9/1/1979, lực lượng CSVN đã chiếm được thủ đô Nam Vang và đưa Heng Samrin xuất hiện với tư thế là chủ tịch hội đồng cách mạng. Ngày 18/1 Heng Samrin đã thay mặt hội đồng này ký một hiệp ước với CSVN, hợp thức hóa sự hiện diện của 180 ngàn quân đội CSVN do Tướng Lê Đức Anh chỉ huy trên đất Campuchia. Ngay sau đó, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một hội nghị của Ngoại trưởng ba nước Việt – Miên – Lào đã diễn ra tại Thủ đô Vạn Tượng để hình thành Liên Minh Hữu Nghị Ba Nước Việt – Miên – Lào.

Những diễn tiến lịch sử nói trên cho thấy, cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1979 là cuộc đọ sức giữa “tiểu bá” CSVN đang muốn hình thành Liên Minh Đông Dương, để bành trướng ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á và một bên là “đại bá” Trung Cộng đang bắt tay với Mỹ để bành trướng ảnh hưởng ra khu vực Á Châu sau những năm bị rối loạn nội bộ.

Những người lính được hối hả đưa lên biên giới phía Bắc... ai còn ai mất? Ảnh: RFA
Những người lính được hối hả đưa lên biên giới phía Bắc… ai còn ai mất? Ảnh: RFA

CSVN đã gọi cuộc chiến tranh này là cuộc chiến xâm lược và Trung Cộng là kẻ thù số một của Việt Nam vào lúc đó. Bắc Kinh thì biện minh rằng việc xâm nhập của họ vào khu vực phía Bắc Việt Nam là cuộc hành quân tự vệ (sic) được tiến hành bởi binh lính phòng vệ biên giới để dạy cho Việt Nam một bài học.

Sự mâu thuẫn trong cách gọi tên cuộc chiến đã bộc lộ rõ thêm ý đồ tranh bá của hai nhân vật Lê Duẩn và Đặng Tiểu Bình. Đó là nhằm thỏa mãn tham vọng quyền lực cá nhân hơn là vì quyền lợi tối thượng của đất nước và dân tộc Việt Nam hay Trung Hoa. Sau gần 10 năm xung đột từ cuộc chiến phi lý này (1979 – 1989), và trận tấn công biên giới đẫm máu được mệnh danh là “27 ngày địa ngục” khiến hàng trăm ngàn binh sĩ của cả hai phía bị hy sinh, cả CSVN và Trung Cộng đều phải tìm cách đối thoại, dẫn đến Hội Nghị Thành Đô vào tháng 9 năm 1990.

Nhưng điều thắc mắc của dư luận là sau nhiều năm cấm đề cập đến cuộc chiến biên giới và những sự tàn ác của quân xâm lược Trung Cộng từ sau Hội nghị Thành Đô nói trên, bỗng dưng năm nay, Ban Tuyên Giáo CSVN lại cho phép báo đài tập trung viết về cuộc chiến biên giới và tô đậm hình ảnh xâm lược của Trung Cộng qua cuộc chiến này.

Đây là ý đồ gian manh của phe nhóm Nguyễn Phú Trọng nhằm trút hết trách nhiệm cuộc chiến biên giới cho Đặng Tiểu Bình và nhóm lãnh đạo cũ, để cho thấy sự “không can dự” của phe nhóm Tập Cận Bình mà Nguyễn Phú Trọng đang dựa vào. Nói cách khác, việc cho báo chí kể tội xâm lược nhân 40 năm cuộc chiến biên giới là một âm mưu tuyên truyền vừa ra vẻ ta đây yêu nước và chống hành vi xâm lược của nhóm Đặng Tiểu Bình, vừa biện minh cho thái độ thân thiện của Trọng với Tập Cận Bình mà không bị mang tiếng là thân với kẻ thù.

Nhưng trò tiểu xảo này đã không qua mặt đàn anh Trung Cộng. Mới đây, Ban Tuyên Giáo CSVN đã phải cấp tốc ra chỉ thị mới yêu cầu các báo là khi đề cập đến cuộc chiến biên giới, không nêu đích danh Đặng Tiểu Bình và nhất là không dùng chữ xâm lược đối với Trung Cộng.

Tóm lại, khi nói về cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 mà không nói đến tham vọng tranh bá của Lê Duẩn và Đặng Tiểu Bình, trên bàn cờ Đông Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung, sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc là chưa đúng với bản chất của cuộc chiến này.

Những kiến thức lịch sử cũng giúp chúng ta soi sáng các hệ lụy và mưu mô bán nước của tập đoàn CSVN từ sau Hội nghị Thành Đô, để hiểu là tại sao chế độ chọn thế “bám Trung” thay vì “thoát Trung.” Những ký kết trong Hội nghị Thành Đô là gì khiến chế độ Hà Nội phải vướng mãi trong vòng Kim Cô của tập đoàn Bắc Kinh, dù đó là Đặng Tiểu Bình hay Tập Cận Bình?

16/02/2021

Lý Thái Hùng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.