Những Ô Nhục Trong Ngày 29 Tháng 4 Năm 2008 Tại Sài Gòn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 67.8 kb
Thanh niên Trung Quốc tự do lộng hành trên đường phố Sài Gòn.

Theo dõi cuộc rước đuốc Bắc Kinh vào tối ngày 29 tháng 4 năm 2008 vừa qua, không một người Việt Nam yêu nước nào mà không dâng lên một niềm phẫn nộ tột cùng khi nhìn thấy hình ảnh hàng ngàn thanh niên Trung Quốc mang cờ đỏ Bắc triều và hô các câu khẩu hiệu tiếng Tàu trên các đường phố Sài Gòn; trong khi thanh niên Việt Nam thì bị công an Cộng sản Việt Nam trấn áp, không cho tụ tập ở bất cứ đâu. Điều đáng nói là công an CSVN đã tung người canh gác và bảo vệ đoạn đường rước đuốc rất chặt chẽ, cấm đoán, hành hung người dân; nhưng lại để cho thanh niên Trung Quốc cầm cờ đỏ hô hoán, chạy lung tung khắp nơi như là một thách đố. Ngoài ra, ngay từ sáng sớm ngày 29 tháng 4, hàng trăm công an đã ngăn chận một đoàn biểu tình gần 200 người bao gồm thanh niên sinh viên, dân oan, gia đình của các ngư dân Thanh Hóa bị Trung Quốc bắn chết và các nhà dân chủ, tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội. Đoàn người biểu tình đã bị đàn áp rất thô bạo. Bất kể là đàn ông hay đàn bà, họ bị đánh đập, túm tóc, lôi xềnh xệch và ném lên xe công an như thú vật (theo tường trình của các nhân chứng tại hiện trường).

JPEG - 60 kb
Gia đình của các ngư dân Thanh Hóa bị Trung Quốc sát hại trước giờ biều tình chống rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh.

Trong khi đó tại Sài gòn, ngay từ tối 28 tháng 4, hàng ngàn công an và bộ đội đã được tung ra canh gác nghiêm ngặt tại một số khu phố, đặc biệt là khu vực có Tòa lãnh sự Trung Quốc. Sáng ngày hôm sau, 29 tháng 4, công an và mật vụ chìm đã đứng đầy cả ngã tư, công viên Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà. Đúng 2 giờ 30 chiều, công an đã ngăn chận và bắt giữ hàng loạt dân oan từ các tỉnh miền Nam như Tiền Giang, Long An, Cần Thơ về Sài Gòn biểu tình. Trong khi đó mật vụ đã theo dõi các tốp sinh viên và tìm cách đẩy sinh viên ra khỏi khu vực mà đoàn rước đuốc dự tính sẽ đi qua. Nói chung, đúng như chỉ thị của Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 17 tháng 4, công an và mật vụ CSVN đã ngăn chận các cuộc biểu tình chống Trung Quốc; nhưng lại để cho thanh niên Trung Quốc reo hò, la hét bằng tiếng Tàu trên các đường phố Sài Gòn. Cuộc rước đuốc Bắc Kinh tại Sài Gòn vào tối ngày 29 tháng 4, tuy không có những biểu hiệu chống đối trên đường phố vì bị phong tỏa, đàn áp dã man, nhưng nỗi uất hận của người dân Việt Nam đã trào dâng khắp nơi qua những mẩu chuyện trên đường phố, những bày tỏ tràn lan trên mạng Internet, qua các bloggers và trên các làn sóng phát thanh tự do…

JPEG - 64.8 kb
Công an hành hung sinh viên Nguyễn Tiến Nam.

Cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc làm hài lòng đàn anh Trung Quốc: suốt trong đoạn đường rước đuốc qua hơn 20 thành phố lớn trên thế giới, từ ngày 3 tháng 4 cho đến 29 tháng 4, chỉ có Sài Gòn là không có những cuộc biểu tình lớn và dữ dội như các nơi vì đã bị công an trấn áp một cách thô bạo để lập công. Hơn thế nữa, chỉ có Sài Gòn là thành phố duy nhất thực hiện cuộc rước đuốc vào ban đêm với âm mưu che dấu những cuộc biểu tình và những khẩu hiệu chống đối Bắc Kinh như tại các thành phố khác. Bắc Kinh và Hà Nội biết rất rõ Sài Gòn sẽ là điểm nóng vì biến cố Hoàng sa và Trường sa xảy ra trước đó mấy tháng. Hà Nội lo sợ dân chúng và sinh viên biểu tình chống đối sẽ làm mất mặt đàn anh, cho nên ngay từ hơn một tháng trước, hàng ngàn công an và mật vụ đã được tung ra để sách nhiễu, đe dọa những người đã từng đứng ra vận động và tổ chức các cuộc biểu tình vụ Hoàng sa – Trường sa, cũng như trấn áp những người trong nhóm Câu lạc bộ các nhà báo tự do, buộc họ phải rời khỏi Sài Gòn trong ngày diễn ra cuộc rước đuốc.

JPEG - 49.1 kb

Rõ ràng cuộc rước đuốc mà Cộng sản Việt Nam thực hiện hôm tối 29 tháng 4 với những cuộc bắt bớ, đánh đập, trù giập người dân đã đi ngược lại truyền thống nhân ái, hòa đồng của nhân loại tượng trưng qua ngọn đuốc Olympic. Đây chỉ là một đêm mà Hà Nội đã cố gắng vớt vát lại chút thể diện cho đàn anh phương Bắc rằng đã ’không có biểu tình’ tại trạm chót trước khi đuốc rước vào nội địa Trung Quốc. Đúng như Lý Bỉnh Hoa, Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Bắc Kinh 2008 đã ban cho Hà Nội một lời “ghi công” sau khi lễ rước đuốc kết thúc tại sân vận động quân khu 7: ”Cảm ơn các bạn đã đặt một dấu chấm trọn vẹn cho hành trình rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 ở nước ngoài”. Mặc dù không có biểu tình công khai nhưng hơn lúc nào hết, toàn dân Việt Nam đã nhìn thấy rõ bộ mặt phản dân bán nước của tập đoàn lãnh đạo Cộng sản Việt Nam mà bao nhiêu năm nay đã núp sau cái gọi là huyền thoại “đánh Pháp – chống Mỹ” để nắm giữ độc quyền cai trị. Cũng ngay đêm 29 tháng 4 vừa qua, tuổi trẻ Việt Nam – những người lớn lên sau cuộc chiến – đã thấy rõ câu trả lời về lý do vì sao mà đất nước đã kết thúc chiến tranh từ 33 năm qua sau thảm kịch 30 tháng 4, 1975, mà dân tộc vẫn chưa tìm thấy hạnh phúc. Nguyên do chỉ vì bản chất nô lệ và tham vọng quyền lực của nhóm lãnh đạo Cộng sản Việt Nam.

Có người nêu lên vấn đề rằng, người Việt cần phải tách bạch hai vấn đề rước đuốc Olympic với việc tranh chấp lãnh đảo để không gây ra những phản cảm tiêu cực. Nghĩa là đừng biểu tình chống cuộc rước đuốc mà hãy nên bày tỏ sự ủng hộ – tách rời việc tranh đấu đòi lại các phần đất đã bị mất trên một diễn đàn khác. Lập luận này hoàn toàn sai đối với bản chất của những chế độ cực quyền, đặc biệt là các chế độ Cộng sản. Mỗi một cuộc tổ chức dù dưới hình thức văn hóa, văn nghệ, thế thao hay chính trị, các chế độ Cộng sản đều đưa ra những mục tiêu chính trị cần phải đạt. Đó là tạo thanh thế cho đảng Cộng sản. Trong cuộc rước đuốc Olympic vòng quanh thế giới, Bắc Kinh đã vẽ hai bản đồ Hoàng sa và Trường sa nằm trong lãnh thổ của họ – một sự kiện chưa hề xảy ra trong quá khứ. Rõ ràng là Trung Quốc đã dùng cuộc rước đuốc Bắc Kinh 2008 để chính thức hóa chủ quyền của họ trên các quần đảo xâm chiếm đối với phía Việt Nam. Âm mưu của họ bị sinh viên Lê Minh Phiếu vạch mặt và cuối cùng họ đã phải bỏ bản đồ này một ngày trước khi đuốc Olympic đến Sài Gòn. Trong khi đó, Cộng sản Việt Nam cố gắng ngăn chận các cuộc biểu tình vì cũng có dụng mưu chính trị: ngoài việc làm hài lòng đàn anh Bắc Kinh để được hậu thuẫn quyền lực, họ muốn chứng tỏ khả năng trấn áp sự đối kháng của quần chúng. Do đó, chúng ta không thể nào tách bạch hai vấn đề rước đuốc và chủ quyền trước sự cấu kết hiện nay giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

Nói tóm lại, cuộc rước đuốc vào tối 29 tháng 4 vừa qua, Hà Nội đã chọn thế đứng phục vụ các quyền lợi của Trung Quốc, và sẵn sàng chà đạp lên quyền lợi cũng như nhân phẩm của dân tộc. Đây là điều ô nhục. Mỗi người trong chúng ta phải tự vấn điều này đề chọn lấy một thái độ tích cực hơn trong ngày tưởng niệm 33 năm Quốc Hận 30 tháng 4, hầu nhanh chóng chấm dứt tình trạng ô nhục này.

JPEG - 106.8 kb
Đảng CSVN triều cống Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Hoàng Sa và Trường Sa cho quan thầy Trung Quốc.

Trung Điền
April 30, 2008

****

Xin Ơn Trên Xót Thương Dân Tộc Việt Nam

(CNLS) 29.4.2008. Khi chính quyền tay sai CSVN đang tưng bừng rước ngọn lửa thiêng của thượng quốc diễu trên đất Sài Gòn, tại Quy Nhơn, người “nhạc sĩ bí mật nhất năm 2007” – Mặc Thiên đã lặng lẽ đốt nhang tưởng niệm những người lính đã chết trên chiến trường cho quê hương và cho tự do.

Khuya 29.4, anh đã gởi cho Chứng nhân Lịch sử bản ghi âm trọn vẹn ca khúc Khấn nguyện với lời nhắn gởi: “Xin hãy bền chí, vững lòng, quét sạch quân tham tàn khỏi quê hương Việt Nam”.

Download bài hát (4mb)

Lời bài hát KHẤN NGUYỆN
Tác giả: Mặc Thiên

Con xin cúi đầu lạy trời cao
Khấn nguyện cùng tổ tiên, xin cho đất mẹ bình yên
Thoát khỏi quân tham tàn đã đang tâm gieo rắt hận thù
Chia rẽ thâm tình quê hương buộc lòng người vượt trùng dương
Phơi thây giữa lòng biển khơi

Đau thương, uất nghẹn lòng hờn căm.
Nước Việt giặc tràn lan. Quân gian kết bè ngoại bang
Chúng chẳng thương dân mình tính toan vơ vét đến tận cùng
Đất nhà tiền của nhân dân, đổ mồ hôi nhọc công lao
Qua bao năm khốn khó nguy nan

Xin ơn trên xót thương dân tộc Việt Nam ban ân sống đời bình an
Không còn đói nghèo lầm than
Bắc Nam chung vai một lòng giữ non sông quê hương vẹn toàn
Nối lại giống nòi yêu thương
Ơn trời những bậc hiền nhân thoát cảnh ngục tù bạo quân
Xa nơi tối tăm nhục hình.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.