Những Nan Đề Của Việt Nam Trong Tiến Trình Canh Tân và Hội Nhập

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dẫn Nhập

Năm 1986, đảng Cộng Sản Việt Nam đã áp dụng chính sách đổi mới. Lúc đó, chính sách đổi mới của đảng không nhằm mục tiêu phát triển để tạo sự phúc lợi cho người dân mà là để giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế một cách cùng cực sau mười năm “tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa”, đang đe dọa trực tiếp sự tồn tại của đảng. Chính sách này được đảng Cộng sản thực hiện trên hai hướng căn bản : Hướng thứ nhất là bỏ chính sách bao cấp, khuyến khích các xí nghiệp quốc doanh tự quản để gia tăng năng suất và cho nông dân khoán lại ruộng đất của mình đã bị xung vào hợp tác xã trước đây canh tác hầu giải quyết nạn thiếu đói. Hướng thứ hai là mở cửa vận động đầu tư và du lịch để tìm nguồn tài nguyên từ bên ngoài hầu có phương tiện duy trì sự tồn tại của chế độ. Nói một cách khác, chính sách đổi mới của đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra vào năm 1986, hoàn toàn là để giải quyết tình trạng nguy kịch của đảng trong cơn sốt tan rã của khối xã hội chủ nghĩa.

Sau mười năm áp dụng hai hướng cải tổ của chính sách đổi mới nói trên, xã hội Việt Nam đã có một số thay đổi căn bản. Nạn thiếu đói được giải quyết vì người dân đã được phép bung ra làm ăn buôn bán. Hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn, giúp người dân không còn cảnh phải xếp hàng để mua những gì có thể mua được qua sự ban phát của chế độ mà đã có thể chọn lựa mua theo nhu cầu. Ngoài ra, đảng Cộng sản cũng đã từng bước chấn chỉnh những lỗ hổng của nền kinh tế và du nhập phần nào lối làm ăn của kinh tế thị trường để giải quyết tình trạng tụt hậu và nhất là biết mở cửa làm ăn với bên ngoài hơn. Từ năm 1996, sau khi nối được bang giao với Hoa Kỳ, đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu nói đến chính sách đổi mới trong khuôn khổ phát triển và hội nhập. Quan niệm Phát Triển của đảng Cộng sản Việt Nam là đẩy mạnh nền công nghiệp hóa và hiện đại hóa, để tạo ra cái mà họ gọi là “tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp – những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội”. Cụ thể hơn, đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: “Nội dung cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng xuất lao động xã hội cao hơn”. Còn về Hội Nhập, đảng Cộng sản Việt Nam quan niệm rằng : “nó xuất phát từ mục tiêu kinh tế – xã hội trong quá trình phát triển, bao gồm sự chọn lựa chế độ xã hội, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập quốc tế thông qua quan hệ giữa các nước và quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Hai mối quan hệ đó có tác động qua lại và bổ xung cho nhau, đồng thời lại theo đuổi những mục đích khác nhau”.

Nhìn vào hai quan niệm Phát Triển và Hội Nhập của đảng Cộng sản Việt Nam nói trên, chúng ta thấy ngay những nan đề mà Hà Nội đã và đang gặp phải ; vì tư duy của họ vẫn còn trói vào việc củng cố uy quyền của đảng qua câu khẩu hiệu “định hướng xã hội chủ nghĩa” hơn là khơi dậy tiềm năng dân tộc để đất nước cất cánh. Dưới đây là những nan đề mà đảng Cộng sản Việt Nam đang đối diện.

Những Nan Đề Của Việt Nam Trong Lãnh Vực Phát Triển

Phát Triển hay Canh Tân một đất nước không chỉ đạt mục tiêu kinh tế – xã hội, tức không chỉ nhằm vào việc làm cho lợi tức kinh tế gia tăng, xã hội có nhiều hàng hóa để cho con người tiêu thụ. Những đo lường về mặt phát triển tính theo sự gia tăng Tổng Sản Lượng Quốc Gia (GDP) qua kế hoạch công nghiệp hóa mà nhiều quốc gia theo đuổi trong nửa thế kỷ qua, chỉ nói lên sự cải thiện đời sống người dân và làm cho cán cân mậu dịch gia tăng ; trong khi đó nhiều vấn đề về dân sinh và dân quyền hoàn toàn không cải thiện kịp với đà phát triển này. Trong sự phát triển và canh tân kiểu này, các nước thường có khuynh hướng dựa vào nguồn đầu tư từ bên ngoài, cùng với việc ký kết các thương ước song phương để nhờ sự hỗ trợ của các nước giàu có. Kết quả cho thấy là tuy lối phát triển này có tạo những bước nhảy vọt về tăng trưởng kinh tế như trường hợp Nam Hàn, Thái Lan, Trung Quốc như trong vài thập niên qua, nhưng cốt lõi của các vấn đề xã hội và nhất là các quyền căn bản của người dân đã không được phát triển theo đúng hướng tiến của thời đại.

Trường hợp Việt Nam, sau hơn một thập niên áp dụng chính sách canh tân, đảng Cộng sản có mang lại một số thay đổi trên đất nước như hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn ; đường xá, nhà cửa được xây dựng nhiều hơn, nhiều hãng xưởng ngoại quốc nhảy vào buôn bán đầu tư, tạo cho xã hội có một số sinh khí mới hơn xa thời kỳ bao cấp. Hà Nội cũng đã có một số nỗ lực trong việc quy chế hóa các luật lệ, các nguyên tắc vận hành trên những lãnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, xã hội… để từng bước tạo ra một xã hội pháp trị. Tuy nhiên, những nỗ lực nói trên của Hà Nội không phải do thiện chí của đảng mà là do những thúc ép của xã hội và của chính sách mở cửa, không làm không được. Hơn thế nữa, sự phát triển này bắt buộc phải giữ được quyền lực chính trị của đảng Cộng sản bằng mọi giá, nên nó đã không những không khai mở xã hội Việt Nam còn tạo ra những nan đề mới cho đất nước và con người Việt Nam. Những nan đề này là:

1- Sự Độc Tôn Quyền Lãnh Đạo Của Một Thiểu Số.

Như dưới mọi chế độ độc tài nào khác, thiểu số lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam không dám và kiên quyết không để cho dân chúng có quyền tự do chọn lựa những người lãnh đạo đất nước theo sự nhận thức của họ. Hà Nội nói đến nhu cầu “dân chủ hóa”, “xây dựng kỹ cương” và nhất là tốn rất nhiều giấy mực để nói đến việc cải cách hành chánh, chống tham ô nhũng lạm để tạo dựng một nhà nước “vì dân, do dân và của dân”. Nhưng trong thực tế thì các nhân vật lãnh đạo đều do một thiểu số chóp bu ở trong đảng họp kín với nhau rồi đưa ra lãnh đạo theo kiểu truyền ngôi lẫn nhau. Sự truyền ngôi lẫn nhau giữa một thiểu số lãnh đạo cao nhất, đã khiến cho đất nước ngày một thui chột nhân tài và nhất là tạo ra hiện tượng chảy máu chất xám. Bởi vì khi quyền lực nắm trong tay một thiểu số độc tài, họ không chú tâm vào việc canh tân và phát triển đất nước mà chỉ muốn duy trì sự ổn định chính trị, tức làm sao cho giới trí thức và người dân không chống đối, tuân phục theo quyền uy của nhóm thiểu số này.

Dưới thể chế độc tài, sự canh tân và phát triển không quan trọng bằng sự giữ chặt quyền lực trong tay một thiểu số; và nếu có phát triển thì cũng đi theo chiều hướng phục vụ cho nhu cầu bảo vệ quyền lực chứ không nhằm gia tăng phúc lợi và sự tự do của người dân. Kinh nghiệm phát triển tại những quốc gia độc tài Á Phi trong các thập niên 70 và 80 của thế kỷ 20 cho chúng ta những bài học này. Đó là những nước tuy có tiềm năng kinh tế cao, dân chúng có nhiều hàng hóa để tiêu xài nhưng không ai dám bày tỏ những ý kiến chống đối hay bất mãn với chế độ. Lâu dần người dân chỉ sống theo bản năng sinh tồn, làm ngơ trước mọi sự thay đổi của xã hội. Hậu quả là kinh tế tuy có phát triển nhưng tư duy của con người lại bị tụt hậu.

2- Tài Sản Đất Nước Rơi Vào Tay Một Số Gia Đình.

Khi quyền lực nắm trong tay một thiểu số trong bối cảnh mở cửa hội nhập, giới lãnh đạo thường có một đặc điểm chung là đa nghi. Họ sợ bất cứ những gì có thể mang đến những tai ương cho chính họ và gia đình. Vì thế mà họ chỉ chia chác quyền lực và quyền lợi trong vòng những người thân cận, để tạo thành một loại tài phiệt mới trong xã hội. Cho đến ngày hôm nay, sau gần 2 thập niên tung ra chính sách đổi mới, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cố bám vào chủ trương kinh tế quốc doanh mà ai cũng biết là nơi làm ăn thua lỗ nhưng vẫn được nhà nước chu cấp tài chánh. Đây chính là nơi chia chác quyền lợi giữa một số thân cận mà không bị làm khó dễ. Bởi vì khi thua lỗ, ngân sách nhà nước chu cấp và cứ như thế mà tiếp tục nuôi sống thân nhân, họ hàng và phe nhóm.

Việt Nam hiện nay tuy sống trong thế giới văn minh tin học, nhưng đầu óc giới lãnh đạo vẫn còn ứng xử như thời phong kiến. Nghĩa là họ vẫn còn hành xử kiểu gia trưởng. Tệ nạn này thường đi đôi với lối sống bao che đàn em để làm những điều xằng bậy đối với đất nước. Nghĩa là cán bộ thi đua bòn rút tối đa tài nguyên mà không hề bị khống chế. Họ còn đưa thân nhân bà con vào nắm giữ cơ quan kinh tài như tại một số quốc gia độc tài khác như Nam Dương, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Trung Quốc để củng cố thêm quyền lực chính trị của họ, nếu đến một lúc nào đó xã hội có những xoay chuyển bất ngờ.

3- Đất Nước Không Có Một Định Hướng Phát Triển.

Mặc dù đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra cho mình một mục tiêu phát triển rất dài dòng là “công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng một đất nước văn minh, tiến bộ”, nhưng thế nào là văn minh và tiến bộ thì hoàn toàn không có một định lượng và định hướng rõ ràng. Không thể nào canh tân một đất nước văn minh và tiến bộ mà lại cột chặt với định hướng xã hội chủ nghĩa, khi mà cả nhân loại đã nhìn thấy rõ là chủ nghĩa xã hội đã phá sản ngay tại nơi sản sinh ra nó. Duyệt lại các chính sách kể cả những phương hướng mà đảng Cộng sản Việt Nam đang tổ chức học tập về nhu cầu phát triển Việt Nam trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa, người ta không tìm thấy một hướng đi rõ ràng mà chỉ toàn những chính sách chấp vá với quan tâm duy nhất là làm sao đẩy mạnh công nghiệp hóa để tăng trưởng kinh tế. Thật ra, công nghiệp hóa có thể coi là một định hướng nhưng như trên đã nói, công nghiệp hóa chỉ là một dạng của phát triển kinh tế từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu; nhưng khi đạt trình độ công nghiệp hóa đất nước sẽ ra sao và con người Việt Nam như thế nào, hoàn toàn không có trong nhận thức rõ ràng mà chỉ là một sự suy đoán mù mờ theo cái nhìn ý thức hệ Mác -Lênin của giới lãnh đạo Hà Nội. Ngay cả việc họ đề cao chủ trương “dân giàu nước mạnh” trong tiến trình công nghiệp hóa, người ta cũng thấy sự mâu thuẫn một cách lạ đời là đảng cương quyết giữ quốc doanh làm chính và tìm cách khống chế, chèn ép không cho tư doanh phát triển với những luật lệ nhiêu khê. Dân không được tự do làm ăn, tư doanh không được khuyến khích thì làm sao dân có thể giàu. Còn nước làm sao mạnh khi mà hệ thống quốc doanh bị ruỗng nát vì nạn tham nhũng và cửa quyền của chế độ độc tài.

Tóm lại, ba vấn đề tiêu biểu được đề cập bên trên được coi là những vấn nạn cốt lõi của Việt Nam hiện nay. Muốn giải quyết ba nan đề này để tạo điều kiện canh tân, Việt Nam phải có một cơ chế chính trị dân chủ đích thực. Người dân phải thực sự làm chủ lá phiếu của mình để chọn lựa những người tài giỏi ra lãnh đạo. Kế đến Việt Nam phải gỡ bỏ ngay cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa” ngoại lai, mà quay trở về “truyền thống Hòa và Đồng” của dân tộc để khai dụng tiềm năng và trí tuệ của toàn thể dân tộc đóng góp cho phát triển và canh tân.


Những Nan Đề Của Việt Nam Trong Lãnh Vực Hội Nhập

Hội nhập là một tiến trình tất yếu mà mọi quốc gia phải thực hiện trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Cuộc cách mạng khoa học và tin học vào cuối thế kỷ 20 đã đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, kỹ thuật trong phạm vi toàn cầu, kéo theo sự xuất hiện một diễn đàn trao đổi kinh tế – tài chánh ảo trên mạng lưới Internet, đã làm cho mọi quốc gia phải có những suy nghĩ mới trước những biến chuyển mới đầy thách đố này. Nhưng điểm đáng nói là trong thế giới toàn cầu hóa này, các nước cộng sản với nhu cầu tiêu thụ bị dồn nén trong nhiều năm dài, và các nước thứ ba không còn bị khống chế bởi chủ nghĩa cộng sản, trở thành thị trường lớn và lao động rẻ đối với các nước tư bản đã phát triển. Các nước nghèo và chậm tiến phải cạnh tranh với nhau để bán hàng tiêu dùng không cần kỹ thuật sản xuất cao với giá rẻ cho các nước tư bản giàu. Cùng lúc, các nước chậm tiến lại phải cạnh tranh với nước giàu để sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm kỹ thuật cao. Rốt cuộc là những nước giàu sẽ dùng khả năng quyết định để mua những loại hàng nào với nước nào, để làm áp lực chiến lược hầu khai thác lao động rẻ ở những nước nghèo. Những áp lực này cũng là những phương tiện để các nước tư bản giàu có khống chế những nước chậm tiến qua sự mở mang những lãnh vực cục bộ, không vì nhu cầu kinh tế của nước nghèo mà chỉ phục vụ yêu cầu lợi nhuận của những công ty hay các nước lớn.

Trong viễn cảnh này, quan sát chính sách hội nhập của đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy là họ bước vào toàn cầu hóa với bản chất của một tên nô lệ. Cho đến nay, Cộng sản Việt Nam đã liên hệ ngoại giao với hơn 140 quốc gia và đã ký hiệp ước song phương với khoảng 72 quốc gia, tham gia vào làm thành viên khối ASEAN và APEC và thu hút 2400 dự án đầu tư từ nước ngoài với vốn đăng ký 36 tỷ Mỹ kim. Nếu chỉ xét trên con số này, quả thật Hà Nội đã có một bước tiến đáng kể trong vòng 10 năm qua về mặt hội nhập với thế giới bên ngoài; nhưng xét về mặt chính sách thực tế, Hà Nội vẫn còn đi theo mô thức tìm kẻ đỡ đầu từ năm 1930 cho đến nay : từ năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì dựa theo Trung Quốc và kể từ năm 2001 sau khi ký được Thương Ước với Mỹ thì bắt đầu dựa Hoa Kỳ về mặt kinh tế để tham gia WTO vào năm 2005.

Trong quá trình dựa dẫm này, Cộng Sản Việt Nam đã không những đánh mất sự tự chủ mà còn dâng hiến tài nguyên đất nước với những hiệp ước bất bình đẳng, tạo ra nhiều vấn nạn mới cho đất nước và dân tộc:

1- Sự Mất Tự Chủ Và Độc Lập Của Việt Nam.

Các nước chậm phát triển luôn ở vào thế yếu trong quan hệ kinh tế đối với các nước tư bản giàu có. Sự yếu kém này biểu hiện trên rất nhiều mặt từ việc ngửa tay nhận viện trợ, từ sự ưu đãi thuế quan của nước giàu để giúp cho nền kinh tế què quặt phát triển, từ những chính sách ưu đãi để vận động các nước lớn đầu tư. Mặc dù những nước chậm phát triển quy tụ lại với nhau để tạo thành một tập hợp hỗ tương lẫn nhau khi bị chèn ép ; nhưng trên căn bản quyền lợi, mỗi khi có vấn đề, đa phần những nước chậm phát triển phải tìm kiếm một nước lớn để làm chỗ dựa. Ngoài ra, như trên đã đề cập, do vấn đề buôn bán trao đổi, giữa những nước tư bản giàu có cũng như giữa những nước chậm phát triển thường nảy sinh những quan điểm khác biệt trong việc giải quyết các vấn đề chung của thế giới, tranh chấp với nhau về thương mại, đầu tư, luân chuyển vốn, dịch vụ, dẫn đến những cuộc chiến tranh lạnh về thương mại. Tuy nhiên, ngày hôm nay, các nước giàu có đã rút kinh nghiệm trong vấn đề đối xử với nhau, đặc biệt là đối với các nước chậm phát triển; nhưng bản chất lấn lướt thì vẫn còn nguyên. Tình trạng này sẽ không còn cảnh nước lớn mang quân đến chiếm đóng như ở thế kỷ 19 mà họ sẽ khống chế các nước nhỏ qua thủ đoạn dùng chính những thành phần tài phiệt mới nảy sinh trong quá trình hội nhập ở các nưóc chậm tiến để lũng đoạn quyền lực. Hậu quả là chủ quyền và sự độc lập quốc gia sẽ bị mất qua trung gian của một nhóm tài phiệt bản xứ đối tác với các công ty, các nước tư bản.

Nhìn vào tình hình Việt Nam, sớm muộn gì sự mất tự chủ của Việt Nam sẽ diễn ra vì bản chất nô lệ của đảng Cộng sản Việt Nam từ xưa đến nay. Sau khi Liên Xô tan rã, năm 1991, Hà Nội đã chạy sang khấu tấu Bắc Kinh và đã ký hai hiệp ước biên giới và vịnh Bắc Việt dâng một phần lãnh thổ để được bảo hộ. Ngày nay, Hà Nội đang cố gắng vận động tham gia WTO mà dự tính sẽ là năm 2005. Từ đây đến đó, Hà Nội sẽ ve vãn các quốc gia Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ để được giúp đỡ vì không thể tranh thủ Trung Quốc do quyền lợi bất đồng trong WTO. Với bản chất nô lệ và cầu cạnh các nước Tây phương như vậy, Cộng sản Việt Nam tuy ngoài miệng nói những điều dao to búa lớn đối với các quốc gia tư bản giàu có nhưng sẽ bị khuất phục để làm thân nô lệ như đối với Trung Quốc hiện nay.

2- Môi Trường Và Tài Nguyên Đất Nước Bị Khai Thác Bừa Bãi.

Vì không có định hướng trong phát triển và vì phải lệ thuộc vào sự đầu tư từ các nước tư bản giàu có bên ngoài, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ dễ dàng chấp nhận các loại dự án đầu tư khai thác tại Việt Nam, tạo ra những vấn nạn về môi trường và nhất là tài nguyên bị khai thác bừa bãi. Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy là chỉ trong vòng 10 năm, sau khi Cộng sản Việt Nam cho một số công ty ngoại quốc vào đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến công nghiệp đã tạo ra tình trạng ô nhiễm ở một số vùng, nhất là mạch nước ngầm của những vùng liên hệ trong kế hoạch xây dựng các khu công nghệ quanh vùng Sài Gòn bị ô nhiễm trầm trọng. Ngoài yếu tố môi trường và tài nguyên bị hủy hoại, tình trạng mở cửa hội nhập hiện nay tại Việt Nam cũng tạo nên một vấn nạn mới đó là người dân lao vào chủ nghĩa tiêu thụ. Thật vậy, bao nhiêu năm sống trong hoàn cảnh ngăn sông cấm chợ, nay được cho buôn bán nên hàng hóa tràn ngập thị trường với đủ mọi loại, làm cho người dân như bị choáng ngộp trong xã hội tiêu thụ. Tình hình này sẽ dẫn đến một nguy cơ khác là người dân sẽ chỉ chú đầu vào việc tiêu xài, không màn gì đến sản xuất và đất nước loay hoay trong nền kinh tế kiểu “ăn xổi ở thì”.

Kết Luận

Nếu phải liệt kê đầy đủ những nan đề của đất nước trong tiến trình canh tân và hội nhập hiện nay sẽ rất dài và không thể liệt kê hết. Lý do là Việt Nam hiện như con bệnh nan y ở vào thời kỳ cuối với những biến chứng khó lường. Vì thế, chúng ta sẽ chỉ liệt kê một số nan đề cốt lõi, căn nguyên dẫn đến nhiều biến chứng khác của xã hội. Trong các căn ngyên này, vấn đề độc quyền lãnh đạo của một thiểu số quyền lực trong đảng Cộng sản Việt Nam là then chốt nhất vì nó chính là sự cản trở to lớn hiện nay để đất nước vươn lên. Để giải quyết vấn nạn này, chúng ta phải có một lực lượng chính trị mới có khả năng đối trọng và thách đố quyền lực với thiểu số độc tôn lãnh đạo hiện nay, để giúp cho người dân có một sự chọn lựa khác hơn tình trạng thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời giúp người dân có một sự tin tưởng vào những con người lãnh đạo mới biết lo cho dân tộc khác với những gì mà tập đoàn Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải đang hủy hoại đất nước.

Đoàn Hùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.