Những dự án làm giàu của “tư bản đỏ”

Trụ sở báo Thanh Niên. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đầu năm 1986, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho ra đời tờ báo mang tên Tuần tin Thanh Niên, là tiền thân báo Thanh Niên ngày nay.

Sau 20 năm hoạt động trong đòn bẫy của kinh tế thị trường và nhờ vào tâm lý độc giả chán ngấy những tờ báo đảng xơ cứng, báo Thanh Niên ăn nên làm ra và năm 2006 Thanh Niên Media Corp ra đời. Chỉ với 10 tỷ đồng vốn ban đầu nay công ty này đã lên đến trên 400 tỷ đồng vốn, một con số đáng kể đối với một công ty có tầm cỡ trung bình.

Từ đó Thanh Niên Media Corp một mặt tiếp tục hoạt động ngành truyền thông, một mặt bắt đầu đẩy mạnh tham vọng kinh doanh đầu tư ra bên ngoài xã hội. Thanh Niên đã tổ chức các sự kiện Hoa Hậu Hoàn Vũ, Hoa Hậu Trái Đất, Duyên Dáng Việt Nam và các giải bóng tròn… thật đình đám nhằm quảng cáo làm ăn.

Tuy nhiên theo chân các công ty khác, Thanh Niên Media Corp không bỏ quên mảng kinh doanh bất động sản là loại hái ra tiền nhanh nhất, do đó làm giàu nhanh nhất. Nhưng đang nắm trong tay 3 chi nhánh, hàng chục công ty con và công ty liên kết, vì sao báo Thanh Niên muốn triệt thoái vốn trong Tập đoàn Thanh Niên Media Corp?

Tìm hiểu thông tin được đưa ra ngày 6/11/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ Diễn đàn Nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước, người ta được biết trong những năm 1990 Việt Nam có đến khoảng 12.000 loại công ty mang nhãn hiệu quốc doanh.

Nhưng do quản lý quá kém và vật vã trong lề thói làm ăn lời giả lỗ thật, đến năm 2005 chỉ còn lại 6.000 công ty loại này. Hơn phân nữa đã buộc phải thoái vốn qua hình thức cổ phần hoá, công tư hợp doanh hoặc khai phá sản. Thật ra đây cũng chỉ là hình thức trao tay tài sản nhà nước cho các sân sau của các lãnh đạo quyền lực tiếp tục hưởng lợi. Nhưng mọi sự chưa dừng lại ở đó.

Từ năm 2005 cho đến 2017 trên đà lụn bại, người ta ghi nhận Việt Nam chỉ còn lại chưa tới 800 công ty quốc doanh. Cũng theo con số mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số công ty 100% vốn nhà nước hiện nay chỉ còn 500 doanh nghiệp. Và các công ty này của 11 bộ và ngành kinh tế quan trọng nhất của đất nước vẫn được coi là chủ đạo của kinh tế quốc doanh. Tức là trong vòng chưa tới 10 năm, đã có hơn 5.000 công ty nhà nước nữa bị xoá sổ!

Cuối cùng thì dự kiến của Bộ, đến năm 2020 cả nước chỉ tồn tại vỏn vẹn hơn 100 công ty trong dự án “cơ cấu” lại kinh tế quốc doanh. Thế nhưng suốt trong thời gian hoạt động có vẻ rầm rộ của mình, quốc doanh trong vai trò “chủ đạo” đã đóng góp rất khiêm nhường cho phát triển kinh tế. Hoá ra quốc doanh nhường niềm tự hào ấy cho các công ty vốn nước ngoài (FDI) và cố gắng ngày đêm ăn vào số vốn do ngân sách nhà nước rót xuống hoặc vung tay vay từ nước ngoài.

Câu hỏi đặt ra là CSVN đã thu lợi được bao nhiêu từ 500 công ty quốc doanh bị bán ra này? Có điều đáng chú ý, hầu hết các công ty quốc doanh không có giá trị thương mại hay nếu có thì rất thấp, mà chính từ bất động sản, văn phòng, đất đai và các đầu tư gián tiếp bên ngoài mới thực sự đem lại nguồn lợi béo bở cho các đại gia đỏ. Vậy rõ ràng khi giải tư hay cổ phần hoá, người ta bỏ tiền ra mua chỉ vì giá trị bất động sản chứ không phải giá trị doanh nghiệp. Như thế nhà nước chẳng được lợi lộc gì nhiều mà chỉ ngậm ngùi ôm số nợ công do các ông lớn quốc doanh gây ra.

Trở lại trường hợp Thanh Niên Media Corp, khi tổ chức bán đấu giá gần 5 triệu cổ phần, tương đương 11,9%, là vốn còn lại của chính tờ báo và một số doanh nghiệp khác. Trong khi đó người giữ vai trò chính cũng là tổng biên tập trước đó của báo Thanh Niên lại nắm giữ đến 75% tỷ lệ sở hữu – tức trên 30 triệu cổ phần.

Vụ báo Thanh Niên đầu tư vào các dự án dang dở mà bây giờ phải thoái vốn và được tường trình cho thấy bên trong có cái gì đó không bình thường.

Điển hình như dự án đầu tư vào Khu du lịch sinh thái Vĩnh Hy (tỉnh Ninh Thuận) vốn dự kiến 600 tỷ được Thanh Niên Media Corp chào bán 30 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ của công ty lên trên 400 tỷ đồng. Theo kết quả được Thanh Niên Media Corp công bố chính Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Công Khế với 300 tỷ bỏ ra đã “ôm trọn gói” lô cổ phiếu nói trên và đương nhiên trở thành người chủ sở hữu lớn nhất tại công ty này. Điều đó cũng có nghĩa là báo Thanh Niên giờ đây chỉ còn chưa đến 12% trong khi ông Khế và gia đình mới là chủ nhân thật sự của Thanh Niên Media Corp.

Đây có thể nói là một vụ a tòng sang đoạt quyền lợi đối với kẻ nhẹ dạ mà sau khi nắm được hàng chục triệu Mỹ Kim trong tay, đã trở thành vấn đề khiến đương sự bị chất vấn mà không giải thích nổi. Đây cũng chính là con đường kinh doanh quanh co nhằm chiếm đoạt làm giàu nhanh chóng của tầng lớp đại gia đỏ mới nổi.

Qua sự kiện báo Thanh Niên thoái vốn, người ta dễ dàng nhìn thấy bộ mặt thật của cách làm ăn mánh mung và chia chác lẫn nhau để làm giàu của các đại gia đỏ thời kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vậy liệu ông Trọng còn dựng lò đốt củi đến bao giờ?

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.