Những Thuyền Nhân Việt Nam Tại Phi Sau Cùng Đến Mỹ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 33 kb

Ngày 26 tháng 9 vừa qua một chuyến bay đặc biệt cất cánh từ phi trường quốc tế Akino (Manila) đã đáp xuống phi trường Los Angeles mang theo 229 thuyền nhân tị nạn Việt Nam.

Theo cơ quan Di Trú Quốc Tế (IOM), hiện nay có khoảng gần 2000 thuyền nhân tị nạn Việt Nam còn kẹt lại tại Philippines. Họ là những người tị nạn chưa được một nước thứ ba nào đó chấp nhận cho đi định cư mà cũng không bị trả về Việt Nam. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc cũng như chính phủ Phi đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi các quốc gia tiên tiến rộng tay đón nhận những người tị nạn này nên vào tháng 4 năm 2004, Hoa Kỳ đã quyết định tái phỏng vấn những thuyền nhân tị nạn còn kẹt lại tại Philippines và 229 thuyền nhân tị nạn Việt Nam đó là toán đầu tiên dược sang Mỹ định cư theo các đợt tái phỏng vấn sau cùng này. Cơ quan IOM còn cho biết thêm rằng ngoại trừ những thuyền nhân tị nạn Việt Nam đã có chồng hoặc vợ là người Phi thì tất cả những người còn lại (khoảng trên 1600 thuyền nhân tị nạn) sẽ được các phái đoàn của sở di trú Mỹ (INS) tái phỏng vấn với rất nhiều hy vọng sẽ được sang Hoa Kỳ định cư nội trong vòng sáu tháng tới.

Kể từ khi miền Nam Việt Nam bị lọt vào tay cộng sản, người dân Việt Nam đã tìm đường chạy trốn ra nước ngoài bằng đủ mọi phương tiện trong đó ghe, tàu được sử dụng nhiều nhất. Từ đó danh từ “Thuyền nhân tị nạn” được nhắc đến như là một thảm trạng của nhân loại. Lòng nhân đạo của thế giới cũng có giới hạn, trong khi đó làn sóng thuyền nhân tị nạn này vẫn kéo dài chưa hề dứt. Năm 1989, Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một hội nghị quốc tế về vấn đề Tị Nạn Đông Dương tại Geneve. Theo quyết định của hội nghị này thì kể từ đây những người tị nạn nào không bị đàn áp về chính trị thì gọi là người “Tị nạn kinh tế”, biện pháp được đưa ra là kêu gọi họ tự động hồi hương, nếu không sẽ bị trả về nước theo hình thức cưỡng chế. Sau hội nghị này các trại tị nạn tại Phi, Thái, Mã Lai, Singapore, Nam Dương và Hồng Kông lần lượt đóng cửa, và đến năm 1996 thì hoàn toàn không còn một trại tị nạn Đông Dương nào nữa dưới sự quản lý của Cao ủy tị nạn LHQ hoạt động.

Mặc dù các trại tị nạn tại Philippines đã đóng cửa nhưng Giáo hội Công Giáo Phi đã đứng ra can thiệp và bảo trợ để yêu cầu chính phủ không áp dụng chính sách cưỡng bách hồi hương và cho phép những thuyền nhân tị nạn Việt Nam được quyền lưu trú vô thời hạn tại Philippines. Chính phủ Phi đã chấp nhận lời yêu cầu đó một phần vì tiếng nói của Giáo hội Công Giáo Phi rất mạnh và một phần cũng vì không muốn dư luận thế giới lên án hành động cưỡng chế hồi hương một cách vô nhân đạo đó. Nhờ thế mà số phận các thuyền nhân Việt Nam tại Philippines mới có được cơ hội sang định cư tại Hoa Kỳ như ngày hôm nay, mặc dù trong số đó có rất nhiều người phải đợi chờ đến hơn 16 năm trời.

Nhiều thánh chức của Giáo hội Công giáo Phi đã thật sự vui mừng trước tin này và chúc phúc cho tất cả các thuyền nhân tị nạn Việt Nam tại Phi, các Ngài cũng đã có đôi lời nhắn nhủ với các thuyền nhân tị nạn Việt Nam tại Phi như sau: Không phải sang định cư tại Hoa Kỳ là mọi chuyện sẽ tốt đẹp, chắc chắn các bạn sẽ còn gặp nhiều thử thách khác trong cuộc sống mới tại Hoa Kỳ. Nếu nỗ lực thì không khó khăn nào mà không vượt qua được. Các bạn phải cố gắng vì đó là sự lựa chọn của chính các bạn và chúng tôi tin chắc là các bạn sẽ vượt qua mọi chuyện. Xin chúa ban lành cho các bạn Thuyền Nhân Tị Nạn Việt Nam.

Chính quyền cộng sản Việt Nam không có tư cách lên tiếng liên quan đến vấn đề này, nhưng một số quan chức cao cấp của chính quyền Hà Nội đã có những lời phát biểu như sau: Bây giờ mà sang Mỹ định cư làm gì, quá trễ, chỉ chuốc lấy mọi sự khó khăn. Tốt nhất là nên trở về nước làm lại cuộc đời. Tuy nhiên các thuyền nhân Việt Nam tại Phi đã phản bác lại và tuyên bố rằng: Thà chết còn hơn phải trở về sống dưới chế độ cộng sản độc tài tại Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…